hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam
Việc hoàn thiện pháp luật về chống trợ cấp hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam cần hƣớng đến các giải pháp cụ thể sau đây:
Thứ nhất, ban hành Luật chống trợ cấp hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam trên cơ sở Pháp lệnh về chống trợ cấp hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam hiện hành.
Với thực trạng thi hành pháp luật về chống trợ cấp hiện nay, việc nâng cấp” Pháp lệnh về chống trợ cấp hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam” thành “hành Luật chống trợ cấp hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam” sẽ mang lại những lợi ích sau:
(i) Việc này giúp nâng cao ý thức pháp luật của các đối tƣợng liên quan đến việc chống trợ cấp hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam (ví dụ nhƣ cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền, các nhà sản xuất trong nƣớc, Chính phủ nƣớc ngoài và các nhà sản xuất, xuất khẩu hàng hóa của nƣớc ngoài) bởi sự nhìn nhận của các đối tƣợng này đối với các quy định đƣợc coi là “luật” luôn luôn tôn trọng hơn các quy định đƣợc coi là “pháp lệnh”. Từ đó hiểu biết của các đội tƣợng này về pháp luật chống trợ cấp hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam cũng đƣợc nâng cao và hệ quả theo đó là hiệu quả của pháp luật chống trợ cấp cũng đƣợc nâng cao.
(ii) Việc này làm gia tăng giá trị pháp lý của các quy định pháp luật về chống trợ cấp hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam. Khi giá trị pháp lý của các quy định pháp luật về chống trợ cấp đƣợc tăng lên thì trong một số trƣờng hợp nhất định mà có các quy định pháp luật khác có nội dung mâu thuẫn thì các quy định về chống trợ cấp sẽ đƣợc ƣu tiên áp dụng vì chúng có giá trị pháp lý cao hơn. Rõ ràng là việc này sẽ nâng cao hiệu quả của pháp luật về chống trợ cấp.
Thứ hai, sửa đổi các quy định về xác định tính riêng biệt của trợ cấp hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam.
So với quy định của WTO thì khi xác định tính riêng biệt của trợ cấp, pháp luật Việt Nam không cần xác định xem trợ cấp đó có phải là trợ cấp bị cấm (trợ cấp xuất khẩu hoặc trợ cấp ƣu tiên sử dụng hàng nội địa) hay không mà mọi loại trợ cấp đều đƣợc xác định tính riêng biệt thành hai loại:
(i) Trợ cấp áp dụng riêng cho tổ chức, cá nhân hoặc ngành sản xuất nhất định (tƣơng ứng với hai trƣờng hợp riêng biệt đối với doanh nghiệp và riêng biệt đối với ngành theo quy định của WTO).
vực địa lý nhất định của nƣớc hoặc vùng lãnh thổ bị điều tra áp dụng biện pháp chống trợ cấp (tƣơng ứng với trƣờng hợp riêng biệt đối với vùng theo quy định của WTO).
Các xác định tính riêng biệt của trợ cấp nhƣ vậy là một thiếu sót rất lớn bởi lẽ, với các quy định nhƣ vậy thì trong trƣờng hợp hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam đƣợc Chính phủ nƣớc xuất khẩu trợ cấp xuất khẩu không riêng biệt theo doanh nghiệp, theo ngành hoặc theo vùng thì sẽ không bị coi là có tính riêng biệt. Ví dụ: Chính phủ quốc gia X thực hiện giảm thuế xuất khẩu đới với mọi mặt hàng xuất khẩu (một hành vi trợ cấp xuất khẩu) của nƣớc mình, trong đó có bao gồm sản phẩm thép nguyên liệu đƣợc Việt Nam nhập khẩu. Trong ví dụ nói trên, sản phẩm thép nguyên liệu đó sẽ không bị coi là đƣợc trợ cấp riêng biệt theo pháp luật Việt Nam và Việt Nam không thể áp dụng các biện pháp chống trợ cấp đối với mặt hàng thép nguyên liệu đó đƣợc.
Do vậy, để đảm bảo bao quát hết các trƣờng hợp trợ cấp hàng hóa nhập khẩu có thể xảy ra và gây tổn hại đến ngành sản xuất trong nƣớc thì pháp luật chống trợ cấp cần phải quy định về cách xác định tính riêng biệt của trợ cấp giống với các quy định của WTO cụ thể là riêng trƣờng hợp hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam đƣợc trợ cấp xuất khẩu theo quy định của WTO thì đƣơng nhiên hành vi trợ cấp đó có tính riêng biệt.
Thứ ba, bổ sung các quy định hƣớng dẫn chi tiết về các hình thức trợ cấp đƣợc nêu tại Điều 3 Pháp lệnh chống trợ cấp 2004.
Hiện nay, các hình thức trợ cấp hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam mới chỉ đƣợc nêu ra một cách khái quát, chung chung mà không đƣợc hƣớng dẫn cụ thể là các hành vi nào. Quy định nhƣ vậy gây rất nhiều khó khăn cho việc xác định trợ cấp bởi thực tế có thể có rất nhiều hành vi đƣợc coi là trợ cấp hàng hóa nhập khẩu.
