Biên giới và chủ quyền của Quốc gia trên biển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) liên hợp quốc và vấn đề bảo vệ chủ quyền của việt nam trên biển đông (Trang 55 - 63)

CHƢƠNG II : CHỦ QUYỀN CỦA VIỆT NAM TRÊN BIỂN ĐÔNG

2.2 CƠ SỞ ĐỂ KHẲNG ĐỊNH CHỦ QUYỀN CỦA VIỆT NAM TRÊN

2.2.1 Biên giới và chủ quyền của Quốc gia trên biển

Chủ quyền và biên giới quốc gia là mô ̣t trong những vấn đề trọng yếu, là mối quan tâm hàng đ ầu của mọi dân tô ̣c và chính thể nhà nước trong m ọi thời đại. Lịch sử các cuộc chiến tranh xảy ra cũng chính là li ̣ch s ử của các cuộc tranh chấp về lãnh thổ, biên giới qu ốc gia nhằm chia lại phạm vi ảnh hưởng về mặt không gian lãnh

thổ của mỗi quốc gia. Vì vậy mà các v ấn đề pháp lý về biên giới lãnh th ổ quốc gia bao giờ cũng mang tính thời sự.

Biên giới quốc gia bao gồm biên giới trên bô ̣, trên biển, trên không, và biên giới trong lòng đ ất [54]. Trong đó việc xác định chính xác biên giới trên biển luôn luôn phức tạp và khó khăn nhất. Đặc biê ̣t là đối với các vùng biển chồng lấn hay các vùng biển có tranh chấp về chủ quyền của các quốc gia ven biển.

Biên giới trên biển của mô ̣t qu ốc gia được xác đi ̣nh là ranh giới phía ng oài của lãnh thổ quốc gia trên biển , đảo. Mặc dù khái niê ̣m “biên giới trên biển” không được Công ước Lu ật biển năm 1982 đề cập đến mô ̣t cách rõ ràng , tuy nhiên chúng ta có thể hiểu khái niê ̣m này thông qua các đi ều khoản nói v ề ranh giới l ãnh hải (Mục 2 Công ước) và điều khoản về cách xác định đư ờng cơ sở quốc gia trên biển (Điều 5, Điều 7 Công ước). Theo thực tiễn quốc tế thì viê ̣c xác đi ̣nh biên giới qu ốc gia trên biển là viê ̣c xác đi ̣nh đư ờng ranh giới ngoài của lãnh h ải và viê ̣c áp d ụng quy chế pháp lý cho khu vực biên giới trên biển đư ợc căn cứ vào quy ch ế pháp lý của lãnh hải và các quy đi ̣nh của pháp luật quốc gia ven biển [17].

Theo khoản 3 Điều 5 Luật Biên giới quốc gia năm 2003 quy đi ̣nh: “Biên giới quốc gia trên biển đư ợc hoạch đi ̣nh và đánh d ấu bằng các to ạ độ trên h ải đồ là ranh giới phía ngoài lãnh hải của đất liền, lãnh hải của đảo, lãnh hải của quần đảo của Việt Nam được xác đi ̣nh theo Công ước của LHQ về Luật biển 1982 và các điều ước quốc tế giữa Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Viê ̣t Nam và các qu ốc gia hữu quan”

[36]. Điều 5 Nghị định 140/2004/NĐ-CP ngày 25 tháng 6 năm 2004 quy đi ̣nh chi tiết mô ̣t số điều của Luật biên giới quốc gia quy đi ̣nh: “Biên giới quốc gia trên biển là ranh giới phía ngoài lãnh h ải của đ ất liền, lãnh hải của đ ảo, lãnh hải của các quần đảo Viê ̣t Nam. Ở những nơi lãnh hải, nội thuỷ hoặc vùng nước li ̣ch sử của Việt Nam tiếp giáp với lãnh hải, nội thuỷ hoặc vùng nước li ̣ch sử của Việt Nam tiếp giáp với lãnh hải, nội thuỷ hoặc vùng nước li ̣ch s ử của nước láng gi ềng, biên giới qu ốc gia trên biển được xác đi ̣nh theo Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết với các nước láng giềng đó”. Như vậy, Biên giới quốc gia trên biển của Viê ̣t Nam đư ợc xác đi ̣nh cụ thể theo các quy đi ̣nh của hai văn b ản nói trên . Trong viê ̣c xác đi ̣nh ranh giới ngoài của lãnh h ải thì viê ̣c quan tr ọng là ph ải xác đi ̣nh đư ợc đường cơ sở của Việt

Nam, viê ̣c xác đi ̣nh đư ờng cơ sở có yếu tố quyết đi ̣nh trong viê ̣c xác đi ̣nh biên giới trên biển của Viê ̣t Nam.

