Tình hình áp dụng pháp luật chống trợ cấp Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số vấn đề pháp lý về chống trợ cấp đối với hàng hóa nhập khẩu vào việt nam 07 (Trang 95 - 101)

Pháp luật về chống trợ cấp là chế định mới trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Trƣớc năm 2004, thời điểm ra đời của Pháp lệnh về chống trợ cấp hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam, hệ thống pháp luật Việt Nam không có bất kỳ một tiền lệ hay một quy định nào điều chỉnh cụ thể và chuyên biệt về vấn đề này. Cho đến cuối năm 2004, cũng đã có những nghi ngờ đơn lẻ về việc trợ cấp của một số loại hàng hoá nƣớc ngoài bán với giá rất rẻ gây ra nhiều thiệt hại cho ngành sản xuất trong nƣớc. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khách quan và chủ quan (ví dụ mức độ nghiêm trọng của các hiện tƣợng, năng lực triển khai của các cơ quan liên quan…), vấn đề này đã không đƣợc điều chỉnh cụ thể bởi các chế định chuyên biệt mà chủ yếu vẫn sử dụng chung các quy định thuộc các chế định khác.

Quá trình xây dựng chế định chống trợ cấp hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam bắt đầu từ những năm 2002-2003, trong giai đoạn Việt Nam đang thực hiện những nỗ lực nƣớc rút để gia nhập WTO. Chế định chống trợ cấp đƣợc hình thành một mặt là trong khuôn khổ những nỗ lực chung để hoàn thiện pháp luật cho phù hợp với WTO nhƣng mặt khác, quan trọng hơn, là nhu cầu nội tại trong nƣớc nhằm tạo ra một công cụ pháp lý hiệu quả để bảo vệ ngành sản xuất nội địa Việt Nam trƣớc sự thâm nhập của hàng hoá nƣớc ngoài, một sự thâm nhập đƣợc dự báo là mạnh mẽ khi Việt Nam gia nhập WTO. Nói một cách khác, việc xây dựng chế định về chống trợ cấp không phải là đòi hỏi bắt

buộc của WTO mà chủ yếu là nhu cầu tự thân của Việt Nam (trong việc chuẩn bị một công cụ cần thiết, hợp pháp để phản ứng kịp thời với những tác động không mong muốn của việc mở cửa thị trƣờng, kết quả của việc gia nhập WTO). Cần nhấn mạnh là WTO không đòi hỏi các thành viên phải ban hành quy định về những vấn đề này mà chỉ yêu cầu các quy định này, nếu có, phải đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc trong các Hiệp định liên quan của WTO.

Theo đúng nguyên tắc áp dụng giữa các nhóm quy định trong WTO (chủ yếu là giữa các hiệp định chung của tổ chức này với các cam kết gia nhập cụ thể), Việt Nam khẳng định sẽ không áp dụng các biện pháp tự vệ, chống bán phá giá và chống trợ cấp cho đến khi các văn bản (pháp luật về chống bán phá giá, chống trợ cấp) phù hợp với các điều khoản của các hiệp định đã đƣợc công khai và đã có hiệu lực của WTOvà cam kết đảm bảo các văn bản (về chống bán phá giá và chống trợ cấp) phù hợp hoàn toàn với các quy định liên quan của WTO [tr 95,1].

Tuy nhiên, Việt Nam không có bất kì thoả thuận nào với các nƣớc thành viên WTO và các nƣớc khác về vấn đề kiện chống trợ cấp của Việt Nam với hàng hoá nhập khẩu (dƣới dạng Hiệp định, Điều ƣớc quốc tế hay bất kì dạng thoả thuận song phƣơng hay đa phƣơng nào khác).

Vì vậy, nghĩa vụ của Việt Nam trong lĩnh vực này thuần tuý là việc ban hành các quy định (nếu muốn) và triển khai các vụ điều tra và áp dụng biện pháp chống trợ cấp trên thực tiễn theo đúng các quy định tại Hiệp định trợ cấp và các biện pháp đối kháng.

Mặc dù vậy, việc triển khai nghĩa vụ này trên thực tế không phải là đơn giản vì các nguyên nhân sau:

(i) Các quy định của WTO về chống trợ cấp mặc dù khá dài và đƣợc đánh giá là chi tiết hơn nhiều so với những vấn đề khác (ví dụ biện pháp tự

vệ) nhƣng về cơ bản vẫn là những quy định mang tính “khung” – chƣa thể đi quá sâu vào các chi tiết kỹ thuật vốn rất nhiều và phức tạp của các vụ việc. Một mặt, các quy định khung này đƣợc xem là tạo điều kiện cho những “sáng tạo” hay “quyền tự quyết định” của từng nƣớc thành viên khi triển khai, mặt khác, chúng lại là những điểm gây tranh cãi về cách giải thích và vận dụng.

