2.2. Các quy định về việc điều tra hành vi trợ cấp hàng hóa nhập khẩu vào
2.2.2.4. Đưa ra các kết luận điều tra
Việc kết luận điều tra phải đƣợc tiến hành theo 2 bƣớc: kết luận sơ bộ và kết luận cuối cùng.
Theo quy định tại Điều 19, Pháp lệnh chống trợ cấp 2004 kết luận sơ bộ phải đƣợc thực hiện trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày có quyết định điều tra. Trong thời gian này, cơ quan điều tra công bố kết luận sơ bộ về các nội dung liên quan đến quá trình điều tra. Trƣờng hợp đặc biệt, thời hạn công bố kết luận sơ bộ có thể đƣợc gia hạn nhƣng không quá 60 ngày. Nội dung điều tra bao gồm: xác định mức trợ cấp, xác định thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho ngành sản xuất trong nƣớc.
Kết luận sơ bộ và các căn cứ chính để kết luận sơ bộ phải đƣợc thông báo bằng phƣơng thức thích hợp cho các bên liên quan đến quá trình điều tra. Trong 07 ngày làm việc, tính từ ngày có kết luận điều tra sơ bộ, Cục quản lý cạnh tranh phải gửi bản báo cáo điều tra và kết luận điều tra sơ bộ lên Bộ trƣởng Bộ Công thƣơng và trong trƣờng hợp cần thiết, kiến nghị Bộ trƣởng Bộ Công thƣơng ra quyết định áp thuế chống trợ cấp tạm thời.
Căn cứ vào kết luận sơ bộ, Bộ trƣởng bộ Công thƣơng ra quyết định chấm dứt điều tra hoặc quyết định áp dụng thuế chống trợ cấp tạm thời hoặc chấp nhận hay không chấp nhận cam kết loại trừ lợi ích do trợ cấp mang lại của tổ chức, cá nhân sản xuất, xuất khẩu hàng hóa thuộc đối tƣợng điều tra
hoặc của chính phủ nƣớc hoặc vùng lãnh thổ. Sau khi kết luận sơ bộ đƣợc thống báo, có hai khả năng có thể xảy ra:
Một là, trong trƣờng hợp tổ chức, cá nhân có hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống trợ cấp tự nguyện rút hồ sơ hoặc kết luận sơ bộ có một trong những nội dung sau: (i) Không có trợ cấp hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam; (ii) Khối lƣợng, số lƣợng hoặc trị giá hàng hóa đƣợc trợ cấp nhập khẩu vào Việt Nam không đáng kể; (iii) Mức trợ cấp không đáng kể; (iv) Không có thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nƣớc thì Bộ trƣởng Bộ Công thƣơng ra quyết định chấm dứt điều tra.
Hai là, Trong trƣờng hợp nội dung kết luận sơ bộ cho thấy đã hội tụ đủ các điều kiện áp dụng biện pháp chống trợ cấp thì Bộ trƣởng Bộ Công thƣơng có thể ra quyết định áp dụng thuế chống trợ cấp tạm thời hoăc quyết định chấp nhận hay không chấp nhận cam kết của tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc xuất khẩu hàng hóa, cụ thể nhƣ sau:
(i) Kết luận sơ bộ có thể dẫn đến việc áp dụng thuế chống trợ cấp tạm thời: Pháp luật về chống trợ cấp của nhiều nƣớc trên thế giới và của WTO đều cho phép áp dụng thuế chống trợ cấp tạm thời đối với hàng hóa đang bị điều tra với những điều kiện nhất định. Pháp lệnh về chống trợ cấp 2004 cũng có những quy định phù hợp với thông lệ trên, cụ thể tại Điều 22 quy định cơ quan có thẩm quyền có thể áp dụng thuế chống trợ cấp tạm thời đối với hàng hóa bị điều tra chống trợ cấp nhập khẩu vào Việt Nam trƣớc khi có quyết định cuối cùng về biện pháp chống trợ cấp với mục đích chủ yếu là để ngăn chặn thiệt hại tiếp tục xảy ra trong quá trình điều tra. Điều này phù hợp với mục đích của việc đánh thuế chống trợ cấp là nhằm cân bằng lợi ích mà nhà nhập khẩu nhận đƣợc, ngoài ra yêu cầu thuế suất thuế chống trợ cấp tạm thời không đƣợc vƣợt quá mức trợ cấp đƣợc xác định trong kết luận sơ bộ. Thời điểm ra
