2.1. Những quy định về việc xác định hành vi trợ cấp hàng hóa nhập khẩu
2.1.1.2. Các hình thức trợ cấp hàng hóa nhập khẩu
Tại Điều 3 của Pháp lệnh chống trợ cấp 2004 đã quy định khá rõ các hình thức trợ cấp, có thể xem đây là 1 sự giải thích bổ sung cho thuật ngữ “hỗ trợ tài chính” đƣợc nêu trong khái niệm tại Điều 2. Theo đó,các hành vi trợ cấp hàng hóa nhập khẩu đƣợc xác định bao gồm:
(i) Chính phủ hoặc cơ quan của Chính phủ chuyển vốn cho tổ chức, cá nhân dƣới hình thức cấp vốn, chuyển giao cổ phần, cho vay với lãi suất ƣu đãi hoặc bảo lãnh để đƣợc vay với lãi suất thấp hơn khi không có bảo lãnh này.
(ii) Chính phủ hoặc cơ quan của Chính phủ bỏ qua hoặc không thu những khoản thu mà tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ phải nộp.
(iii) Chính phủ hoặc cơ quan của Chính phủ cung cấp hàng hoá, dịch vụ không phải là cơ sở hạ tầng chung hoặc mua hàng hóa, dịch vụ vào với giá cao và bán ra cho tổ chức, cá nhân với giá thấp hơn giá thị trƣờng.
(iv) Chính phủ hoặc cơ quan của Chính phủ đóng góp tiền vào một cơ chế tài trợ, giao hoặc lệnh cho một tổ chức tƣ nhân thực thi một hay nhiều hình thức quy định tại các khoản (i), (ii) và (iii) nêu trên.
Nhƣ vậy, cách phân chia các hình thức trợ cấp của pháp luật Việt Nam cũng tƣơng tự với quy định về hình thức trợ cấp của WTO tại Điều 1 SCM.
Ngoài ra, Điều 3 của Pháp lệnh về chống trợ cấp 2004 cũng đã thể hiện sự linh hoạt của các nhà lập pháp Việt Nam khi quy định trợ cấp có thể đƣợc xác định một cách hợp lý và công bằng theo thông lệ quốc tế trong trƣờng hợp nó không thỏa mãn các dấu hiệu pháp lý đƣợc định danh theo quy định của pháp luật Việt Nam. Đây là sự dự liệu của các nhà lập pháp Việt Nam nhằm hỗ trợ cho việc xác định hình thức trợ cấp mới phát sinh mà pháp luật chƣa đề cập đến. Đồng thời nó cũng mở ra cơ hội áp dụng pháp luật, tập quán và tiền lệ liên quan đến các vụ kiện chống trợ cấp trong thƣơng mại quốc tế cho các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam khi áp dụng trợ cấp.
Một điểm khác biệt lớn của pháp luật chống trợ cấp của Việt Nam so với pháp luật WTO là không phân loại các hình thức trợ cấp theo cấp độ “bóp méo thƣơng mại”. Các hình thức trợ cấp đƣợc quy định tại Điều 3 Pháp lệnh 2004 thực chất là các dấu hiệu pháp lý dùng để nhận diện sự hỗ trợ tài chính của Chính phủ nƣớc xuất khẩu. Nhƣ vậy, trong trƣờng hợp có một trong các dấu hiệu pháp lý này đều có thể đƣợc coi là trợ cấp và có thể dẫn đến hành động đối kháng từ Chính phủ Việt Nam không tùy thuộc đó là loại hình trợ cấp nào nhƣ “đèn xanh”, “đèn vàng”, “đèn đỏ” theo cách tiếp cận của WTO. Trong khái niệm trợ cấp và các hình thức trợ cấp theo Pháp lệnh chống trợ cấp 2004, cũng không nêu rõ liệu có trợ cấp gián tiếp hay không. Điều này khiến nhiều ngƣời băn khoăn vì loại trợ cấp gián tiếp thƣờng đƣợc sử dụng và chiếm tỷ lệ cao trong tổng trợ cấp của nhà nƣớc.
Theo quy định của Pháp lệnh về chống trợ cấp 2004, hỗ trợ tài chính phải do chính phủ hoặc cơ quan thuộc chính phủ thực hiện mới đƣợc coi là trợ cấp. Coi chính phủ là chủ đề trợ cấp, điều này phù hợp với các quy định với luật pháp quốc tế. Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật Việt Nam, cơ quan của chính phủ chỉ bao gồm bộ và cơ quan ngang bộ, không bao gồm chính
quyền địa phƣơng. Nhƣ vậy, đối tƣợng trợ cấp không bao gồm chính quyền địa phƣơng, quy định nhƣ thế có thể bỏ qua những trƣờng hợp hàng nhập khẩu đƣợc trợ cấp gây thiệt hại cho ngành sản xuất trong nƣớc do chính quyền địa phƣơng thực hiện. Theo quy định của SCM, thì chỉ cần xác định đó là khoản trợ giúp đƣợc tiến hành bởi chính phủ hoặc bất kỳ một cơ quan công cộng nào trên lãnh thổ của nƣớc thành viên là đã thỏa mãn dấu hiệu chủ thể trợ cấp rồi. Nhƣ vậy, phạm vi điều tra chống trợ cấp theo pháp lệnh 2004 xét về mặt chủ thể, có phẩn hẹp hơn so với quy định của SCM.