Kiến nghị với LHQ thành lập một ủy ban về tranh chấp Biển Đông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) liên hợp quốc và vấn đề bảo vệ chủ quyền của việt nam trên biển đông (Trang 111 - 127)

CHƢƠNG II : CHỦ QUYỀN CỦA VIỆT NAM TRÊN BIỂN ĐÔNG

3.2 KIẾN NGHỊ LIÊN HỢP QUỐC TRONG VIỆC BẢO VỆ CHỦ

3.2.3 Kiến nghị với LHQ thành lập một ủy ban về tranh chấp Biển Đông

Về lâu dài, Để bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông, tác giả cho rằng Việt Nam nên yêu cầu LHQ thành lập một ủy ban về tranh chấp Biển Đông. Trước tiên, Uỷ ban này có thể giám sát tình hình, điều phối các nước liên quan để tiến hành đàm phán nhằm giải quyết tranh chấp một cách công bằng và báo cáo với LHQ một cách trung lập. Hoạt động của Uỷ ban này có thể được triển khai dưới sự chấp nhận của các nước trong tranh chấp.

Để đi đến giải pháp này, Các luật gia về luật quốc tế của Việt Nam cần tiếp tục nghiên cứu kỹ hơn về Điều 22 của Hiến chương LHQ đó là “Đại hội đồng có thể thành lập những cơ quan giúp việc mà ĐHĐ xét thấy là cần thiết ”.

Thực tiễn hoạt động của ĐHĐ như phân tích ở trên (mục 3.1.1) cho thấy ĐHĐ đã áp dụng “Nghị quyết Đoàn kết vì hòa bình” thành lập ra các cơ quan bổ trợ - lực lượng gìn giữ hòa bình – hoạt động tại các quốc gia với điều kiện được các quốc gia này cho phép. Đó là lực lượng gìn giữ hòa bình cho cuộc khủng hoảng ở Suez năm 1965 và lực lượng gìn giữ hòa bình tại Conggo năm 1960. Tuy hai lực lượng gìn giữ hòa bình này đã bị Liên Xô và Pháp phản đối gay gắt nhưng trong ý kiến tư vấn bằng văn bản của TACLQT đã công nhận tính hợp pháp về việc thành lập hai lực lượng gìn giữ hòa bình nêu trên. Theo đúng quy định của Hiến chương, trong lĩnh vực duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, ĐHĐ không có quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế mà chỉ có thể đưa ra các khuyến nghị. Tuy nhiên, ĐHĐ lại có thể ra các nghị quyết mang tính bắt buộc thành lập nên các cơ quan bổ trợ hoạt động trong lĩnh vực này. Việt Nam cần áp dụng điều này để đi đến giải pháp thành lập ủy ban về tranh chấp Biển Đông.

Như vậy, Theo ý kiến của tác giả, giải pháp lâu dài và hiệu quả nhất cho việc bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông. Đó là vẫn nên đưa vấn đề tranh chấp ra thảo luận tại ĐHĐ và yêu cầu ĐHĐ Liên hợp quốc thành lập một ủy ban về tranh chấp Biển Đông.

Kết luận chƣơng 3

Việt Nam cần xác định khả năng của các cơ chế khác nhau của LHQ trong việc giải quyết tranh chấp trên Biển Đông một cách toàn diện. Sau khi xác định khả năng và giới hạn của từng cơ chế khác nhau, Việt Nam nên tận dụng việc đưa vấn đề tranh chấp trên Biển Đông ra LHQ để thực hiện những mục đích có thể là giới hạn hay lâm thời, nhưng rất cần thiết cho việc bảo vệ chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa và Biển Đông. Cho dù vì lý do nào đó tranh chấp Biển Đông không được đưa ra LHQ thì Việt Nam cũng nên cố gắng thực hiện những mục đích này. Vì điều này là có lợi cho Việt Nam trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền quốc gia trên Biển trong những giai đoạn tiếp theo.

Tuy rằng còn nhiều khó khăn và trở ngại trên con đường đấu tranh bảo vệ chủ quyền trên Biển Đông nhưng Việt Nam luôn cố gắng tranh thủ mọi cơ hội có thể để khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông trước cộng đồng quốc tế. Trong thời gian vừa qua Việt Nam cũng đang từng bước đặt nền móng cho việc đưa tranh chấp trên Biển Đông ra LHQ để xem xét. Trong thời gian tới, khi điều kiện cho phép Việt Nam có thể tự tin đưa tranh chấp trên Biển Đông ra tổ chức quốc tế lớn nhất hành tinh này.