quyết định áp dụng thuế chống trợ cấp tạm thời tại Điều 22 Pháp lệnh chống trợ cấp 2004 quy định sau 60 ngày kể từ ngày có quyết định điều tra và thuế chống trợ cấp tạm thời sẽ có hiệu lực kể từ ngày có quyết định áp dụng biện pháp này. Hình thức thực hiện áp dụng thuế chống trợ cấp tạm thời có thể đƣợc đảm bảo thanh toán bằng tiền đặt cọc hoặc đƣợc đảm bảo bằng các biện pháp theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, thời hạn tối đa áp dụng thuế chống trợ cấp tạm thời tại Pháp lệnh chống trợ cấp 2004 dài hơn so với quy định trong SCM. Tại Điều 22 Pháp lệnh chống trợ cấp 2004 quy định thuế chống trợ cấp tạm thời đƣợc áp dụng không đƣợc vƣợt quá 120 ngày kể từ ngày có quyết định áp dụng, trong trƣờng hợp đƣợc gia hạn thì cũng không đƣợc vƣợt quá 60 ngày. Nhƣ vậy, tổng thời gian đƣợc áp dụng thuế chống trợ cấp theo Pháp lệnh chống trợ cấp là 180 ngày trong khi đó tổng thời gian tối đa theo SCM cho phép áp dụng thuế chống trợ cấp tạm thời không đƣợc vƣợt quá 160 ngày.
(ii) Kết luận sơ bộ có thể dẫn đến việc áp dụng biện pháp cam kết.
Theo quy định tại Điều 23, Pháp lệnh chống trợ cấp 2004, sau khi có kết luận sơ bộ và trƣớc khi kết thúc gia đoạn điều tra, tổ chức, cá nhân sản xuất, xuất khẩu hàng hóa thuộc đối tƣợng điều tra hoặc Chính phủ nƣớc hoặc vùng lãnh thổ có thể chủ động đƣa ra cam kết với Bộ trƣởng Bộ Công thƣơng Việt Nam về việc tự nguyện chấm dứt trợ cấp, giảm mức trợ cấp, cam kết điều chỉnh giá xuất khẩu hoặc áp dụng biện pháp thích hợp khác để loại trừ hoặc hạn chế thiệt hại hoặc nguy cơ gây thiệt hại do trợ cấp mang lại. Nhƣ vây, khi kết luận sơ bộ khẳng định tồn tại trợ cấp gây tổn hại cho ngành sản xuất trong nƣớc, cơ quan có thẩm quyền có thể hƣớng dẫn bên bị điều tra đƣa ra các biện pháp cam kết của mình. Pháp lệnh về chống trợ cấp 2004 không cấm cơ quan có thẩm quyền gợi ý cho bên liên quan đƣa ra cam kết, mà chỉ yêu cầu cam
pháp luật của nhiều nƣớc trên thế giới và phù hợp với quy định SCM.
Trong trƣờng hợp cam kết đƣợc Bộ trƣởng Bộ Công thƣơng Việt Nam chấp nhận khi xét thấy việc thực hiện cam kết không gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nƣớc, khi đó quá trình điều tra sẽ chấm dứt bằng quyết định đình chỉ điều tra và biện pháp cam kết đƣợc áp dụng. Trong trƣờng hợp ngƣợc lại thì việc điều tra vẫn đƣợc tiến hành. Khi kết thúc điều tra và kết luận cuối cùng của cơ quan có thẩm quyền khẳng định là không có trợ cấp hoặc không có thiệt hại đáng kể hoặc không có mối quan hệ nhân quả thì các biện pháp cam kết này sẽ tự động chấm dứt hiệu lực. Trƣờng hợp ngƣợc lại, các cam kết đƣợc tiến hành nhƣ bình thƣờng.
Pháp lệnh chống trợ cấp 2004 cũng dự liệu nếu nhà sản xuất không thực hiện đúng cam kết thì cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam sẽ đƣợc phép áp dụng các biện pháp cần thiết. Theo Khoản 6, Điều 23 Pháp lệnh chống trợ cấp 2004 quy định hành động đó có thể là ra quyết định tiếp tục tiến hành điều tra hoặc ra quyết định áp dụng biện pháp chống trợ cấp mà cụ thể là áp dụng thuế chống trợ cấp, thậm chí cũng không loại trừ trƣờng hợp biện pháp thuế chống trợ cấp tạm thời hoặc biện pháp cam kết mới sẽ đƣợc áp dụng thay cho sự đổ vỡ của việc thực thi cam kết trƣớc đó. Tại Điều 22, Điều 23 Pháp lệnh chống trợ cấp 2004 chỉ quy định về thời điểm và điều kiện áp dụng các biện pháp này mà không đƣa ra số lần các biện pháp này đƣợc phép áp dụng. Điều đó có nghĩa là biện pháp áp dụng thuế chống trợ cấp tạm thời và biện pháp cam kết vẫn còn có thể đƣợc áp dụng nhiều lần nếu thỏa mãn các điều kiện áp dụng.
