Vai trò của Đại hội đồng Liên hợp quốc trong việc giải quyết tranh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) liên hợp quốc và vấn đề bảo vệ chủ quyền của việt nam trên biển đông (Trang 95 - 99)

CHƢƠNG II : CHỦ QUYỀN CỦA VIỆT NAM TRÊN BIỂN ĐÔNG

3.1 VAI TRÒ CỦA CÁC CƠ CHẾ LIÊN HỢP QUỐC TRONG VIỆC

3.1.1 Vai trò của Đại hội đồng Liên hợp quốc trong việc giải quyết tranh

phương cho các tranh chấp đa phương là một điều bất hợp lý, khó mang lại sự công bằng cho các bên. Rõ ràng, mục đích của đòi hỏi đàm phán song phương là chiến lược bẻ đũa từng chiếc, và mục đích của đòi hỏi không quốc tế hoá tranh chấp là đối phó với các nước yếu hơn. Thêm nữa, yêu sách của Trung Quốc về ranh giới lưỡi bò ảnh hưởng quyền lợi của tất cả các nước trên thế giới, nên quốc tế hoá tranh chấp là điều bất lợi cho Trung Quốc.

Do vậy, đối với Việt Nam, quốc tế hoá tranh chấp - mà một trong những cách quan trọng là đưa ra LHQ - là cần thiết để đương đầu với chiến lược và chủ trương của Trung Quốc. Nó cũng vận động được sự tham gia các nước trong khối ASEAN muốn bảo vệ quyền lợi của họ trước đe doạ từ ranh giới lưỡi bò – vốn cũng là một đe dọa rất lớn đối với Việt Nam.

Sau đây luận văn sẽ phân tích từng cơ chế mà LHQ có thể can thiệp trong việc giải quyết tranh chấp trên Biển Đông hiện nay thông qua việc nghiên cứu những mặt tích cực và hạn chế của các cơ quan chính của LHQ trong thực tiễn hoạt động của các cơ quan này với vai trò giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế, qua đó đưa ra kiến nghị cần thiết cho Việt Nam trong việc bảo vệ chủ quyền trên Biển Đông.

3.1.1 Vai trò của Đại hội đồng Liên hợp quốc trong việc giải quyết tranh chấp trên Biển Đông. chấp trên Biển Đông.

Trong việc duy trì hoà bình và an ninh quốc tế, Đại hội đồng có vai trò khá quan trọng, hoạch định những đường lối chung cho việc thực hiện đảm bảo hoà bình và an ninh thế giới. Nhiệm vụ duy trì hoà bình và an ninh quốc tế của Đại hội

đồng đã được ghi nhận rất rõ tại Điều 11 Hiến chương LHQ. Theo đó, Đại hội đồng LHQ có thể xem xét những nguyên tắc hợp tác chung về sự hợp tác để duy trì hoà bình và an ninh quốc tế, kể cả những nguyên tắc giải trừ quân bị, hạn chế vũ trang và đưa ra những kiến nghị cho các thành viên LHQ hay Hội đồng bảo an. Đại hội đồng có thể thảo luận mọi vấn đề liên quan đến việc duy trì hoà bình và an ninh quốc tế do bất kỳ thành viên nào của LHQ, hoặc do Hội đồng bảo an hay bất cứ quốc gia nào không phải là thành viên của LHQ đưa ra trước Đại hội đồng. Nếu mọi vấn đề thuộc loại này cần phải có một hành động thì Đại hội đồng chuyển lại cho Hội đồng bảo an trước hoặc sau khi thảo luận. Ngày 23/9/2009, trong ngày họp đầu tiên của Đại hội đồng LHQ, các cường quốc đã cảnh báo Iran và Bắc Triều Tiên về hậu quả của cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân. Ngày 24/9/2009, tại New York, dưới sự chủ toạ của Tổng thống Mỹ Barack Obama, Hội đồng bảo an LHQ đã họp thượng đỉnh về vấn đề không phổ biến hạt nhân và giải trừ vũ khí hạt nhân. Trong khuôn khổ cuộc họp này, Hội đồng bảo an đã thông qua nghị quyết về một thế giới không có hạt nhân [93].

