CHƢƠNG II : CHỦ QUYỀN CỦA VIỆT NAM TRÊN BIỂN ĐÔNG
2.2 CƠ SỞ ĐỂ KHẲNG ĐỊNH CHỦ QUYỀN CỦA VIỆT NAM TRÊN
2.2.2 Cơ sở pháp lý để bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông
2.2.2.1 Hệ thống các văn bản pháp luật trong nước
So với các quốc gia trong khu vực, Việt Nam là quốc gia ven biển sớm có chính sách, pháp luật về chủ quyền và an ninh trên biển. Hiến pháp năm 1980 đã khẳng định: “Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, vùng trời, vùng biển
và các hải đảo” (Điều 1). Chủ quyền của Việt Nam trên biển tiếp tục được khẳng
định trong Hiến pháp năm 1992: “Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, các hải đảo, vùng biển và vùng trời” (Điều 1).
Trước và sau thời gian ban hành Hiến pháp năm 1980, Chính phủ Việt Nam đã ban hành hai văn bản quan trọng, đó là: Tuyên bố về lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ngày 12/5/1977 và Tuyên bố về đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam ngày 12/11/1982.
Tuyên bố ngày 12/5/1977 của Chính phủ Việt Nam đã khẳng định: “Lãnh hải nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam rộng 12 hải lí, ở phía ngoài đường cơ sở nối liền các điểm nhô ra nhất của bờ biển và các điểm ngoài cùng của các đảo ven bờ của Việt Nam tính từ ngấn nước thủy triều thấp nhất trở ra. Vùng biển ở phía trong đường cơ sở và giáp với bờ biển là nội thuỷ của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện chủ quyền đầy
đủ và toàn vẹn với lãnh hải của mình cũng như đối với vùng trời, đáy biển và lòng
đất dưới đáy biển của lãnh hải” (đoạn 1). Còn, Tuyên bố ngày 12/11/1982 đã nêu rõ
cách xác định đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam: “Đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của lục địa Việt Nam là đường thẳng gãy khúc nối liền các điểm có tọa độ ghi trong phụ lục kèm theo Tuyên bố này”.
Hai tuyên bố trên đã tạo cơ sở pháp lí để xác định đường cơ sở dùng để tính chiều rộng các vùng biển của Việt Nam và là căn cứ để xác định đường biên giới, khẳng định chủ quyền quốc gia của Việt Nam trên biển.
Ngày 29/01/1980, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Nghị định số 30-CP ngày 29/01/1980 về quy chế cho tàu thuyền nước ngoài hoạt động trên các vùng biển của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Nghị định số 31-CP ngày 29/01/1980 về quy định việc tàu thuyền nước ngoài tiến hành hoạt động nghề cá trên các vùng biển của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Để cụ thể hoá Hiến pháp năm 1980, Hiến pháp năm 1992, bảo vệ chủ quyền, an ninh trên biển của Việt Nam và từng bước chuyển hoá quy định của UNCLOS vào trong quy định tương ứng của pháp luật Việt Nam, Nhà nước Việt Nam đã ban hành một số văn bản pháp luật cơ bản quan trọng như:
- Luật biên giới quốc gia (năm 2003); - Luật an ninh quốc gia (năm 2004); -.Luật biển Việt Nam (năm 2012)
- Pháp lệnh về lực lượng cảnh sát biển Việt Nam (năm 2008);
- Nghị định của Chính phủ số 140/2004/NĐ-CP ngày 25/6/2004 về việc quy định chi tiết một số điều của Luật biên giới quốc gia;
- Nghị định của Chính phủ số 32/2010/NĐ-CP ngày 30/3/2010 về quản lí hoạt động thuỷ sản của tàu cá nước ngoài trong vùng biển Việt Nam;
- Nghị định của Chính phủ số 161/2003/NĐ-CP ngày 18/12/2003 về quy chế khu vực biên giới biển;
xử phạt vi phạm hành chính trên các vùng biển và thềm lục địa của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
- Thông tư của Bộ quốc phòng số 89/2004/TT-BQP ngày 19/6/2004 về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định của Chính phủ số 161/2003/NĐ-CP về quy chế khu vực biên giới biển;
- Thông tư của Bộ quốc phòng số 137/2005/TT-BQP ngày 20/9/2005 về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định của Chính phủ số 137/2004/NĐ-CP ngày 16/6/2004 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trên các vùng biển và thềm lục địa của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam v.v.. [14].
Trong đó, các văn bản quy phạm pháp luật điển hình như:
- Luật biên giới quốc gia đã xác định biên giới của Việt Nam trên biển là:
“Biên giới quốc gia trên biển được hoạch định và đánh dấu bằng các tọa độ trên hải đồ là ranh giới phía ngoài lãnh hải của đất liền, lãnh hải của đảo, lãnh hải của quần đảo của Việt Nam được xác định theo UNCLOS và các điều ước quốc tế giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các quốc gia hữu quan. Các đường ranh giới phía ngoài vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa xác định chủ quyền, quyền tài phán của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo UNCLOS và các điều ước quốc tế giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam với các quốc gia hữu quan. Biên giới quốc gia trong lòng đất là mặt thẳng đứng từ biên giới quốc gia trên đất liền và biên giới quốc gia trên biển xuống lòng đất. Ranh giới trong lòng đất thuộc vùng biển là mặt thẳng đứng từ các đường ranh giới phía ngoài của vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa xuống lòng đất xác định chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo UNCLOS và các điều ước quốc tế giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
với các quốc gia hữu quan” (Điều 5)[36].