Với một nƣớc mới gia nhập nhƣ Việt Nam, với kinh nghiệm pháp lý còn hạn chế, việc vận dụng sao cho linh hoạt các quy định này để vừa đảm bảo tốt nhất quyền lợi của Việt Nam, vừa tránh đƣợc việc bị các nƣớc thành viên khác kiện ra WTO là không dễ dàng.

(ii) Chống trợ cấp là công cụ cần thiết đối với Việt Nam nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của ngành sản xuất trong nƣớc trƣớc những hành vi cạnh tranh không lành mạnh thông qua việc bán hàng hoá đƣợc trợ cấp vào Việt Nam gây thiệt hại,đặc biệt khi Việt Nam mở cửa thị trƣờng theo các cam kết thuế quan trong khuôn khổ WTO.

Tuy nhiên, Việt Nam chƣa có kinh nghiệm thực tế về chế định pháp lý rất kỹ thuật và phức tạp này, do đó, việc triển khai sao cho đúng với các nguyên tắc WTO vẫn là thách thức không nhỏ. Điều này đúng không chỉ với các cơ quan thực thi mà còn đúng cả với các ngành sản xuất trong nƣớc vốn là đối tƣợng sử dụng và hƣởng lợi chủ yếu khi thực hiện các công cụ này.

Một điểm cần lƣu ý là Đoạn 255 Báo cáo của Ban công tác về việc Việt Nam gia nhập WTO đề cập tới quyền của các nƣớc thành viên WTO khác trong việc sử dụng biện pháp tính toán đặc biệt (“không dựa trên sự so sánh chặt chẽ với giá cả và chi phí ở Việt Nam” - thực chất là đƣợc phép sử dụng các trị giá thay thế lấy từ số liệu của một nƣớc thứ 3 để tính toán thay vì lấy số liệu của Việt Nam). Các quyền này của các nƣớc đƣợc sử dụng không phụ thuộc vào Việt Nam có những quy định pháp luật gì bác bỏ hay từ chối cam kết này. Vì

vậy, việc rà soát các văn bản pháp luật Việt Nam để đối chiếu với cam kết này là không có ý nghĩa.

Quy định duy nhất trong đoạn này thuộc quyền (nhấn mạnh là quyền chứ không phải nghĩa vụ) của Việt Nam là “một khi Việt Nam khẳng định được rằng nền kinh tế nước mình là kinh tế thị trường chiểu theo luật quốc gia của nước nhập khẩu là thành viên WTO, các quy định tải tiểu mục a3 với điều kiện luật quốc gia của nước thành viên đó có quy định các tiêu chí về kinh tế thị trường tại thời điểm gia nhập” (đoạn cuối cũng có quy định tương tự nhưng áp dụng với ngành cụ thể). Cho đến nay Việt Nam đã đạt đƣợc thoả thuận thừa nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trƣờng trong các điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp với một số nƣớc nhƣ: Các nƣớc ASEAN, Nam Phi, Hàn Quốc, Nga, Ucraina. Chƣa có thoả thuận nào về việc công nhận một ngành cụ thể của Việt Nam tồn tại và hoạt động theo cơ chế kinh tế thị trƣờng.

Tính đến thời điểm hiện nay, chế định về chống trợ cấp của Việt Nam bao gồm những văn bản pháp luật sau đây:

(i) Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2005;

(ii) Pháp lệnh về việc chống trợ cấp hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam 2004; (iii) Nghị định số 89/2005/NĐ-CP hƣớng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh chống trợ cấp hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam;

(iv) Nghị định số 149/2005/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2005;

(v) Nghị định số 04/2006/NĐ-CP về việc thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Hội đồng xử lý vụ việc chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ;

(vi) Nghị định số 06/2006/NĐ-CP về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục quản lý cạnh tranh;

(vii) Nghị định số 19/2006/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Thƣơng mại về xuất xứ hàng hóa;

(viii) Thông tƣ số 106/2005/TT-BTC của Bộ Tài chính hƣớng dẫn thu, nộp, hoàn trả thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp và các khoản bảo đảm thanh toán thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp.