Ngoài ra, Đại hội đồng cũng có thể lưu ý HĐBA về những tình thế có khả năng làm nguy hại cho hoà bình và an ninh quốc tế. Theo điều 35 hiến chương LHQ, thì mọi thành viên LHQ hay không phải thành viên LHQ đều có thể lưu ý ĐHĐ những tình thế có thể xảy ra tranh chấp đe dọa đến hòa bình và an ninh quốc tế. ĐHĐ sẽ giải quyết những việc mà ĐHĐ lưu ý tới. Như đưa ra kiến nghị về việc giải quyết các tranh chấp quốc tế với một bên hữu quan hay các bên hữu quan hoặc với HĐBA hay với cả các bên hữu quan và HĐBA. Đại hội đồng có thể áp dụng triệt để các biện pháp hòa bình như hòa giải, điều tra, trung gian... (nếu tranh chấp không được chuyển giao cho Hội đồng bảo an), nhằm xem xét và giải quyết linh hoạt mọi vấn đề.

Trong thực tiễn hoạt động của LHQ, quyền lực của ĐHĐ đã từng được tăng cường hơn so với những quy định trong Hiến Chương. Thật vậy, để giải quyết vấn đề Triều Tiên trong lúc HĐBA đã bị vô hiệu hóa do sự phủ quyết của Liên Xô, theo đề nghị của Mỹ, ĐHĐ đã ban hành Nghị quyết 337(V) ngày 3/11/1950 với tên gọi "Nghị

quyết Đoàn kết vì hòa bình" (Uniting for Peace) hay còn gọi là "Nghị quyết Acheson" (tên của Ngoại trưởng Mỹ thời đó) cho phép ĐHĐ thực hiện chức năng của HĐBA"[19], nếu HĐBA không thể đảm nhiệm trọng trách duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, khi hòa bình bị phá hoại hoặc bị đe dọa, hay có hành vi xâm lược, vì không đạt được sự nhất trí giữa các thành viên". Có nghĩa, trong trường hợp hòa bình bị phá hoại hoặc bị đe dọa, hay có hành vi xâm lược, mà HĐBA vì không đạt được sự nhất trí giữa các thành viên nên bị tê liệt, không thể hành động, Nghị quyết 377(V) cho phép ĐHĐ xem xét vấn đề ngay lập tức để có khuyến nghị với các nước thành viên thực hiện các biện pháp tập thể, bao gồm các biện pháp cưỡng chế khi cần thiết nhằm duy trì, khôi phục hòa bình và an ninh quốc tế. Dựa vào quy định này, ngày 18/5/1951, ĐHĐ đã ra quyết định cấm vận đối với các mặt hàng chiến lược được đưa vào Trung Hoa cộng sản trong cuộc chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên. Cuộc chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên lần thứ nhất là trường hợp sử dụng biện pháp cưỡng chế duy nhất mà ĐHĐ đã tiến hành khi xem xét những vấn đề liên quan tới duy trì hòa bình và an ninh quốc tế. Theo đúng quy định của Hiến Chương, trong lĩnh vực duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, ĐHĐ không có quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế mà chỉ có thể đưa ra khuyến nghị. Tuy nhiên, ĐHĐ lại có thể ra các nghị quyết mang tính chất bắt buộc thành lập nên các cơ quan bổ trợ hoạt động trong lĩnh vực này. Trên thực tế, ĐHĐ đã áp dụng Nghị quyết Đoàn kết vì hòa bình thành lập ra các cơ quan bổ trợ - lực lượng gìn giữ hòa bình - hoạt động tại các quốc gia với điều kiện được các quốc gia này cho phép. Đó là lực lượng gìn giữ hòa bình cho cuộc khủng hoảng ở Suez ngày 7/11/1956 và lực lượng gìn giữ hòa bình tại Cônggô năm 1960. Hai lực lượng gìn giữ hòa bình này đã bị hai thành viên thường trực HĐBA là Liên Xô và Pháp phản đối gay gắt và từ chối đóng góp kinh phí cho hoạt động của chúng. Việc này đã khiến LHQ phải yêu cầu TACLQT có ý kiến tư vấn bằng văn bản về tính hợp pháp của hai lực lượng này. Trong ý kiến tư vấn năm 1962 về một số chi phí của LHQ, TACLQT đã công nhận tính hợp pháp về việc thành lập cả hai lực lượng gìn giữ hòa bình nêu trên [19]. Có thể thấy, việc ĐHĐ thành lập các lực lượng gìn giữ hòa bình trên cơ sở được nước chủ nhà chấp thuận không thực sự là những hoạt động

