Những đặc trưng chủ yếu của mơ hình tố tụng hình sự tranh tụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mô hình tố tụng hình sự việt nam và vấn đề áp dụng tố tụng tranh tụng luận án TS luật 62 38 40 (Trang 45 - 48)

e. Về các chức năng tố tụng

2.2.1.1. Những đặc trưng chủ yếu của mơ hình tố tụng hình sự tranh tụng

2.2.1.1. Những đặc trưng chủ yếu của mơ hình tố tụng hình sự tranh tụng tranh tụng

* Về lịch sử ra đời, phát triển và tính chất của mơ hình TTHS tranh tụng, mơ hình TTHS tranh tụng là loại hình TTHS xuất hiện đầu tiên. Mơ

hình này ban đầu xuất hiện và áp dụng ở Hy Lạp cổ đại, sau đó được đưa vào La Mã với tên gọi "thủ tục hỏi đáp liên tục".

Ban đầu, người ta quan niệm rằng tội phạm là một phạm trù cá nhân, là cái thay thế cho sự trả thù cá nhân, do đó Nhà nước khơng can thiệp. Quyền khởi kiện trước hết thuộc về người bị hại, sau đó mở rộng ra đến những người thân thích của người bị hại [74]. Cũng chính từ quan điểm lợi ích cá nhân mà mơ hình TTHS tranh tụng coi việc nhận tội của nghi can là lý do để chấm dứt quá trình giải quyết vụ án. Việc cho phép đàm phán nhận tội (plea bargaining) được xem là ví dụ minh họa điển hình [31].

Tố tụng tranh tụng được coi là việc giải quyết tranh chấp giữa các bên, vì vậy, mơ hình TTHS hoạt động theo nguyên tắc "khơng có tố cáo thì khơng

có xét xử". Mọi tội phạm đều do cá nhân người bị hại hoặc những người có

liên quan đến vụ án đưa ra trước Tòa để Tòa phán xử. Thủ tục xét xử tại phiên tịa diễn ra theo hình thức "hỏi đáp liên tục", các bên tranh chấp xử sự theo kiểu tranh cãi nên quá trình xét xử được diễn ra theo kiểu đối tụng hay còn gọi là tố tụng tranh tụng.

Khi xã hội phát triển cao hơn, đồng thời nhận thức của người dân được nâng cao lên một trình độ nhất định thì hành vi phạm tội được nhìn nhận khơng chỉ ảnh hưởng đến từng cá nhân mà còn được coi là ảnh hưởng đến cả cộng đồng xã hội. Do đó, Nhà nước có quyền và có trách nhiệm đứng ra để xử lý tội phạm, trừng trị kẻ phạm tội, chức năng khởi động tố tụng, buộc tội dần chuyển sang Nhà nước.

như các mơ hình TTHS khác, mơ hình TTHS tranh tụng đặt mục tiêu tìm đến sự thật của vụ án. Tuy nhiên, cách thức mà mơ hình TTHS này lựa chọn để tìm đến sự thật khách quan là tạo ra và bảo đảm quy trình, thủ tục tố tụng thực sự cơng bằng để các bên đi tìm sự thật theo cách của mình trong suốt quá

trình giải quyết vụ án. Công bằng ở đây là bảo đảm cho các bên tranh tụng có các điều kiện, cơ hội, quyền và nghĩa vụ bình đẳng như nhau trong việc chứng minh cho quan điểm của mình. "Cơng bằng" vừa được coi là cách thức, vừa được coi là u cầu mà mơ hình TTHS sử dụng để đạt được mục đích tìm ra sự thật vụ án. Cũng chính từ cách thức đạt đến mục tiêu của TTHS như trên mà khoa học pháp lý đã đưa ra các khái niệm để mô tả về kết quả của hai mơ hình TTHS thẩm vấn và tranh tụng đó là "tội thực tế" và "tội pháp lý", "sự thật khách quan" và "sự thật hình thức" [74, tr. 128].

