Quan điểm của Việt Nam trong việc giải quyết tranh chấp trên Biển Đông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) liên hợp quốc và vấn đề bảo vệ chủ quyền của việt nam trên biển đông (Trang 76)

CHƢƠNG II : CHỦ QUYỀN CỦA VIỆT NAM TRÊN BIỂN ĐÔNG

2.3 THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRÊN BIỂN ĐÔNG

2.3.1 Quan điểm của Việt Nam trong việc giải quyết tranh chấp trên Biển Đông

CỦA VIỆT NAM

2.3.1 Quan điểm của Việt Nam trong việc giải quyết tranh chấp trên Biển Đông Biển Đông

Quan điểm của Việt Nam trong việc giải quyết tranh chấp trên biển với các nước láng giềng nói chung được nêu rõ trong khoản 7 của Tuyên bố ngày 12/5/1977 về lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước CHXHCN Việt Nam: “ Chính phủ nước cộng hòa XHCN Việt Nam sẽ cùng các nước liên quan, thông qua thương lượng trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền của nhau, phù hợp với luật pháp và tập quán quốc tế, giải quyết các vấn đề về các vùng biển và thềm lục địa của mỗi bên ”[58].

Nghị quyết của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam ngày 23/6/1994 về việc phê chuẩn Công ước luật Biển 1982 của Liên hợp quốc cũng đã chỉ rõ: “Quốc hội một lần nữa khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và chủ trương giải quyết các bất đồng liên quan tới Biển Đông thông qua thương lượng hòa bình… Các bên liên quan cần duy trì ổn định trên cơ sở giữ nguyên hiện trạng, không hành động làm phức tạp thêm tình hình, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực ”.

Trong nhiều phát biểu của mình về vấn đề tranh chấp Biển Đông, trước sau như một, Việt Nam chủ trương giải quyết các bất đồng thông qua thương lượng hòa bình trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế và thực tiễn quốc tế, đặc biệt là Công ước của LHQ về Luật biển 1982 và tinh thần của Tuyên bố về Cách ứng xử của các bên ở Biển Đông năm 2002 (DOC), cũng như thỏa thuận chung đạt được giữa lãnh đạo cấp cao của các bên. Việc giải quyết tranh chấp phải dựa trên nguyên tắc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và tinh thần láng giềng, hữu nghị, nhằm giữ gìn hòa bình, ổn định và tìm kiếm giải pháp cơ bản, lâu dài mà các bên đều có thể chấp nhận được. Với tinh thần đó, Việt Nam tích cực tiến hành các cuộc đàm phán cấp Chính phủ

với các bên tranh chấp về biên giới lãnh thổ cũng như tham gia các Hội nghị về an ninh, quốc phòng nhằm thúc đẩy, tăng cường nhịp độ đàm phán, phối hợp giải quyết thỏa đáng các vấn đề nảy sinh trên tinh thần láng giềng hữu nghị, đồng chí anh em, không làm phức tạp thêm tình hình.

Việt Nam luôn cho rằng giữa hai nước Việt Nam – Trung Quốc vẫn còn có sự nhận thức khác biệt nên có những tranh chấp phát sinh. Chính vì thế, sau hàng loạt hành động vi phạm mà phía Trung Quốc gây ra đối với tàu và ngư dân Việt Nam, phía Việt Nam đã rất bình tĩnh và mềm dẻo trong cách hành xử đáp trả, Nhà nước vẫn giữ phương châm kiên trì đàm phán hòa bình. Ngày 5/6/2011 tại Hội nghị An ninh Châu Á lần thứ 10 tổ chức tại Singapore, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh trong bài phát biểu quan trọng về “Ứng phó với các

thách thức an ninh biển mới” đã nhấn mạnh rằng: “đối với các vấn đề, vụ việc xảy

ra trên biển, chúng ta cần kiên trì, kiềm chế, xử lý rất bình tĩnh, trên tầm cao chiến lược và nhận thức quan trọng về tính chất của thời đại, trong đó đặc biệt cần tuân

thủ luật pháp quốc tế, công khai minh bạch” [93]. Cũng trong phần cuối bài phát

biểu của mình, đại tướng Phùng Quang Thanh một lần nữa khẳng định tinh thần nhân đạo, hợp tác hữu nghị và chính sách quốc phòng của Việt Nam nhằm đối phó với các mối đe dọa an ninh trên biển vì mục đích hòa bình, ổn định và phát triển:

“…Là một quốc gia biển, trải qua nhiều cuộc chiến tranh, chúng tôi thấu hiểu giá trị của hòa bình và ổn định cho xây dựng và phát triển đất nước. Chính vì vậy, chính sách quốc phòng của Việt Nam là hòa bình và tự vệ; Việt Nam luôn chủ trương mở rộng quan hệ hợp tác với quân đội các nước trong và ngoài khu vực, tăng cường hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau, phối hợp trong các hoạt động nhằm đối phó với các mối đe dọa an ninh chung, trong đó có an ninh biển. Việt Nam luôn coi an ninh quốc gia của mình gắn liền với an ninh khu vực và Thế giới, mong muốn là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong Cộng đồng quốc tế, tăng cường xây dựng lòng tin, phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước láng giềng, các nước trong khu vực và Thế giới vì hòa bình, ổn định và phát triển..” [93].

Quốc trở nên căng thẳng, hai quốc gia đã kiềm chế, cùng ngồi đàm phán và nhất trí cho rằng giải quyết thỏa đáng vấn đề trên biển Việt Nam – Trung Quốc là phù hợp với lợi ích căn bản và nguyện vọng chung của nhân dân hai nước, có lợi cho hòa bình, hợp tác và phát triển khu vực. Ngày 10/11/2011 trên cơ sở kết quả đã đạt được từ các thỏa thuận giữa các bên, Lãnh đạo hai nước đã đi đến ký kết văn kiện mới “Thỏa thuận những Nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa”, xử lý và giải quyết vấn đề trên biển theo các nguyên tắc như:

Thứ nhất: Lấy đại cục quan hệ hai nước làm trọng, xuất phát từ tầm cao chiến lược và toàn cục, dưới sự chỉ đạo của phương châm “láng giềng hữu nghị,

hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và tinh thần “láng giềng

tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”, kiên trì thông qua hiệp thương hữu nghị, xử lý và giải quyết thỏa đáng vấn đề trên biển, làm cho Biển Đông trở thành vùng biển hòa bình, hữu nghị, hợp tác, đóng góp vào việc phát triển quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc, góp phần duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực.

Thứ hai: Trên tinh thần tôn trọng đầy đủ chứng cứ pháp lý và xem xét các

yếu tố liên quan khác như lịch sử, thực tiễn, đồng thời chiếu cố đến quan ngại hợp lý của nhau, với thái độ xây dựng, cố gắng mở rộng nhận thức chung, thu hẹp bất đồng, không ngừng thúc đẩy tiến trình đàm phán. Căn cứ chế độ pháp lý và nguyên tắc được xác định bởi luật pháp quốc tế trong đó có Công ước Luật biển 1982, nỗ lực tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được cho các vấn đề tranh chấp trên biển.

Thứ ba: Trong tiến trình đàm phán vấn đề trên biển, hai bên nghiêm chỉnh

tuân thủ thỏa thuận và nhận thức chung mà lãnh đạo cấp cao hai nước đã đạt được, thực hiện nghiêm túc nguyên tắc và tinh thần của “Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông” . Đối với tranh chấp trên biển giữa Việt Nam - Trung Quốc, hai bên giải quyết thông qua đàm phán và hiệp thương hữu nghị. Nếu tranh chấp liên quan đến các nước khác, thì sẽ hiệp thương với các bên tranh chấp khác.

Thứ tư: Trong tiến trình tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài cho vấn đề trên biển, trên tinh thần tôn trọng lẫn nhau, đối xử bình đẳng, cùng có lợi, tích cực bàn bạc thảo luận về những giải pháp mang tính quá độ, tạm thời mà không ảnh hưởng đến lập trường và chủ trương của hai bên, bao gồm việc tích cực nghiên cứu và bàn bạc về vấn đề hợp tác cùng phát triển theo những nguyên tắc đã nêu tại Điều 2 của Thỏa thuận.

Thứ năm: Giải quyết các vấn đề trên biển theo tinh thần tuần tự tiệm tiến, dễ trước khó sau. Vững bước thúc đẩy đàm phán phân định vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ, đồng thời tích cực bàn bạc về vấn đề hợp tác cùng phát triển tại vùng biển này. Tích cực thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực ít nhạy cảm như bảo vệ môi trường biển, nghiên cứu khoa học biển, tìm kiếm, cứu hộ cứu nạn trên biển, phòng chống, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai. Nỗ lực tăng cường tin cậy lẫn nhau để tạo điều kiện cho việc giải quyết các vấn đề khó khăn hơn.