KẾT LUẬN

Qua những phân tích ở trên chúng ta có thể thấy được vai trò quan trọng của LHQ - tổ chức quốc tế đa phương lớn nhất toàn cầu hiện nay trong bối cảnh toàn cầu đang có nhiều bất ổn, hòa bình và an ninh quốc tế đang có nguy cơ bị đe dọa nghiêm trọng. Duy trì hòa bình và an ninh quốc tế là mục đích quan trọng nhất mà LHQ theo đuổi ngay từ khi thành lập và đã được thể hiện qua thực tiễn hoạt động trong gần 70 năm qua. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cũng đang đặt ra vấn đề cần hoàn thiện hơn nữa tổ chức quốc tế này nhằm thực hiện nhiệm vụ duy trì hòa bình và an ninh quốc tế đạt hiệu quả cao hơn . Đặc biệt đối với vấn đề tranh chấp ở Biển Đông còn phức tạp và kéo dài do đó việc áp dụng các cơ chế của LHQ cho mục tiêu lâu dài và giới hạn của mình trong việc bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông là một hướng đi đúng đắn cho Việt Nam trong giai đoạn sắp tới. Cho dù Việt Nam chọn cơ chế nào của LHQ trong việc bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông cũng cần được xem xét và cân nhắc những ưu và nhược điểm của từng cơ chế để có sự lựa chọn đúng đắn và phù hợp. Sau một quá trình nghiên cứu luận văn đã thu được những kết quả sau:

- Khái quát chung về lịch sử hình thành, mục đích và nguyên tắc hoạt động của LHQ. Phân tích thủ tục hoạt động của một số cơ quan chính của LHQ.

- Phân tích vai trò của LHQ trong thực tiễn giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế và vấn đề cải tổ các cơ chế hoạt động của tổ chức này cho phù hợp với bối cảnh hiện nay.

- Khái quát vị trí và tầm quan trọng chiến lược của Biển Đông cũng như hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa để từ đó có thể hiểu được tại sao khu vực này lại luôn tồn tại những tranh chấp phức tạp và căng thẳng kéo dài.

- Tổng hợp những tranh chấp đang tồn tại giữa Việt Nam và các nước trong khu vực Biển Đông đồng thời nêu rõ quan điểm của Việt Nam trong việc giải quyết tranh chấp. Trên cơ sở những chứng cứ lịch sử cũng như pháp lý và thực tiễn đấu tranh và bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông nói chung và hai quần đảo

Hoàng Sa và Trường Sa nói riêng. Rút ra những thuận lợi và khó khăn cho Việt Nam trong việc bảo vệ chủ quyền của mình trên Biển Đông.

- Từ việc phân tích vai trò trong thực tiễn giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế của các cơ quan chính của LHQ. Tác giả vận dụng các cơ chế này của LHQ để giải quyết tranh chấp trên Biển Đông. Qua đó kiến nghị LHQ những giải pháp hiệu quả trong việc bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông hiện nay.

Việt Nam rất cần sự hỗ trợ của Liên hợp quốc nhằm giải quyết hòa bình các tranh chấp trên Biển Đông hiện nay, giành lại được chủ quyền trên thực tế đối với toàn bộ khu vực mà Việt Nam đã tuyên bố chủ quyền. Điều quan trọng là Việt Nam phải am hiểu luật pháp quốc tế về biển, nhất là Công ước Luật biển năm 1982. Trong bối cảnh hội nhập hiện nay, Việt Nam cần phải dựa vào luật pháp quốc tế và lấy đấu tranh pháp lí là chính, kết hợp với đa phương hóa, công khai hóa tất cả các vấn đề có liên quan.

Trước khi kết thúc bài luận văn thạc sĩ của mình, tác giả xin được trích dẫn câu nói của PGS.TS Nguyễn Bá Diến, Trưởng Bộ môn Luật quốc tế, Khoa Luật, Đại học Quốc Gia Hà Nội; Giám đốc Trung Tâm Luật Biển và Hàng hải Quốc tế, cũng là người thầy đã hướng dẫn và định hướng cho tác giả hoàn thành luận văn này: “Chuẩn bị luận cứ pháp lý là yêu cầu đầu tiên và phải là chính trong việc đấu tranh bảo vệ chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa”.