Luật biên giới quốc gia cũng nêu cách xác định đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải và các vùng biển khác của Việt Nam, theo đó: “Đường cơ sở là đường gãy khúc nối liền các điểm được lựa chọn tại ngấn nước thuỷ triều thấp nhất
dọc theo bờ biển và các đảo gần bờ do Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam xác định và công bố” (khoản 1 Điều 4).
Ngoài ra, Luật biên giới quốc gia còn đề cập khái niệm vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa và quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải v.v. tất cả đã tạo nên cơ sở pháp lí vững chắc khẳng định chủ quyền và quyền chủ quyền trên các vùng biển, đảo của Việt Nam.
- Luật an ninh quốc gia được Quốc hội thông qua ngày 03/12/2004, có hiệu lực từ ngày 01/7/2005 đã xác định trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong việc bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc gia của Việt Nam trên biển: “Bộ đội biên phòng, cảnh sát biển là cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia ở khu vực biên giới trên đất liền và khu vực biên giới trên biển” (điểm c khoản 1 Điều 22).
- Nhằm tạo điều kiện giao lưu, hợp tác với nước ngoài bằng đường biển, trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, Việt Nam đã ban hành Nghị định số 30-CP ngày 29/01/1980 về quy chế pháp lí cho tàu thuyền nước ngoài hoạt động trên các vùng biển của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Theo đó, nhằm đảm bảo chủ quyền, an ninh của Việt Nam trên biển thì: “Mọi tàu thuyền nước ngoài hoạt động trên các vùng biển Việt Nam (bao gồm việc vào, ra, qua lại, trú đậu và làm các công việc khác) đều phải tôn trọng chủ quyền của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối với từng vùng biển; phải chấp hành đầy đủ những quy định của Nghị định này và những luật lệ, chế độ, quy định khác có liên quan của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, do các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước Việt Nam ban hành. Tàu, thuyền nước ngoài hoạt động trong vùng biển phải chịu sự giám sát và sự kiểm soát của các lực lượng Việt Nam có thẩm quyền nhằm đảm bảo sự tôn trọng và chấp hành Nghị định này và những luật lệ, chế độ, quy định khác có liên quan của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”
(Điều 2) hoặc “Tàu thuyền nước ngoài khi ở trong nội thuỷ Việt Nam, ngoài sắc cờ của nước mà tàu mang quốc tịch phải treo quốc kì của Việt Nam ở đỉnh cột tàu cao nhất phía trước: phải chấp hành đầy đủ các quy định về đèn tín hiệu phù hợp với các loại tàu và hoạt động của tàu do các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam ban
hành và phù hợp với các quy định chung của luật quốc tế về giao thông trên biển”
(Điều 8); “Trong nội thuỷ và lãnh hải Việt Nam, tàu thuyền nước ngoài phải đi nhanh chóng, liên tục theo đúng tuyến đường và đúng hành lang quy định, không được vào các khu vực cấm” (Điều 9) v.v..
- Luật biển Việt Nam được Quốc hội đã thông qua ngày 21/6/2012. Quá trình xây dựng Luật này được bắt đầu từ năm 1998 trải qua 3 nhiệm kì Quốc hội các khoá X, XI, XII [14]. Luật biển Việt Nam gồm 7 chương 55 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2013. Đây là văn bản luật có nội dung liên quan đến nhiều lĩnh vực. Luật biển Việt Nam gồm 7 chương đề cập các nội dung chủ yếu sau: nguyên tắc, chính sách quản lí và bảo vệ biển; phạm vi và quy chế của nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa; quy chế các đảo, quần đảo Việt Nam; các hoạt động trong vùng biển Việt Nam; tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ; bảo vệ tài nguyên và môi trường biển; nghiên cứu khoa học biển; tuần tra kiểm soát trên biển; hợp tác quốc tế về biển [14].
Phù hợp với quy định trong UNCLOS, Luật biển Việt Nam quy định rõ ràng về các vùng biển của Việt Nam, bao gồm nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Việt Nam thực hiện chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia đối với các vùng biển này. Chủ quyền của Việt Nam đối với các đảo, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã được quy định trong các văn bản luật đã có trước đây như Luật biên giới quốc gia, tiếp tục được khẳng định rõ trong Luật biển Việt Nam. Việc Quốc hội thông qua Luật biển Việt Nam là hoạt động lập pháp quan trọng nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp lí về biển, phục vụ cho việc sử dụng, quản lí, bảo vệ các vùng biển, đảo và phát triển kinh tế biển của Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hội nhập quốc tế và tăng cường hợp tác với các nước, vì hoà bình, ổn định trong khu vực và trên thế giới.