Kết luận cuối cùng đƣợc thực hiện trong thời hạn 30 ngày sau khi kết thúc quá trình điều tra. Trong thời hạn này, cơ quan điều tra công bố kết luận cuối cùng về các nội dung liên quan đến quá trình điều tra. Kết luận cuối cùng và các căn cứ chính để kết luận cuối cùng phải đƣợc thông báo bằng phƣơng
thức thích hợp cho các bên liên quan đến quá trình điều tra. Trong 07 ngày làm việc kể từ ngày công bố kết luận cuối cùng, Cục quản lý cạnh tranh phải gửi cho Hội đồng xử lý vụ việc toàn bộ hồ sơ vụ việc chống trợ cấp bao gồm: (i) Hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống trợ cấp; (ii) Báo cáo điều tra; (iii) Kết luận sơ bộ; (iv) Kết luận cuối cùng và các căn cứ chính để kết luận cuối cùng; (v) Kiến nghị của Cục quản lý cạnh tranh.
Căn cứ vào kết luận cuối cùng và kiến nghị của Hội đồng xử lý vụ việc chống trợ cấp, trong trƣờng hợp không đạt đƣợc việc áp dụng biện pháp cam kết, Bộ trƣởng bộ Công thƣơng sẽ ra một quyết định nhƣ sau:
Một là: Áp dụng thuế chống trợ cấp
Theo quy định tại Điều 24, Pháp lệnh chống trợ cấp 2004 và Điều 38 Nghị định số 89/2005 thì trong trƣờng hợp không đạt đƣợc cam kết loại trừ hoặc hạn chế lợi ích do trợ cấp mang lại, căn cứ vào kết luận cuối cùng của cơ quan điều tra và kiến nghị của Hội đồng xử lý, Bộ trƣởng Bộ Công thƣơng sẽ ra quyết định áp dụng thuế chống trợ cấp. Trong trƣờng hợp nhận thấy việc áp dụng thuế chống trợ cấp gây tổn hại đến lợi ích kinh tế xã hội trong nƣớc thì Bộ trƣởng Bộ Công thƣơng có thể sẽ ra quyết định không áp dụng thuế chống trợ cấp. Tại Điều 24, Pháp lệnh chống trợ cấp 2004 nêu rõ điều kiện để áp dụng thuế chống trợ cấp đó là chỉ sau khi cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền áp dụng biện pháp chống trợ cấp ở Việt Nam đã tiến hành điều tra về hàng hóa đƣợc trợ cấp nhập khẩu vào Việt Nam và mức độ thiệt hại đối với ngành sản xuất nội địa trong nƣớc. Do xuất phát từ mục đích của việc áp dụng thuế chống trợ cấp là nhằm triệt tiêu lợi thế hàng hóa nƣớc ngoài nhận đƣợc do trợ cấp nên thuế chống trợ cấp phải tƣơng đƣơng với khoản lợi ích mà hàng hóa đó đƣợc cấp. Tại Điều 24, Pháp lệnh chống trợ cấp 2004 cũng quy định rõ
định trong kết luận cuối cùng”. Thuế chống trợ cấp đƣợc áp dụng chừng nào còn cần thiết để đối phó với trợ cấp của nƣớc ngoài gây ra thiệt hại cho ngành sản xuất trong nƣớc. Tuy nhiên, để ngăn chặn việc lạm dụng thuế chống trợ cấp, Pháp lệnh về chống trợ cấp 2004 quy định thời hạn áp dụng thuế chống trợ cấp là 5 năm kể từ ngày có quyết định áp dụng. Nếu muốn kéo dài thời hạn trên thì cơ quan điều tra bắt buộc phải tiến hành rà soát việc áp dụng thuế chống trợ cấp theo các thủ tục nhƣ điều tra mới trƣớc khi thời hạn áp dụng 5 năm nói trên kết thúc.
