Đối với các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số vấn đề pháp lý về chống trợ cấp đối với hàng hóa nhập khẩu vào việt nam 07 (Trang 109 - 111)

3.4. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về chống

3.4.1. Đối với các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền

Đối với chủ thể này, cần triển khai áp dụng các giải pháp cụ thể sau đây:

Thứ nhất, xây dựng, đào tạo đội ngũ chuyên gia và lực lƣợng chức năng có chuyên môn về việc thực thi các biện pháp bảo đảm công bằng thƣơng mại trong đó có biện pháp chống trợ cấp.

Trong mọi công việc, yếu tố con ngƣời luôn là yếu tố quan trọng hàng đầu đề công việc đƣợc thực hiện hiệu quả. Với việc thực thi pháp luật về chống trợ cấp hàng hóa nhập khẩu cũng không phải là ngoại lệ, việc đào tạo đội ngũ chuyên gia có vai trò hết sức quan trọng nhằm đảm bảo cơ chế thực thi pháp luật về chống trợ cấp hàng hóa nhập khẩu có thể vận hành hiệu quả.

Để nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ, các cơ quan chức năng có thể thực hiện hai phƣơng pháp sau:

(i) Cử cán bộ, chuyên gia đi học tập, chuyên tu tại nƣớc ngoài bao gồm cả những nƣớc có nhiều kinh nghiệp thực hiện chống trợ cấp nhƣ Hoa Kỳ, EU… và những nƣớc có điều kiện kinh tế xã hội khá tƣơng đồng với nƣớc ta nhƣ Trung Quốc, Ấn Độ… Đội ngũ cán bộ này khi trở về sẽ có đƣợc những kinh nghiệm và kiến thức đáng kể trong việc áp dụng các biện pháp chống trợ cấp. (ii) Tổ chức những khóa tập huấn trong nƣớc và đƣợc giảng dạy bởi các chuyên gia trong nƣớc và nƣớc ngoài có nhiều kinh nghiệm thực tiễn về chống trợ cấp.

(iii) Khuyến khích hoạt động giảng dạy pháp luật về chống trợ cấp hàng hóa nhập khẩu tại các cơ sở đào tạo cử nhân chuyên ngành luật nhằm tạo ra nguồn nhân lực bổ sung có đủ kiến thức và năng lực làm việc trong lĩnh vực chống trợ cấp.

Thứ hai, tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về chống trợ cấp hàng hóa nhập khẩu cho các đối tƣợng có liên quan đến việc chống trợ cấp.

Hiện nay, các doanh nghiệp trong nƣớc vẫn chƣa có đủ nhận thức về vai trò và tầm ảnh hƣởng của việc chống trợ cấp đối với hoạt động kinh doanh của mình. Điều đó là một hạn chế rất lớn bởi chính họ là những ngƣời có quyền năng yêu cầu áp dụng các biện pháp chống trợ cấp để tự bảo vệ mình nhƣng lại không biết rằng mình có đƣợc quyền năng đó. Do vậy, muốn cho việc thực thi pháp luật về chống trợ cấp hàng hóa nhập khẩu đạt đƣợc hiệu quả thực sự thì nhất thiết phải tiến hành tuyên truyền phổ biến pháp luật về chống trợ cấp hàng hóa nhập khẩu cho những đối tƣợng này. Việc tuyên truyền pháp luật đến các doanh nghiệp có thể thực hiện thông qua một số phƣơng pháp sau:

(i) Tổ chức hội thảo chuyên đề về chống trợ cấp và mời các doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề sản xuất trong nƣớc cử đại diện tham dự

(ii) Phát hành các ấn phẩm, sách báo, xây dựng các chƣơng trình hỏi đáp về pháp luật chống trợ cấp trên các kênh phát thanh – truyền hình, hoàn thiện nội dung trang thông tin điện tử về chống trợ cấp để tạo điều kiện thuận lợi giúp các doanh nghiệp tiếp cận thông tin một cách dễ dàng

(iii) Thành lập các tổ tƣ vấn, ban tƣ vấn về chống trợ cấp hàng hóa nhập khẩu tại các khu vực thƣơng mại phát triển cao để sẵn sàng trợ giúp các doanh nghiệp trong nƣớc tìm hiểu về thủ tục áp dụng các biện pháp chống trợ cấp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số vấn đề pháp lý về chống trợ cấp đối với hàng hóa nhập khẩu vào việt nam 07 (Trang 109 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)