* Sự hiện diện của các chức năng cơ bản trong TTHS và việc xác định địa vị pháp lý của các chủ thể trong thực hiện các chức năng cơ bản, mơ hình

TTHS tranh tụng ý thức rõ rệt về sự tồn tại các chức năng cơ bản của TTHS: buộc tội, bào chữa và xét xử. Ba chức năng này được phân định rạch ròi và mỗi chủ thể chỉ thực hiện một trong ba chức năng tố tụng cơ bản này. Việc phân vai các chủ thể gắn chặt với sự tồn tại và vận hành các chức năng cơ bản của TTHS, do đó, trong TTHS chia thành chủ thể buộc tội, chủ thể bào chữa và chủ thể xét xử. Chủ thể buộc tội gồm cơ quan công tố, CQĐT, bên bị hại. Chủ thể bào chữa gồm người bị tình nghi phạm tội, bị can, bị cáo và người bào chữa của họ. Chủ thể xét xử là Tòa án (thẩm phán, bồi thẩm đoàn). Chứng minh tội phạm là trách nhiệm của bên buộc tội. Bên bào chữa được tạo tối đa các điều kiện để thực hiện tốt chức năng bào chữa, chứng minh sự vô tội, giảm tội hoặc giảm hình phạt. Suốt quá trình tố tụng, bên buộc tội và bên bào chữa được xác định là các bên có quyền bình đẳng như nhau trong việc sử dụng tất cả các nguồn lực và phương tiện pháp luật cho phép để thực hiện chức năng tố tụng của mình. Cả hai bên đều tiến hành các hoạt động thu thập chứng cứ, phỏng vấn nhân chứng và tự lập hồ sơ hình sự riêng để phục vụ mục đích của mình. Như vậy, trách nhiệm chứng minh trong mơ hình TTHS tranh tụng được chia sẻ cho

tất cả các bên tranh tụng; thẩm phán và bồi thẩm đồn chỉ có trách nhiệm chứng minh cho phán quyết của mình: vì sao lại chấp nhận chứng cứ của bên buộc tội mà không chấp nhận chứng cứ của bên bào chữa và ngược lại. Ngoài chức năng xét xử, Tịa án khơng đảm nhiệm thêm bất kỳ chức năng tố tụng nào khác. Thẩm phán trong mơ hình TTHS tranh tụng được ví như trọng tài, người nắm giữ các luật lệ và bảo đảm cho cuộc đấu giữa hai bên được diễn ra một cách công bằng, đúng luật [110, tr. 51-52].

Xuất phát từ đặc điểm của hoạt động đối tụng diễn ra khốc liệt, công bằng, nhất là tại phiên tòa, do vậy, thủ tục tố tụng tại phiên tòa được quy định rất chặt chẽ, trong khi đó, pháp luật về thủ tục điều tra lại được quy định khá lỏng lẻo, ngoại trừ các quy định liên quan đến bảo vệ quyền con người. Ở Hoa Kỳ, khơng có đạo luật nào quy định về cách thức điều tra viên liên bang tiến hành điều tra vụ án. Bộ quy tắc TTHS liên bang được ban hành chỉ áp dụng đối với thủ tục tố tụng tại phiên tịa, khơng áp dụng đối với hoạt động điều tra [65].

* Chứng cứ và sự tồn tại của hồ sơ vụ án hình sự, mơ hình TTHS tranh

tụng có các quy định rất phức tạp và chặt chẽ về các chứng cứ được đưa ra sử dụng tại phiên tịa, trong đó khơng cho phép sử dụng những chứng cứ gián tiếp (chứng cứ nghe nói lại), chứng cứ nhằm đánh vào tình cảm của bồi thẩm đồn… Tố tụng tranh tụng được thực hiện bằng lời nói, một cách cơng khai tại phiên tịa. Các bên sử dụng việc kiểm tra chéo để khẳng định hoặc bác bỏ lời khai của nhân chứng. Tòa án chỉ căn cứ vào các chứng cứ được đưa ra tranh luận tại phiên tịa để ra phán quyết mà khơng cần biết đến các chứng cứ diễn ra trước phiên tịa. Do hồn tồn được thực hiện bằng lời nói nên mọi chứng cứ viết, kể cả biên bản của cảnh sát tư pháp cũng không được công nhận là chứng cứ [28].

Sở dĩ mơ hình TTHS tranh tụng có các quy định chặt chẽ về chứng cứ như vậy bởi lẽ người có thẩm quyền quyết định bị cáo có tội hoặc khơng có tội là bồi thẩm đồn - là những người khơng có kiến thức pháp luật, khơng có nghiệp vụ xét xử; trong khi đó, cơng tố viên và luật sư bào chữa là những người chun nghiệp ln tìm cách chi phối, tác động bồi thẩm đồn. Các quy định chặt chẽ về chứng cứ sẽ giúp cho bồi thẩm đồn có những chứng cứ sạch

để phán quyết chính xác về hành vi của bị cáo [31].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mô hình tố tụng hình sự việt nam và vấn đề áp dụng tố tụng tranh tụng luận án TS luật 62 38 40 (Trang 45 - 48)