Những ưu thế và hạn chế của mơ hình tố tụng hình sự tranh tụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mô hình tố tụng hình sự việt nam và vấn đề áp dụng tố tụng tranh tụng luận án TS luật 62 38 40 (Trang 48 - 50)

e. Về các chức năng tố tụng

2.2.1.2. Những ưu thế và hạn chế của mơ hình tố tụng hình sự tranh tụng

được sử dụng như trong mơ hình TTHS thẩm vấn. Trong giai đoạn tiền xét xử, bên buộc tội và bên bào chữa đều có quyền lập hồ sơ gồm các chứng cứ, tài liệu mỗi bên thu thập được. Bộ hồ sơ này chỉ phục vụ mục đích của từng bên trong tố tụng. Khi ra phiên tòa xét xử, các chứng cứ trong hồ sơ chưa có giá trị chứng minh, chỉ có những chứng cứ được trình bày và thẩm tra tại phiên tịa dưới hình thức bằng lời nói mới được sử dụng làm chứng cứ để xác định hành vi cấu thành tội phạm hay không cấu thành tội phạm [115].

2.2.1.2. Những ưu thế và hạn chế của mơ hình tố tụng hình sự tranh tụng tranh tụng

a) Những ưu thế của mơ hình tố tụng hình sự tranh tụng

Thứ nhất, mơ hình TTHS tranh tụng đáp ứng yêu cầu bảo đảm sự công

bằng, dân chủ trong hoạt động TTHS. Ở giai đoạn tiền xét xử, các bên tranh tụng có quyền bình đẳng như nhau trong việc điều tra, thu thập chứng cứ. Ở giai đoạn xét xử, chứng cứ của các bên đều phải được thẩm tra tại phiên tịa mới có giá trị chứng minh và quy trình thẩm tra chứng cứ được tiến hành cơng bằng, dân chủ. Như vậy, từ góc độ tố tụng, các bên tranh tụng đều có quyền tác động như nhau tới phiên tịa xét xử. Tịa án có trách nhiệm bảo đảm cho tiến trình tố tụng được tiến hành dân chủ, đúng luật, đóng vai trị trung gian như một trọng tài để ra phán quyết khách quan, công bằng đối với vụ án.

Thứ hai, với sự cơng bằng của quy trình tố tụng, mơ hình TTHS tranh

tụng thể hiện ở mức độ cao hơn sự tôn trọng các quyền cơ bản của con người. Việc đề cao và tuân thủ tuyệt đối nguyên tắc suy đốn vơ tội đã đặt ra u cầu với các cơ quan tố tụng phải luôn tôn trọng các quyền con người, quyền cơng dân trong suốt q trình giải quyết vụ án, phải đối xử với người bị buộc tội như với người vô tội, tạo mọi điều kiện để người bị buộc tội chứng minh sự vơ tội của mình.

Thứ ba, sự cơng bằng còn đem lại những tác động tích cực tới chất

nên Tịa án có thêm một nguồn thơng tin để khám phá sự thật khách quan của vụ án. Tịa án trong mơ hình TTHS tranh tụng được tiếp cận cả nguồn chứng cứ phong phú của cả bên buộc tội và bên bào chữa. Sự va đập của hai luồng chứng cứ này giúp ích cho q trình tìm đến sự thật khách quan của vụ án.

Thứ tư, cơ chế vận hành của mơ hình TTHS tranh tụng đã hạn chế đến

mức tối đa các trường hợp kết án oan người vô tội [13]. Bằng việc quy định bắt buộc có sự tham gia của luật sư trong suốt quá trình giải quyết vụ án, đề cao và bảo đảm quyền bào chữa của bên bị buộc tội, bảo đảm quy trình tố tụng cơng bằng và nguyên tắc phán quyết của Tòa án chỉ dựa vào kết quả tranh tụng dân chủ tại phiên tòa đã cho phép hạn chế tối đa các trường hợp làm oan trong TTHS.

Thứ năm, mơ hình TTHS tranh tụng một mặt là biểu hiện của nền văn

hóa pháp lý cao ở quốc gia, đồng thời là động lực thúc đẩy văn hóa pháp lý phát triển. Với cơ chế tố tụng đòi hỏi các bên tham gia tranh tụng phải có sự hiểu biết sâu sắc pháp luật mới mong dành phần thắng cho mình và quá trình này kéo dài hàng trăm năm đã góp phần hình thành và thúc đẩy ý thức pháp luật và nền văn hóa pháp lý ở quốc gia áp dụng mơ hình TTHS này [13].

b) Những hạn chế của mơ hình tố tụng hình sự tranh tụng

Thứ nhất, khả năng bỏ lọt tội phạm cao so với mơ hình TTHS thẩm vấn.

Với việc áp dụng cơ chế tố tụng mà trong đó người có nhiệm vụ xét xử tham gia tố tụng một cách thụ động, bồi thẩm đoàn thơng thường là người khơng có kiến thức pháp luật song lại được giao thẩm quyền phán quyết bị cáo có tội hay khơng có tội; cả bên cơng tố và bên bào chữa đều khơng có nghĩa vụ đi tìm sự thật khách quan của vụ án mà chỉ tập trung thực hiện chức năng tố tụng của mình. Cả hai bên tranh tụng sẽ chỉ sử dụng những chứng cứ có lợi cho việc thực hiện chức năng tố tụng của mình, do vậy nhiệm vụ phát hiện tội phạm hay tìm đến sự thật khách quan của vụ án đều có nguy cơ bị ảnh hưởng. Lẽ đương nhiên, bồi thẩm đồn sẽ chỉ nghiêng về phía có sức thuyết phục hơn theo nhận thức của họ [31].

Thứ hai, do quan niệm tố tụng chỉ chính thức bắt đầu ở phiên tịa sơ

thẩm nên trọng tâm của tồn bộ tiến trình tố tụng dường như tập trung ở phiên tòa sơ thẩm với sự tham gia của bồi thẩm đồn vì vậy thủ tục tố tụng tại phiên

tòa thường rất tốn kém về thời gian và chi phí. Đồng thời, do sử dụng triệt để phương pháp đối tụng, các bên buộc tội và bào chữa không bị hạn chế trong việc triệu tập nhân chứng, đưa ra các chứng cứ, lập luận dẫn tới thời gian cho một phiên tịa trong mơ hình TTHS tranh tụng thường kéo dài gấp hai, thậm chí gấp ba lần so với phiên tịa trong mơ hình TTHS thẩm vấn. Trong lịch sử, người ta đã chứng kiến Tịa án hình sự quốc tế từng giải quyết một vụ án mà phải nghe tới 600 nhân chứng do các bên triệu tập tới phiên tòa và thời gian xét xử phải tính bằng tháng, bằng năm [45].

Thứ ba, việc q đề cao lợi ích cá nhân làm cho mơ hình TTHS tranh

tụng khơng phản ánh được hết tầm quan trọng của việc bảo vệ lợi ích cơng cộng trong các vụ án hình sự. Chính điều này dẫn đến thực tiễn giải quyết vụ án hình sự ở một số nước áp dụng mơ hình TTHS tranh tụng đã có thời kỳ báo động về tình trạng lạm dụng thái quá việc áp dụng hình thức mặc cả nhận tội [111].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mô hình tố tụng hình sự việt nam và vấn đề áp dụng tố tụng tranh tụng luận án TS luật 62 38 40 (Trang 48 - 50)