1.4. Cơ sở xác định sự cần thiết của việc áp dụng pháp luật chống trợ cấp
1.4.1. Dƣới góc độ kinh tế
Chống trợ cấp hàng hóa nhập khẩu chính là một trong những công cụ phòng vệ hữu hiệu cho hàng hóa nội địa trong môi trƣờng thƣơng mại tự do. Quá trình toàn cầu hoá kinh tế với sự ra đời của nhiều tổ chức kinh tế quốc tế và hình thành nên nhiều vùng thị trƣờng khu vực và quốc tế rộng lớn thông qua việc xoá bỏ các rào cản thuế quan và phi thuế quan. Tiến trình cắt giảm thuế quan và xóa bỏ các hàng rào phi thuế quan trong các cam kết thƣơng mại quốc tế, các rào cản từ chi phí vận chuyển ngày càng bị xóa mờ; sự phát triển của thông tin liên lạc đã làm cho sự cạnh tranh giữa sản phẩm nội địa và sản phẩm nhập khẩu, giữa các sản phẩm nhập khẩu với nhau ngày càng gay gắt. Cạnh tranh quốc tế đƣợc xem nhƣ động lực quan trọng cho sự phát triển của các dòng thƣơng mại. Tuy nhiên, cạnh tranh sẽ chỉ trở thành động lực phát triển khi các nguyên lý vận hành của thƣơng mại tự do đƣợc Nhà nƣớc và doanh nghiệp của các quốc gia tôn trọng. Nhà nƣớc không chỉ giảm thiểu đến mức thấp nhất sự can thiệp vào các dòng thƣơng mại mà còn không đƣợc dùng các biện pháp kinh tế nhƣ tài trợ bất chính để làm méo mó tƣơng quan cạnh tranh trên thị trƣờng quốc tế.
Khi môi trƣờng cạnh tranh đƣợc hình thành và sự can thiệp của nhà nƣớc giảm đi, tất yếu sẽ xuất hiện khuynh hƣớng lạm dụng tự do để cạnh tranh không lành mạnh hoặc hạn chế cạnh tranh. Sự thúc giục của lợi nhuận, của nhu cầu bành trƣớng thị phần và bằng khả năng sáng tạo, các doanh nghiệp luôn có xu hƣớng thực hiện những hành vi cạnh tranh bất chính nhằm loại bỏ đối thủ hoặc chiếm đoạt thị phần.
Hiện nay, nhiều quốc gia trên thế giới đã sử dụng các biện pháp chống trợ cấp nhƣ là một công cụ hữu hiệu để bảo hộ cho ngành sản xuất nội địa của nƣớc mình. Các nƣớc phát triển, với thị trƣờng hàng hoá lớn là những nƣớc áp dụng biện pháp thuế chống trợ cấp nhiều nhất, để bảo vệ cho ngành công nghiệp sản xuất nội địa trƣớc sức cạnh tranh ngày càng lớn và gay gắt của hàng hoá nhập khẩu trong bối cảnh tự do hoá thƣơng mại. Mỹ là một trong quốc gia điển hình trong việc áp dụng luật thuế này để bảo vệ các Doanh nghiệp trong nƣớc và ngƣời lao động.Dù chƣa từng áp dụng tại Việt Nam, song từ kinh nghiệm của các nƣớc cho thấy việc áp dụng pháp luật chống trợ cấp có tác dụng duy trì trật tự cạnh tranh trên thị trƣờng tự do, bảo vệ ngành sản xuất trong nƣớc trƣớc khả năng gây thiệt hại của hàng hóa nhập khẩu.
Thực tiễn cũng cho thấy, xu hƣớng sử dụng thuế chống trợ cấp đang lan toả sang các nƣớc đang phát triển. Việc Việt Nam ngày càng chủ động tích cực tham gia sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, đặc biệt sự kiện trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thƣơng mại Thế giới (WTO) mang lại nhiều cơ hội nhƣng cũng tạo ra nhiều thách thức cho nền kinh tế đang phát triển ở trình độ thấp nhƣ Việt Nam. Từ đây, các hàng rào thuế quan và phi thuế quan truyền thống dần đƣợc cắt giảm đáng kể hoặc bị dỡ bỏ khiến cho hàng hoá các nƣớc tiếp cận thị trƣờng Việt Nam dễ dàng hơn và do đó sẽ gây sức ép cạnh tranh gay gắt với hàng hóa cùng loại hoặc tƣơng tự trong nƣớc.