mang tính chất cưỡng chế theo nghĩa của chương VII HĐBA. Do đó, không thể coi đây là hành vi vi phạm Hiến Chương, lấn lướt những quyền năng ưu tiên mà Hiến Chương đã quy định dành riêng cho HĐBA.

Trong gần 70 năm qua, Đại hội đồng LHQ đã thông qua nhiều nghị quyết và tuyên bố nhằm nâng cao hiệu quả của mình trong việc duy trì hoà bình và an ninh quốc tế. Các nghị quyết và tuyên bố quan trọng nhất trong lĩnh vực này là: Tuyên bố năm 1970 về tăng cường an ninh quốc tế; Nghị quyết 3314 năm 1974 về định nghĩa xâm lược; Tuyên bố năm 1988 về ngăn ngừa và loại trừ tranh chấp và tình thế có thể đe doạ hoà bình, an ninh quốc tế và vai trò của LHQ trong lĩnh vực này…[78].

Vì đây là cơ quan toàn thể cao nhất của LHQ và có sự tham gia của tất cả các thành viên LHQ, nên ĐHĐ đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hòa bình và an ninh quốc tế. Do các nước trong tranh chấp trên Biển Đông đều là thành viên của LHQ nên có thể đưa vấn đề tranh chấp trên biển Đông ra Đại hội đồng LHQ để thảo luận. Tuy nhiên, phần lớn các nước trên thế giới đều trung lập về vấn đề chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa nên Đại hội đồng LHQ khó có thể ra một nghị quyết có lợi cho chủ quyền Việt Nam. Thêm vào đó, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc không có thẩm quyền để phân xử tranh chấp lãnh thổ - chỉ có cơ quan xét xử của LHQ, tức Toà án Công lý Quốc tế, mới có thẩm quyền này. Nhưng Việt Nam cũng có thể thông qua vai trò của Đại hội đồng để yêu cầu Tòa án công lý quốc tế đưa ra ý kiến tư vấn theo Điều 65 Quy chế của tòa. Vì thảo luận trước Đại hội đồng LHQ không có khả năng giải quyết tranh chấp chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa. Việt Nam và các nước ASEAN nên dùng thảo luận này để tranh thủ sự ủng hộ của thế giới cho những mục tiêu giới hạn hơn nhưng cần thiết cho mình.

Mới đây, vào ngày 27/9/2013 khi thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tham dự Đại hội đồng LHQ khóa 68, thủ tướng đã có bài phát biểu quan trọng và được đánh giá cao của cộng đồng quốc tế. Trong đó đối với vấn đề Biển Đông thủ tướng nêu rõ quan điểm và lập trường nhất quán của Việt Nam là mong muốn giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình. Có thể nói đây là một bước tiến quan trọng trong chiến lược đối phó với

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) liên hợp quốc và vấn đề bảo vệ chủ quyền của việt nam trên biển đông (Trang 95 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)