Quả thật vậy, Trong thế giới văn minh hiện nay, pháp luật luôn là chuẩn mực ứng xử cho các Quốc Gia. Việt Nam là một Quốc Gia nhỏ và yếu về mặt kinh tế và quân sự bên cạnh nước láng giềnh khổng lồ Trung Quốc mạnh về mọi phương diện, nên biết tận dụng phương tiện đấu tranh pháp lý để bảo vệ chủ quyền của mình trên Biển Đông. Song song với quá trình chuẩn bị những luận cứ về mặt nội dung, việc chuẩn bị lộ trình cho việc quốc tế hóa vấn đề bảo vệ chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam cũng cần phải được tiến hành.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT

1. Lê Mai Anh (2005), “Quan hệ Việt Nam - LHQ”, Tạp chí Luật học - đặc san 60 năm LHQ, tr.3-10.

2. Ban Biên Giới – Bộ Ngoại Giao (2004), Giới thiệu một số vấn đề cơ bản của

Luật Biển ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

3. Ban Biên giới của Chính phủ (1994), Cơ sở khoa học cho việc xác định ranh giới ngoài thềm lục địa của Việt Nam, Hà Nội.

4. Ban đối ngoại Trung ương (1992), Chiến lược khai thác biển của Trung

Quốc, tài liệu lưu hành nội bộ do Vụ tổng hợp Ban đối ngoại Trung ương

dịch và biên soạn, Hà Nội.

5. Báo cáo Chiến lược phát triển kinh tế biển của Việt Nam đến 2020 do Viện Chiến lược phát triển - Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì thực hiện, dự thảo tháng 11/2004.

6. Báo cáo Chiến lược phát triển kinh tế biển và vùng ven biển Việt Nam đến năm 2020 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì nghiên cứu, thực hiện, dự thảo tháng 5/2005.

7. Lê Văn Bính (2011), “Giải quyết các tranh chấp quốc tế liên quan đến hoạt động của các quốc gia ở đại dương”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số, (9), Tr.58-68.

8. Bộ Ngoại giao - Vụ các tổ chức quốc tế (2004), Các tổ chức quốc tế và Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

9. Bộ Ngoại Giao Việt Nam (1984), Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa: lãnh

thổ Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

10. Công ước của LHQ về Luật biển năm 1982 11. Công ước Geneva năm 1958 về thềm lục địa

12. Công ước về lãnh hải và vùng tiếp giáp lãnh hải năm 1964

14. Nguyễn Bá Diến (2012),“Tổng quan về chính sách, pháp luật biển Việt Nam”; Tạp chí luật học - đặc san về luật biển (08), tr.68-83.

15. Nguyễn Bá Diến (2013), hợp tác cùng phát triển ở các vùng biển trong pháp luật và thực tiễn quốc tế, Nxb thông tin và truyền thông, Hà Nội.

16. Nguyễn Bá Diến, Nguyễn Hùng Cường (2009), “Cơ chế giải quyết tranh chấp trên Biển theo công ước luật Biển 1982, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN - Luật học (25), tr.19-26.

17. Nguyễn Bá Diến, Nguyễn Hùng Cường (2011), “ Xác định biên giới trên biển và khu vực biên giới biển của Viê ̣t Nam từ góc đô ̣ pháp Luâ ̣t quốc tế ”,

Tạp chí Khoa học ĐHQGHN - Luật học (27), tr.165-177.

18. Nguyễn Bá Diến (2007), “Vấn đề phân định biển trong luật biển quốc tế hiện đại, Tạp Chí khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Kinh tế - Luật học 23, (1). 19. Đinh Quý Độ (2007), Vấn đề cải tổ LHQ trong bối cảnh quốc tế mới hiện

nay, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

20. Phạm Văn Đồng (1958), Thư gửi Đồng chí Chu Ân Lai – Tổng lý Quân vụ

viện nước CHND Trung Hoa, Hà Nội.

21. Nguyễn Minh Đức (1997), “Các yêu sách biển của Trung Quốc”, Tập san Biên Giới lãnh thổ, (4).

22. Trần Thanh Hải (Người dịch) (2001), Cơ cấu tổ chức của LHQ, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

23. Hiến Chương LHQ năm 1945

24. Hiến Pháp nước CHXHCNVIệT NAM năm 2001 sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992.

25. Hiệp định giữa Thái Lan và Việt Nam trong việc phân định biên giới biển giữa hai quốc gia trong Vịnh Thái Lan ngày 9/8/1997.

26. Hiệp định phân định thềm lục địa Việt Nam và Indonexia năm 2003

27. Hiệp định Phân định Vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc, ngày 25/12/2000.

28. Hiệp định về các nguyên tắc giải quyết vấn đề biên giới giữa Việt Nam và Campuchia năm 1983.

29. Hiệp định về hợp tác nghề cá trong Vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc, ngày 25/12/2000 và Nghị định thư bổ sung Hiệp định hợp tác nghề cá Vịnh Bắc Bộ, ngày 29/4/2004.