kém, chi phí kinh doanh cao, chất lƣợng và hiệu quả còn thấp Mặc dù chúng ta đã có đội ngũ các doanh nghiệp đông đảo, song quy mô và mức đầu tƣ không lớn, hơn 90% là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Điều này cho thấy thị trƣờng Việt Nam đang trong tình trạng phân tán nguồn vốn đầu tƣ, khả năng đầu tƣ vào phát triển khoa học kỹ thuật, đầu tƣ mở rộng thị trƣờng ra nƣớc ngoài… bị hạn chế. Sức cạnh tranh yếu sẽ là bất lợi lớn trong các cuộc ganh đua trên thị trƣờng chung và nếu không đƣợc khắc phục thì doanh nghiệp Việt Nam khó có thể tận dụng triệt để những cơ hội mà toàn cầu hóa đem lại cho phát triển kinh tế. Sẽ là thiệt thòi cho các doanh nghiệp nếu nhƣ các biện pháp chống trợ cấp không đƣợc quan tâm và áp dụng một cách thích đáng để chống lại hành vi đƣợc coi là “bóp méo thƣơng mại” của hàng hoá nƣớc ngoài. Để bảo vệ các ngành sản xuất trong nƣớc, việc tìm hiểu và vận dụng các biện pháp tự vệ nói chung trong WTO và biện pháp thuế chống trợ cấp nói riêng là một điều hết sức cần thiết, đặc biệt trong bối cảnh trợ cấp ở các nƣớc ngày càng tăng, đa dạng và tinh vi nhƣ hiện nay gây ra sự cạnh tranh không lành mạnh và không công bằng cho hàng hoá trong nƣớc. Duy trì biện pháp chống trợ cấp ở Việt Nam một mặt sẽ giúp các doanh nghiệp trong nƣớc yên tâm sản xuất kinh doanh khi bên cạnh họ có thêm một công cụ bảo vệ hữu hiệu, mặt khác cũng nâng cao vị thế của Việt Nam trên trƣờng quốc tế.
Thực tế, thuế chống trợ cấp cũng là công cụ bảo vệ trong thƣơng mại đƣợc hình thành sớm nhất. Thuế chống trợ cấp đã xuất hiện trên thế giới từ những năm 1890, trƣớc cả thuế chống bán phá giá (năm 1904) và các biện pháp tự vệ. Điều này cho thấy các biện pháp chống trợ cấp là một công cụ rất cần thiết trong thƣơng mại quốc tế và cũng đƣợc các nƣớc công nhận. Các biện pháp chống trợ cấp đặc biệt cần thiết trong các bối cảnh sau:
- Nền kinh tế hội nhập càng sâu càng cần các biện pháp chống trợ cấp: Khi nền kinh tế hội nhập sâu cũng có nghĩa là sản xuất trong nƣớc “nhạy
cảm” hơn với các biến động trên thị trƣờng quốc tế trong đó có trợ cấp của nƣớc ngoài. Chính vì vậy, khi nền kinh tế hội nhập sâu cũng là lúc cần các công cụ chính sách để đảm bảo sân chơi bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc.
- Biện pháp chống trợ cấp cần thiết khi các hàng rào bảo hộ truyền thống mất đi: Khi các công cụ bảo hộ truyền thống đƣợc giảm dần thì nhu cầu đối với các công cụ thay thế cũng tăng lên. Biện pháp chống trợ cấp chính là một công cụ giúp doanh nghiệp trong nƣớc yên tâm hơn khi nhà nƣớc cắt giảm và loại bỏ các công cụ bảo hộ truyền thống nhƣ các biện pháp hạn chế định lƣợng, thuế nhập khẩu… Thực tế trong hoạt động của WTO, các nƣớc đều công nhận các biện pháp chống trợ cấp và các công cụ bảo vệ trong thƣơng mại chính là một hình thức “bôi trơn” giúp đàm phán thƣơng mại tiến xa hơn. Chính vì vậy, mặc dù chỉ có một số ít nƣớc thực tế áp dụng các biện pháp chống trợ cấp nhƣng hầu hết các nƣớc đó đều xây dựng khung pháp lý để có thể áp dụng biện pháp chống trợ cấp.
- Biện pháp chống trợ cấp cần thiết trong bối cảnh chƣa có các quy định quốc tế loại trừ triệt để các công cụ trợ cấp bóp méo thƣơng mại. Trợ cấp chính là chủ đề gây nhiều tranh cãi, tranh chấp trong thƣơng mại quốc tế và là đối tƣợng đàm phán gay go tại vòng đàm phán mới của WTO (Chƣơng trình Nghị sự Doha vì sự phát triển). Trong bối cảnh các nƣớc vẫn áp dụng các hình thức trợ cấp một cách khá lan tràn nhƣ vậy, các biện pháp chống trợ cấp luôn là công cụ cần thiết, kể cả trong trƣờng hợp một nƣớc không có nhu cầu áp dụng nhiều để làm công cụ răn đe và tạo lợi thế trong đàm phán thƣơng mại quốc tế.
Nhƣ vậy, nhu cầu áp dụng các biện pháp chống trợ cấp là đòi hỏi khách quan của quá trình toàn cầu hóa, là xu thế chung của các nƣớc và cũng là nhu
cầu thực tế của Việt Nam để bảo vệ ngành sản xuất trong nƣớc. Việc bảo vệ ngành sản xuất trong nƣớc không chỉ là duy trì thị phần trên thị trƣờng trong nƣớc mà còn tạo môi trƣờng lành mạnh, an toàn để các doanh nghiệp nội địa phát triển thành các ngành có lợi thế so sánh khi tham gia thị trƣờng chung.