Chủ quyền của quốc gia ven biển là quyền tối cao của quốc gia được thực hiện trong phạm vi vùng biển của quốc gia đó. Các quốc gia ven biển có chủ quyền đối với vùng nước nội thuỷ và lãnh hải của mình cũng như đối với vùng trời bên trên, vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển bên dưới các vùng nước đó [54].

Theo Điều 2, Công ước luật Biển 1982: “ Chủ quyền của Quốc Gia ven biển được mở rộng ra ngoài lãnh thổ và nội thủy của mình, và trong trường hợp một quốc gia quần đảo, ra ngoài vùng nước quần đảo, đến một vùng biển tiếp liền, gọi là lãnh hải ” [10].

Cũng theo Công ước 1982, các vùng biển thuộc chủ quy ền, quyền chủ quyền và quy ền tài phán qu ốc gia ven biển bao gồm: nô ̣i thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục đi ̣a. Mỗi mô ̣t vùng biển đều có mô ̣t quy chế chế đô ̣ pháp lý riêng đư ợc điều chỉnh bằng luật pháp qu ốc gia trên cơ sở phù hợp với Luật quốc tế, nhất là các đi ều ước qu ốc tế, các hiê ̣p đi ̣nh đa phương ho ặc song phương mà các quốc gia đó tham gia.

Như vậy, Chủ quyền của Quốc Gia trên biển là quyền tối cao của quốc gia đối với vùng biển nằm bên trong đường biên giới quốc gia trên biển bao gồm vùng nội thủy và vùng lãnh hải; Đường biên giới quốc gia trên biển được xác định là đường ranh giới phía ngoài của lãnh hải mà mỗi điểm ở trên đường đó cách điểm gần nhất của đường cơ sở một khoảng cách bằng chiều rộng lãnh hải.

Đường biên giới quốc gia trên biển của nước CHXHCN Việt Nam được xác định là đường ranh giới phía ngoài của lãnh hải mà mỗi điểm ở trên đường đó cách điểm gần nhất của đường cơ sở một khoảng cách bằng 12 hải lí.

2.2.1.1 Các vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông

a) Nội thủy

Theo Tuyên bố của Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam ngày 12/05/1977, nội thủy của nước CHXHCN Việt Nam bao gồm:

Việt Nam, gồm: các vùng nước cảng biển, các vũng tàu, cửa sông, các vịnh, các vùng nước nằm kẹp giữa lãnh thổ đất liền và đường cơ sở.

- Vùng biển nằm ở phía trong đường cơ sở của các đảo, quần đảo của hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.

- Vùng nước lịch sử của Việt Nam trong vịnh Thái Lan (xác định theo Hiệp định về vùng nước lịch sử chung Việt Nam - Campuchia 07/07/1982)

Tại Điều 7 – Luật biên giới quốc gia năm 2003 của Việt Nam cũng ấn định nội thủy của Việt Nam bao gồm:

1. Các vùng nước phía trong đường cơ sở;

2. Vùng nước cảng được giới hạn bởi đường nối các điểm nhô ra ngoài khơi xa nhất của các công trình thiết bị thường xuyên là bộ phận hữu cơ của hệ thống cảng”.

Tại điều 9 Luật Biển Việt Nam quy định: “Nội thủy là vùng nước tiếp giáp

với bờ biển, ở phía trong đường cơ sở và là bộ phận lãnh thổ của Việt Nam

Tại điều 12 Luật Biển Việt Nam có quy định về chế độ pháp lý của nội thủy:

Nhà nước thực hiện chủ quyền hoàn toàn, tuyệt đối và đầy đủ đối với nội thủy như

trên lãnh thổ đất liền” [37].

Như vậy, nội thủy của Việt Nam được xác lập, phân định hoàn toàn phù hợp với các quy định nêu trong Công ước của LHQ về Luật biển 1982. Đây là vùng được xem như lãnh thổ đất liền mà Việt Nam thực hiện chủ quyền hoàn toàn, tuyệt đối và đầy đủ.

b) Lãnh hải

Lãnh hải Việt Nam được xác lập theo Tuyên bố của Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam ngày 12/5/1977: “Lãnh hải của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam rộng 12 hải lý, ở phía ngoài đường cơ sở nối liền các điểm nhô ra nhất của bờ biển và các điểm ngoài cùng của các đảo ven bờ của Việt Nam tính từ ngấn nước thủy triều thấp nhất trở ra” [58].