2.2.2.2 Điều ước Quốc tế mà Việt Nam đã tham gia hoặc ký kết:
Để bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông, chúng ta không chỉ quan tâm tới các văn bản pháp luật trong nước mà còn phải nghiên cứu các điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia, Cụ thể :
- Hiến Chương LHQ năm 1945
- Công ước của LHQ về Luật biển năm 1982 - Quy chế Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ)
- Hiệp định Phân định Vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc, ngày 25/12/2000.
- Hiệp định về hợp tác nghề cá trong Vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc, ngày 25/12/2000 và Nghị định thư bổ sung Hiệp định hợp tác nghề cá Vịnh Bắc Bộ, ngày 29/4/2004.
- Hiệp định giữa Thái Lan và Việt Nam trong việc phân định biên giới biển giữa hai quốc gia trong Vịnh Thái Lan ngày 9/8/1997.
- Hiệp định phân định thềm lục địa Việt Nam và Indonexia năm 2003 - Hiệp định về vùng nước lịch sử giữa Việt Nam và Campuchia năm 1982 - Hiệp định về các nguyên tắc giải quyết vấn đề biên giới giữa Việt Nam và Campuchia năm 1983…
Trong các điều ước quốc tế nói trên thì Công ước của LHQ về Luật biển năm 1982 là cơ sở pháp lý quan trọng nhất cho Việt Nam trong quá trình bảo vệ chủ quyền, quyền tài phán của mình trên Biển Đông. Đây là mô ̣t Công ước có quy mô đồ sô ̣ với 320 điều khoản, 17 phần, 9 phụ lục và 4 nghị quyết. Với sự tham gia của 162 nước [90], Công ước Lu ật biển 1982 thực sự là mô ̣t cơ s ở pháp lý quan tr ọng cho tất cả các quốc gia ven biển , quốc gia quần đảo hoạch đi ̣nh ranh giới , biên giới trên biển của mình.
Phần lớn các nước trong khu vực Biển Đông cũng đã tham gia Công ước Luật Biển năm 1982 của LHQ ( Philippines - năm 1984, Indonesia - năm 1986, Việt Nam - năm 1994; Singapore, Trung Quốc, Malaysia và Brunei - năm 1996 và Thái Lan tham gia năm 2011 [90] ). Công ước Luật biển 1982 đã trở thành cơ sở pháp lý quốc tế vững chắc, quan trọng, được thừa nhận và luôn được viện dẫn trong cuộc đấu tranh cam go, phức tạp để bảo vệ các vùng biển và thềm lục địa và các quyền và lợi ích chính đáng của nước ta trên biển. Trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, bên cạnh những những
chứng cứ lịch sử, pháp lý chứng minh chủ quyền của Việt Nam đã được xác lập liên tục, hoà bình từ lâu đời đối với hai quần đảo, Công ước là công cụ pháp lý để phản bác những yêu sách phi lý, ngang ngược của Trung Quốc đối với cái gọi là “đường lưỡi bò” chiếm đến 80% diện tích Biển Đông, vốn là vùng biển nửa kín được bao bọc bởi 9 quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Công ước Luật biển 1982 cũng là cơ sở pháp lý chung cho việc phân định vùng biển và thềm lục địa chồng lấn giữa nước ta với các nước xung quanh Biển Đông như Campuchia, Thái lan, Trung Quốc, Indonesia, Malaysia…góp phần tạo dựng sự hiểu biết, tin cậy lẫn nhau, tạo môi trường ổn định, hoà bình, hợp tác và phát triển trong Biển Đông.
Sau hơn 30 năm kể từ khi ra đời, không thể phủ nhận tầm quan trọng và vị trí pháp lý của Công ước Luật biển 1982 trong đời sống luật pháp quốc tế. Tại Hội nghị lần thứ 22 các quốc gia thành viên của Công ước, tổ chức tại NewYork tháng 6/2012 [90], một lần nữa Công ước được khẳng định là thành tựu của nhân loại bởi những quy định của nó là kết quả của sự hợp tác - đấu tranh - xây dựng nhiều năm giữa các quốc gia trên thế giới với các chế độ chính trị, trình độ phát triển kinh tế, quan điểm luật pháp… khác nhau; là sự thoả hiệp giữa các quốc gia vì một nhận thức chung đối với tầm quan trọng sống còn của biển và đại dương đối với sự phát triển của nhân loại. Khi trở thành thành viên của Công ước, các quốc gia có trách nhiệm tuân thủ đầy đủ các quy định trong Công ước, không có ngoại lệ, và không có bảo lưu. Do đó, không thể có quốc gia nào, khi tham gia sân chơi luật pháp chung này, lại chỉ viện dẫn và áp dụng những quy định trong Công ước có lợi cho quốc gia mình, hoặc không tuân thủ, thậm chí phủ nhận, những quy định không có lợi cho quốc gia mình.