Thứ sáu: Hai bên tiến hành cuộc gặp định kỳ Trưởng đoàn đàm phán biên

giới cấp Chính phủ một năm hai lần, luân phiên tổ chức, khi cần thiết có thể tiến hành các cuộc gặp bất thường. Hai bên nhất trí thiết lập cơ chế đường dây nóng trong khuôn khổ đoàn đại biểu cấp Chính phủ để kịp thời trao đổi và xử lý thỏa đáng vấn đề trên biển.

Bản thỏa thuận đã tạo cơ sở pháp lý cho việc bàn bạc và giải quyết vấn đề tranh chấp Biển Đông giữa hai quốc gia. Tuy nhiên, để có thể tìm kiếm một giải pháp quá độ tạm thời hay giải pháp lâu dài vẫn rất cần tới thiện chí và sự nỗ lực của cả hai bên trong việc nghiêm túc thực hiện các nguyên tắc đã được ký kết.

Bên cạnh việc duy trì và tăng cường quan hệ Việt Nam – Trung Quốc, cũng như tạo động lực thúc đẩy hợp tác và tích cực đàm phán về phân định khu vực ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ kết hợp với tìm kiếm khả năng hợp tác phù hợp, Việt Nam luôn hướng đến các giải pháp hòa bình cho tranh chấp Biển Đông.

Luật Biển Việt Nam năm 2012 cũng tiếp tục ghi nhận các nguyên tắc quản lý và bảo vệ biển, trong đó nhấn mạnh việc quản lý và bảo vệ biển được thống nhất theo quy định của pháp luật Việt Nam, phù hợp với Hiến chương LHQ và các điều ước quốc tế khác mà nước CHXHCN Việt Nam là thành viên; Nhà nước giải quyết các tranh chấp

liên quan đến biển, đảo với các nước khác bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với Công ước của LHQ về luật Biển năm 1982, pháp luật và thực tiễn quốc tế.

2.3.2 Giải quyết tranh chấp giữa Việt Nam với các nƣớc trong khu vực tại các vùng biển chồng lấn trên Biển Đông

Mặc dù Việt Nam có các vùng biển và thềm lục địa chồng lấn với hầu hết các nước trong khu vực Biển Đông như Trung Quốc, Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Campuchia, Brunei nhưng không phải với quốc gia nào cũng xảy ra tình trạng tranh chấp. Vấn đề phân chia quyền lợi hay giải quyết tranh chấp với các quốc gia tại vùng biển chồng lấn đều được Việt Nam thực hiện thông qua thương lượng, hòa bình. Việt Nam đã tiến hành đàm phán với các nước và đi đến ký kết nhiều Hiệp định quan trọng để giải quyết vấn đề vùng biển chồng lấn như: Hiệp định về Vùng nước lịch sử với Campuchia ngày 7/7/1982; Hiệp định phân định ranh giới vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa với Thái Lan ngày 09/08/1997 có hiệu lực từ 26/02/1998; Hiệp định phân định ranh giới thềm lục địa với Indonesia ngày 26/06/2003 có hiệu lực từ 29/05/2007; Hiệp định phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa trong Vịnh Bắc Bộ với Trung Quốc ngày 29/12/2000 có hiệu lực 30/06/2004.

a) Giải quyết phân định biên giới biển giữa Việt Nam với Campuchia tại Vịnh Thái Lan

Ngày 07/7/1982, Chính phủ hai nước Việt Nam - Campuchia đã ký Hiệp định về vùng nước lịch sử, ngoài nội dung xác định vùng nước lịch sử giữa hai nước trong Vịnh Thái Lan, Hiệp định cũng thoả thuận sẽ hoạch định đường biên giới biển giữa hai nước vào thời điểm thích hợp. Hiện nay, hai nước đang tập trung tiến hành đàm phán phân định biên giới trên đất liền, vấn đề biên giới trên biển sẽ được tiếp tục đàm phán, giải quyết trong thời gian tới.