Về hình thức, so với các chế định pháp luật khác, chế định về chống trợ cấp đối với hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam là tƣơng đối tập trung (về cấu trúc), ít (về số lƣợng văn bản) và do đó khá minh bạch. Tuy nhiên, điểm hạn chế sẽ là với số lƣợng không nhiều các văn bản và dung lƣợng của các văn bản cũng không quá lớn, trong khi vấn đề cần điều chỉnh lại bao gồm rất nhiều các chi tiết nhỏ, phức tạp, ảnh hƣởng lớn đến các lợi ích của các chủ thể liên quan nên việc thực thi trên thực tế có thể khó khăn.

Nhìn từ góc độ nội dung, các nhóm văn bản này chủ yếu điều chỉnh các vấn đề:

(i) Điều kiện điều tra và áp thuế chống trợ cấp;

(ii) Thủ tục, trình tự điều tra, cơ quan có thẩm quyền trong việc điều tra và quyết định áp dụng biện pháp chống trợ cấp;

(iii) Quy trình thực thi các biện pháp chống trợ cấp.

Về cơ bản, hầu hết các quy định này dừng lại ở các quy định “khung”, điều chỉnh những vấn đề thuộc về nguyên tắc mà chƣa đi sâu vào những vấn đề mang tính chất chi tiết, kỹ thuật liên quan.

Cách quy định nhƣ vậy cho phép cơ quan thực thi có khoảng không gian nhất định để linh hoạt xử lý các trƣờng hợp cụ thể. Ngoài ra, khi chƣa có kinh

nghiệm thực tế, cách quy định nhƣ vậy tránh đƣợc tình trạng quy định duy ý chí, không hiện thực, không khả thi. Tuy nhiên, cũng có những ý kiến cho rằng đối với một chế định có mối liên hệ mật thiết và tác động trực tiếp đến lợi ích kinh tế của các bên liên quan, các quy định khung, thiếu cụ thể có thể sẽ gây phản ứng nghịch, bất lợi cho cơ quan thực thi (xuất phát từ sự phản đối của các đối tƣợng chủ thể áp dụng liên quan).

Tất cả các quy định của pháp luật Việt Nam chống trợ cấp hiện hành đều tuân thủ đúng các quy định tại Hiệp định về trợ cấp và biện pháp đối kháng của WTO (không có quy định trái hoặc mâu thuẫn). Trong đó:

(i) Một số quy định cụ thể hóa các quy định lựa chọn của WTO (và do đó hoàn toàn phù hợp với WTO), ví dụ nhƣ quy định về 01 điều kiện bổ sung cho các điều kiện áp dụng biện pháp chống trợ cấp – điều kiện về lợi ích công cộng (“Việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá/chống trợ cấp không được gây thiệt hại đến lợi ích kinh tế - xã hội trong nước” – Khoản 4 Điều 5 Pháp lệnh chống trợ cấp 2004);

(ii) Một số quy định chưa đạt được độ chi tiết như quy định tương ứng của WTO. Điều này không có nghĩa là pháp luật Việt Nam không tuân thủ WTO bởi WTO không bắt buộc các nƣớc phải xây dựng một hệ thống pháp luật chuyên biệt và đầy đủ về chống trợ cấp mà chỉ đòi hỏi các thành viên nếu có quy định trong pháp luật nội địa thì phải đảm bảo rằng các quy định đó tuân thủ quy định của WTO.Một số ví dụ về các quy định không chi tiết bằng quy định tƣơng ứng của WTO:

(1) Quy định về nội dung cụ thể của phƣơng pháp xác định thiệt hại do việc nhập khẩu hàng hóa đƣợc trợ cấp gây ra cho ngành sản xuất nội địa (thiếu quy định về việc xác định thiệt hại của ngành sản xuất vùng, về nghĩa vụ bắt buộc phải xem xét các yếu tố khác cùng gây ra thiệt hại ngoài việc

hàng nhập khẩu đƣợc trợ cấp…theo Điều 3 Hiệp định chống trợ cấp và Điều 15 Hiệp định chống trợ cấp);

(2) Quy định về biện pháp cam kết (thiếu quy định về điều kiện khách quan để áp dụng biện pháp này theo Khoản 2Điều 18 Hiệp định chống trợ cấp)

Nhƣ vậy, không có quy định nào của pháp luật thực định của Việt Nam trái hay mâu thuẫn với quy định của WTO về cùng vấn đề. Vì vậy, về mặt nguyên tắc, Việt Nam không có bất kỳ nghĩa vụ nào trong việc điều chỉnh, sửa đổi các văn bản hiện hành về chống bán phá giá và chống trợ cấp để tuân thủ cam kết WTO.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số vấn đề pháp lý về chống trợ cấp đối với hàng hóa nhập khẩu vào việt nam 07 (Trang 95 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)