Với những quy định nhƣ vậy, Pháp lệnh về chống trợ cấp 2004 của Việt Nam khá tƣơng thích với pháp luật của nhiều nƣớc trên thế giới và quy định của SCM. Điều này tạo lợi thế cho Việt Nam khi tiến hành áp dụng thuế chống trợ cấp. Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam về vấn đề thẩm quyền quy định áp dụng thuế chống trợ cấp vẫn chƣa thống nhất. Cụ thể tại Điều 11, Điều 12 Luật thuế xuất nhập khẩu 2005 quy định “Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định việc áp dụng thuế chống trợ cấp”. Quy định này chƣa hợp lý bởi vì thuế chống trợ cấp đƣợc áp dụng đối với một mặt hàng cụ thể của một cá nhân, tổ chức cụ thể. Trong một vụ việc, những mức thuế chống trợ cấp khác nhau có thể đƣợc áp dụng với cá nhân, tổ chức khác nhau tùy theo mức độ trợ cấp của Chính phủ nƣớc xuất khẩu. Do đó, đối với những việc cụ thể nhƣ vậy không nên quy định “Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định việc áp dụng thuế chống trợ cấp”. Hơn nữa, quy định thẩm quyền áp dụng thuế chống trợ cấp theo luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu 2005 đã vô hình chung đã làm vô hiệu thẩm quyền của Bộ trƣởng Bộ Công thƣơng đã đƣợc quy định tại Khoản 1, Điều 24 Pháp lệnh về chống trợ cấp 2004.
Hai là: áp dụng thuế chống trợ cấp có hiệu lực trở về trƣớc
Nam trƣớc thời điểm quyết định áp dụng thuế chống trợ cấp đƣợc ban hành. Nguyên tắc chung là không đƣợc áp dụng thuế chống trợ cấp có hiệu lực trở về trƣớc trừ trƣờng hợp ngoại lệ có điều kiện đƣợc quy định tại Điều 25 Pháp lệnh về chống trợ cấp 2004, cụ thể:
Thứ nhất: trong trƣờng hợp kết luận cuối cùng xác định có thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nƣớc và thuế chống trợ cấp tạm thời đã đƣợc áp dụng trƣớc khi có kết luận cuối cùng. Đây chính là trƣờng hợp thuế chống trợ cấp có hiệu lực áp dụng đối với khoảng thời gian thuế chống trợ cấp đƣợc thi hành. Hay nói cách khác là thuế chống trợ cấp có thể đƣợc thu tính từ ngày thuế chống trợ cấp tạm thời có hiệu lực thực hiện. Vì các nhà sản xuất, hoặc nhà xuất khẩu đã phải nộp những khoản đảm bảo bằng tiền đặt cọc hoặc bằng các biện pháp khác cho hàng nhập khẩu với mức nhƣ đã nêu tại quyết định áp dụng thuế chống trợ cấp tạm thời nên thực chất việc truy thu này là việc chính thức thu các khoản tiền đảm bảo mà các nhà sản xuất, xuất khẩu đã nộp trƣớc đây. Với quy định này, nguyên tắc
“đánh thuế phải bảo đảm không gây ra tình trạng một đối tượng tính thuế phải chịu một loại thuế nhiều lần”. Về nguyên tắc này đã đƣợc Pháp lệnh về chống trợ cấp 2004 nêu rõ đồng thời cũng yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền không đƣợc truy thu khoản chống trợ cấp tạm thời. Trong trƣờng hợp ngƣợc lại, cơ quan có thẩm quyền sẽ phải làm thủ tục hoàn thuế cho nhà xuất khẩu để đảm bảo quyền lợi cho họ.
Thứ hai: thuế chống trợ cấp đƣợc áp dụng có hiệu lực trở về trƣớc đối với hàng nhập khẩu trong thời hạn 90 ngày trƣớc khi áo dụng biện pháp tạm thời nếu có các điều kiện sau: hàng hóa nhập khẩu đó đƣợc chính phủ hoặc cơ quan của chính phủ nƣớc ngoài trợ cấp; khối lƣợng, số lƣợng hoặc trị giá hàng hóa đƣợc trợ cấp nhập khẩu vào Việt Nam tăng nhanh đột biến gây thiệt
phù hợp với bản chất thuế chống trợ cấp là loại bỏ thiệt hại cho ngành sản xuất nội địa do trợ cấp mang lại. Nhìn chung các quy định về áp dụng thuế chống trợ cấp có hiệu lực trở về trƣớc trong Pháp lệnh về chống trợ cấp 2004 phù hợp với các quy định của các nƣớc trên thế giới và phù hợp với quy định của SCM.