Để hƣớng dẫn cụ thể về hình thức trợ cấp, pháp luật chống trợ cấp của Việt Nam hoàn toàn có thể tham khảo các ví dụ minh họa về hành vi trợ cấp theo quy định của WTO đƣợc liệt kê tại Phụ lục I SCM và tại Khoản 1 Điều 9 Hiệp định nông nghiệp để xây dựng các quy định hƣớng dẫn chi tiết mỗi hình thức trợ cấp hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam có các hành vi trợ cấp cụ thể nào.
Thứ tư, bổ sung các quy định làm rõ nội dung “lợi ích kinh tế - xã hội trong nước” của nguyên tắc “Việc áp dụng các biện pháp chống trợ cấp không được gây thiệt hại đến lợi ích kinh tế - xã hội trong nước” quy định tại Khoản 4 Điều 5 Pháp lệnh chống trợ cấp 2004.
Nguyên tắc “Việc áp các biện pháp chống trợ cấp không được gây thiệt hại đến lợi ích kinh tế - xã hội trong nước” là một nguyên tắc quan trọng trong việc áp dụng các biện pháp chống trợ cấp. Pháp lệnh chống trợ cấp quy định nguyên tắc này là nhằm bảo vệ các lợi ích kinh tế - xã hội trong nƣớc tuy nhiên lại không có văn bản pháp luật nào hƣớng dẫn chi tiết thế nào là “lợi ích kinh tế - xã hội trong nước”. Điều này dễ gây ra sự hiểu lầm hoặc gây lúng túng cho các cơ quan chức năng trong việc xác định xem việc áp dựng biện pháp chống trợ cấp có gây thiệt hại đến các lợi ích kinh tế - xã hội trong nƣớc hay không bởi bản thân họ cũng không rõ “lợi ích kinh tế - xã hội trong nước” là gì.
Theo quan điểm của tác giả luận văn, lợi ích kinh tế - xã hội trong nƣớc theo nghĩa hẹp chính là lợi ích chung của ngƣời tiêu dùng trong nƣớc và theo nghĩa rộng chính là tính cạnh tranh cao của thị trƣờng hàng hóa. Theo đó, tinh thần của nguyên tắc này là nhằm bảo đảm cân bằng giữa lợi ích của ngành sản xuất trong nƣớc và lợi ích của ngƣời tiêu dùng trong nƣớc trong việc áp dụng các biện pháp chống trợ cấp. Hệ quả tất yếu của việc áp dụng các biện pháp chống trợ cấp là làm tăng giá của hàng hóa nhập khẩu và đó là một thiệt thòi
của ngƣời tiêu dùng trong nƣớc. Hơn nữa, nếu nhƣ ngành sản xuất trong nƣớc đang nắm giữ vị trí độc quyền hoặc nắm giữ vị trí thống lĩnh thị trƣờng thì việc áp dụng các biện pháp chống trợ cấp chắc chắn sẽ góp phần củng cổ vị trí độc quyền hoặc vị trí thống lĩn thị trƣờng của ngành sản xuất trong nƣớc và điều đó làm giảm tính cạnh tranh của thị trƣờng nói chung. Tác giả khóa luận cho rằng cần phải nhanh chóng xây dựng các quy định hƣớng dẫn thế nào là
“lợi ích kinh tế - xã hội trong nước” dựa trên quan điểm nói trên để góp phần hoàn thiệt các quy định pháp luật về chống trợ cấp hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam.
Thứ năm, bổ sung các quy định giúp phân biệt rõ ràng các khái niệm tổng giá trị trợ cấp, mức trợ cấp và biên độ trợ cấp.
Các văn bản pháp luật về chống trợ cấp hàng hóa nhập khẩu vào Việt Vam hiện hàng vẫn chƣa đƣa ra các khải niệm chính xác về tổng giá trị trợ cấp, mức trợ cấp và biên độ trợ cấp trong khi việc xác định các yếu tố này là cơ sở rất quan trọng để áp dụng các biện pháp chống trợ cấp. Điều này đã gây ảnh hƣởng rất lớn đến việc áp dụng pháp luật về chống trợ cấp hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam. Do vậy, việc hoàn thiện pháp luật về chống trợ cấp nhất thiết phải bổ sung các quy định về khái niệm, cách xác định tổng giá trị trợ cấp, mức trợ cấp và biên độ trợ cấp, cụ thể nhƣ sau:
(i) Tổng giá trị trợ cấp là toàn bộ phần giá trị lợi ích mà doanh nghiệp, ngành sản xuất, xuất khẩu hàng hóa vào Việt Nam nhận đƣợc từ hành vi trợ cấp của Chính phủ nƣớc ngoài.
(ii) Mức trợ cấp hàng hóa nhập khẩu là giá trị trợ cấp đƣợc tính trên một hóa đơn hàng hóa nhập khẩu đƣợc trợ cấp.
(iii) Biên độ trợ cấp là tỷ lệ phần trăm của mức trợ cấp hàng hóa nhập khẩu trên giá trị của một đơn vị hàng hóa nhập khẩu.