30. Hiệp định về vùng nước lịch sử giữa Việt Nam và Campuchia năm 1982 31. Học viện Quan hệ quốc tế (2007), Sự phát triển của Hội đồng bảo an LHQ,

Hà Nội.

32. Chu Mạnh Hùng (2005), "Cải tổ LHQ - thời cơ và thách thức",Tạp chí Luật

học -Đặc san 60 năm LHQ, tr.26-32.

33. Hoàng Việt (2009), “Đi tìm một giải pháp cho cuộc tranh chấp tại Biển Đông”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, (2), tr.61-74.

34. Jon M. Vandyke- Trường luật William S.Richardson, Đại học tổng hợp Hawaii và Dale L.Bennett, Các quần đảo và việc hoạch định không gian

Biển Đông – Moon, Oconno, Tam &Yuen, Honolulu, Canada

35. Vũ Thị Mai Liên (2005), “Vai trò của Tòa án quốc tế trong giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế”, Tạp chí Luật học - đặc san 60 năm LHQ, tr.38-48. 36. Luật Biên giới quốc gia ngày 17/6/2003

37. Luật Biển Việt Nam ngày 21/6/2012

38. Monique - Cheillier Gendreau (1998), “Chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng

Sa và Trường Sa”. Nxb Chính trị Quốc Gia.

39. Nguyễn Kim Ngân (2005), “Hội đồng bảo an LHQ và vấn đề duy trì hòa bình và an ninh quốc tế”, Tạp chí luật học - đặc san 60 năm LHQ, Tr.56-62. 40. Nghị Quyết 09-NQ/TW ngày 09/02/2007 của Ban Chấp hành Trung ương

Đảng về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020.

41. Lê Minh Nghĩa, Những vấn đề về chủ quyền lãnh thổ giữa Việt Nam và các nước láng giềng, tài liệu hội thảo về Phát triển khu vực châu Á Thái Bình Dương và tranh chấp trên Biển Đông;

42. Nguyễn Nhã (2002), Quá trình xác lập chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa, Luận án tiến sĩ.

43. Đoàn Thành Nhân (2005), "Nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng bảo an LHQ - yêu cầu cấp bách trong giai đoạn hiện nay", Tạp chí Luật học -Đặc

san 60 năm LHQ, tr.62-70.

44. Quy chế Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ)

45. Đặng Đình Quý (2011), Biển Đông hướng tới một khu vực hòa bình, an ninh và hợp tác, Nxb Thế giới, Hà Nội.

46. Vũ Hữu San (1995), Địa lý Biển Đông với Hoàng Sa và Trường Sa, Ủy ban bảo vệ sự vẹn toàn lãnh thổ Việt Nam, Hà Nội.

47. Nguyễn Hồng Thao (2000), Tòa án Công lý quốc tế, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

48. Nguyễn Hồng Thao (2004), “Trung Quốc và tình hình trên khu vực Biển Đông”, Tập san Biên giới lãnh thổ, (14).

49. Nguyễn Hồng Thao (2010), “Luật pháp quốc tế và chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”, Tập san Thông tin nghiên cứu chiến lược và

khoa học Công an, Hà Nội.

50. Nguyễn Hồng Thao, Đỗ Minh Thái, Nguyễn Thị Mai và Nguyễn Thị Hường (2008), Công ước Biển 1982 và chiến lược biển của Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

51. Nguyễn Hồng Thao (1997), Những điều cần biết về luật biển, Nxb Công an nhân dân.

52. Nguyễn Thị Thuận (2009), “Hội đồng bảo an LHQ với vai trò giải quyết tranh chấp quốc tế”,Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số, (2).

53. Mạc Thị Hoài Thương và Hà Thanh Hòa (2012), Phân định biển giữa Việt

Nam với quốc gia láng giềng, Tạp chí luật học - đặc san về luật biển, (08),

tr.93-105.

54. Trường Đại học Luật Hà Nội (2011), Giáo trình Luật quốc tế, Nxb Công an Nhân dân, Hà Nội.

55. Võ Anh Tuấn (2004), Hệ thống LHQ, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 56. Tuyên bố ASEAN - Trung Quốc về ứng xử của các bên ở Biển Đông năm 2001. 57. Tuyên bố của Chính phủ ngày 12/11/1982 về đường cơ sở dùng để tính chiều

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) liên hợp quốc và vấn đề bảo vệ chủ quyền của việt nam trên biển đông (Trang 111 - 127)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)