Việc ký kết Hiệp định về Vùng nước lịch sử có ý nghĩa rất quan trọng, đã giải quyết được vấn đề chủ quyền các đảo giữa hai nước, một vấn đề tranh chấp phức tạp kéo dài nhiều năm chưa giải quyết được, tạo cơ sở pháp lý để hai nước

quản lý, bảo vệ, khai thác các vùng biển của mình, góp phần tạo môi trường an ninh trật tự chung trên biển, củng cố mối quan hệ hợp tác hữu nghị giữa hai nước.

b) Giải quyết vùng chồng lấn giữa Việt Nam với Thái lan tại Vịnh Thái Lan

Trong Vịnh Thái Lan, Việt Nam và Thái Lan là hai nước có bờ biển đối diện, cùng có quyền mở rộng vùng biển của mình, do đó đã tạo ra một vùng chồng lấn rộng khoảng 6.074 km2. Ngày 09/08/1997, tại Băng Cốc Thái Lan, Bộ trưởng Ngoại giao hai nước Việt Nam và Thái Lan đã chính thức ký “Hiệp định về phân định

ranh giới trên biển giữa hai nước trong Vịnh Thái Lan” . Hiệp định chính thức có

hiệu lực ngày 27/02/1998. Đây là hiệp định phân định biển đầu tiên của Việt Nam giải quyết dứt điểm vùng biển chồng lấn với các nước láng giềng, cũng là hiệp định phân định biển đầu tiên trong khu vực Vịnh Thái Lan và hiệp định đầu tiên ở khu vực Đông Nam Á sau khi công ước luật biển 1982 có hiệu lực.

Như vậy, giữa Thái Lan và Việt Nam hai vấn đề lớn trên biển đã được giải quyết thỏa đáng, đó là phân định thềm lục địa và phân định vùng đặc quyền kinh tế.

c) Giải quyết vùng chồng lấn giữa Việt Nam với Indonexia

Khu vực thềm lục địa chồng lấn phải phân định giữa hai nước nằm ở phía Đông Nam nước ta và Tây Bắc đảo lớn Borneo của Indonexia. Trong khu vực phân định này, đảo xa bờ nhất của Việt Nam là Côn Đảo, nằm cách bờ biển của ta khoảng 90 km. Tháng 6/1978, Việt Nam bắt đầu đàm phán về phân định thềm lục địa với Indonexia. Sau 25 năm đàm phán, Việt Nam và Indonexia đã đi đến giải pháp cuối cùng về phân định ranh giới vùng thềm lục địa giữa hai nước. Ngày 26/06/2003, Hiệp định giữa Việt Nam và Indonexia về phân định thềm lục địa giữa hai nước đã được ký chính thức; hai bên trao đổi văn kiện phê chuẩn để có hiệu lực từ ngày 29/05/2007. Theo hiệp định, mọi tranh chấp giữa các bên ký kết nảy sinh trong việc giải thích hoặc thực hiện Hiệp định này sẽ được giải quyết một cách hòa bình thông qua hiệp thương và đàm phán.

Như vậy, trên cơ sở đã đạt được, Việt Nam và Indonexia còn phải phân định vùng đặc quyền kinh tế chồng lấn giữa hai nước. Thực hiện thỏa thuận của Lãnh đạo cấp cao hai nước nhân chuyến thăm Indonexia của Thủ tướng Chính phủ

Nguyễn Tấn Dũng (9/2007), chuyên gia hai nước đã và đang tiến hành đàm phán phân định vùng biển nói trên. Ngày 8/5/2011, bên lề Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 18 tại Jakarta (Indonexia), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có cuộc tiếp xúc song phương với Tổng thống nước chủ nhà Susilo Bambang Yudhoyono. Song song với việc triển khai tích cực Bản ghi nhớ về hợp tác nghề cá và các vấn đề biển (ký tháng 10/2010), lãnh đạo hai nhà nước đã nhất trí cùng chỉ đạo các cơ quan liên quan của hai bên để hoàn tất đàm phán phân định vùng đặc quyền kinh tế chồng lấn giữa hai nước. [15, tr.376]

d) Giải quyết tranh chấp về đường biên giới trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc trong Vịnh Bắc Bộ

Vịnh Bắc Bộ được bao bọc bởi Việt Nam và Trung Quốc có diện tích 123.700 km2, chiều ngang nơi rộng nhất khoảng 320 (176 hải lý) và nơi hẹp nhất khoảng 220 km (119 hải lý). Chiều dài bờ biển phía Việt Nam khoảng 763 km, còn phía Trung Quốc khoảng 695 km. Cuộc đàm phán về biên giới lãnh thổ, trong đó có vấn đề phân định Vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc đã được tiến hành từ đầu những năm 70. Trong các năm 1974, 1977 -1978, hai nước đã tiến hành 2 vòng đàm phán về phân định. Nhưng phải đến 19/10/1993, hai nước mới ký được thỏa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) liên hợp quốc và vấn đề bảo vệ chủ quyền của việt nam trên biển đông (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)