Và cũng được quy định tại Điều 9 -Luật biên giới quốc gia năm 2003: “lãnh hải Việt Nam rộng 12 hải lý tính từ đường cơ sở ra phía ngoài. Lãnh hải của Việt Nam bao

gồm lãnh hải của đất liền, lãnh hải của đảo, lãnh hải của quần đảo” [36], điều 11 Luật Biển Việt Nam: “Lãnh hải là vùng biển có chiều rộng 12 hải lý tính từ đường cơ sở” .

Theo đó cách xác định đường cơ sở cũng đã được quy định trong Luật biển Việt Nam, tại điều 8: “Đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam là đường cơ sở thẳng đã được Chính phủ công bố, Chính phủ xác định và công bố đường cơ sở ở những khu vực chưa có đường cơ sở sau khi được Ủy ban thường vụ

Quốc hội phê chuẩn” [37].

Lãnh hải ven bờ lục địa được tính từ hệ thống đường cơ sở thẳng đã công bố trong Tuyên bố của Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam về đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam ngày 12 tháng 11 năm 1982. Nhưng hệ thống này vẫn còn hai điểm ngỏ ở cửa vịnh Bắc Bộ và trên vịnh Thái Lan.

Như vậy, chiều rộng lãnh hải Việt Nam là 12 hải lý tính từ đường cơ sở trở ra, khoảng cách này là hoàn toàn phù hợp với Điều 3 - Công ước luật biển 1982, quy định giới hạn của lãnh hải không vượt quá 12 hải lý. Tại vùng biển này Việt Nam có chủ quyền đầy đủ và toàn vẹn đúng như Tuyên bố năm 1977: “Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thực hiện chủ quyền đầy đủ và toàn vẹn đối với lãnh hải của mình cũng như đối với vùng trời phía trên, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của lãnh hải”.

- Theo Hiệp định về phân định Vịnh Bắc Bộ giữa nước CHXHCN Việt Nam và CHND Trung Hoa ngày 25/12/2000, đường phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa giữa hai nước trong Vịnh Bắc Bộ và đường cửa vịnh được xác lập bằng 21 điểm nối tuần tự với nhau bằng các đoạn thẳng. Trong đó các điểm từ 1 đến 9 là biên giới lãnh hải của Việt Nam trong vịnh Bắc Bộ còn các điểm từ 9 đến 21 là ranh giới giữa vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của hai nước [27]. Như vậy, các điểm này là ranh giới bên ngoài của lãnh hải Việt Nam tại khu vực Vịnh Bắc Bộ chứ không phải hệ thống đường cơ sở để xác lập nội thủy và các vùng biển khác trong Vịnh.

Việt Nam tuyên bố đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam vào ngày 12/11/1982. Theo Tuyên bố này của Chính phủ, “đường cơ sở dùng để tính

chiều rộng lãnh hải của lục địa Việt Nam là đường thẳng gẫy khúc nối liền các điểm

có tọa độ ghi trong phụ lục đính kèm tuyên bố này” [57].Hệ thống đường cơ sở của

Việt Nam gồm 11 điểm có tọa độ xác định và còn để ngỏ hai điểm: điểm 0 nằm trên giao điểm giữa đường thẳng nối liền quần đảo Thổ Chu (Việt Nam) và đảo Poulowai (Campuchia) và đường phân định biên giới giữa hai bên trong vùng nước lịch sử; và điểm kết thúc ở cửa vịnh Bắc Bộ là giao điểm đường cửa vịnh với đường phân định biển trong vịnh Bắc Bộ. Theo Luật biên giới quốc gia 2003 thì đường cơ sở dùng để xác định chiều rộng lãnh hải của Việt Nam là “đường gãy khúc nối liền các điểm được lựa chọn tại ngấn nước thủy triều thấp nhất dọc bờ biển và các đảo gần bờ do

Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xác định công bố” [36]. Nếu

so sánh với Công ước Luật biển 1982, Việt Nam đã xác định đường cơ sở theo phương pháp đường cơ sở thẳng được quy định tại Điều 7 của Công ước.

Có thể thấy, ở Việt Nam, đường cơ sở được xác lập sau đường ranh giới bên ngoài của lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Đây là trường hợp hiếm gặp trong tiền lệ phân định biển bởi thông thường các đường ranh giới bên ngoài của lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa được xác lập sau khi đã xác lập được đường cơ sở. Tuy thế, đường cơ sở của Việt Nam cũng tuân thủ các quy định về đường cơ sở của Công ước Luật biển 1982 và phù hợp với các nước láng giềng để Việt Nam tham gia ký kết các Hiệp định về phân định biển.

2.2.1.2 Các vùng biển thuộc quyền chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông.

a) Vùng tiếp giáp lãnh hải

Trong Tuyên bố của chính phủ nước CHXHCN Việt Nam năm 1977 có ghi rõ: “Vùng tiếp giáp lãnh hải của nước CHXHCN Việt Nam là vùng biển tiếp liền phía ngoài của lãnh hải Việt Nam và có chiều rộng là 12 hải lý hợp với lãnh hải Việt Nam thành một vùng biển rộng 24 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều

rộng lãnh hải của Việt Nam” [58]. Tiếp theo đó, trong Luật Biên giới quốc gia năm

2003, Chính phủ Việt Nam cũng khẳng định: “Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển

tiếp liền phía ngoài lãnh hải có chiều rộng 12 hải lý”. Điều này cũng được khẳng

và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, có chiều rộng 12 hải lý tính từ ranh giới ngoài của lãnh hải.

Tuyên bố năm 1977 và Luật biển Việt Nam cũng quy định rõ về chế độ pháp lý của vùng tiếp giáp lãnh hải. Nhà nước Việt Nam có quyền thực hiện quyền chủ quyền, quyền tài phán cũng như các quyền khác đối với vùng biển này. Nhà nước cũng thực hiện việc kiểm soát cần thiết với vùng biển rộng 12 hải lý tiếp liền với lãnh hải nhằm bảo vệ an ninh, bảo vệ các quyền lợi về hải quan, thuế khóa, và nhằm bảo đảm sự tuân thủ và tôn trọng các quy định về y tế, di cư và nhập cư trên lãnh thổ hoặc trong lãnh hải Việt Nam. Những quy định này về cơ bản phù hợp với Công ước Luật biển 1982, nhưng có mở rộng thêm phạm vi kiểm soát cả với các tàu thuyền nước ngoài nhằm ngăn chặn và trừng trị vi phạm về an ninh và di cư trên đất liền hay trong lãnh hải Việt Nam. Việc mở rộng này là do hoàn cảnh lịch sử, và chúng ta đang xem xét sửa đổi lại cho phù hợp với Công ước Luật biển 1982.

b) Vùng đặc quyền kinh tế

Tuyên bố 1977 xác lập vùng đặc quyền về kinh tế Việt Nam: “tiếp liền lãnh hải Việt Nam và hợp với lãnh hải Việt Nam thành một vùng biển rộng 200 hải lý kể

từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam”. Kế thừa tinh thần đó,

trong Luật biên giới quốc gia 2003, có định nghĩa tại Điều 4: “Vùng đặc quyền về kinh tế là vùng biển tiếp liền phía ngoài lãnh hải và hợp với lãnh hải thành một vùng biển rộng hai trăm hải lý tính từ đường cơ sở, trừ trường hợp điều ước quốc tế giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các quốc gia hữu quan có quy định

khác”. Trong Luật Biển Việt Nam thì tại điều 15 “ vùng đặc quyền kinh tế là vùng

biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, hợp với lãnh hải thành một vùng biển có chiều rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở”.

Tại vùng đặc quyền về kinh tế, Nhà nước Việt Nam có chủ quyền hoàn toàn về việc thăm dò, khai thác, bảo vệ và quản lý tất cả các tài nguyên thiên nhiên, sinh vật và không sinh vật ở vùng nước, ở đáy biển và trong lòng đất dưới đáy biển của vùng này, có các quyền và thẩm quyền riêng biệt về các hoạt động khác phục vụ cho việc thăm dò và khai thác vùng đặc quyền về kinh tế nhằm mục đích

kinh tế, có thẩm quyền riêng biệt về nghiên cứu khoa học biển, thiết lập, lắp đặt và sử dụng các công trình, các đảo nhân tạo trong vùng đặc quyền về kinh tế của Việt Nam, cũng như có thẩm quyền riêng biệt trong việc về bảo vệ môi trường, chống ô nhiễm môi trường.

c) Thềm lục địa

Theo Tuyên bố năm 1977: “thềm lục địa nước CHXHCN Việt Nam bao gồm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) liên hợp quốc và vấn đề bảo vệ chủ quyền của việt nam trên biển đông (Trang 55 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)