CHƢƠNG II : CHỦ QUYỀN CỦA VIỆT NAM TRÊN BIỂN ĐÔNG
3.1 VAI TRÒ CỦA CÁC CƠ CHẾ LIÊN HỢP QUỐC TRONG VIỆC
3.1.3 Vai trò của Tòa án công lý quốc tế trong việc giải quyết tranh chấp trên
trong chiến lược bẽ đũa từng chiếc đối với tranh chấp trên Biển Đông. Do đó, để bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông thông qua vai trò của HĐBA là điều khó có thể thực hiện trong hiện tại. Vì vậy, Việt Nam cần tìm cho mình một giải pháp khác khả thi hơn trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền của mình trên Biển Đông.
3.1.3 Vai trò của Tòa án công lý quốc tế trong việc giải quyết tranh chấp trên Biển Đông. trên Biển Đông.
Cơ quan chính của LHQ có vai trò giải quyết các tranh chấp quốc tế là Toà án công lý quốc tế. Kể từ khi thành lập năm 1946 đến năm 2009, Tòa đã tiếp nhận
118 vụ. Số lượng các tranh chấp chuyển đến cho Tòa cũng khác nhau theo các giai đoạn, nếu trong thập niên 40-50 Tòa giải quyết trung bình 2 - 3 vụ việc một năm thì đến thập niên 60, số tranh chấp chuyển đến Tòa giảm xuống còn một vụ việc, có năm không có vụ nào. Nhưng từ năm 1975 tới nay có khoảng 79 tranh chấp được đưa tới Tòa, riêng trong năm 1999 có tới 17 vụ việc được Tòa tiếp nhận, hiện nay còn khoảng 15 vụ việc đang chờ Tòa giải quyết [79].
Các trường hợp đưa ra giải quyết tại Toà án quốc tế bao gồm nhiều lĩnh vực như: quyền về lãnh thổ (vụ tranh chấp giữa Pháp và Anh năm 1953, giữa Bỉ và Hà Lan năm 1959, giữa Ấn Độ và Bồ Đào Nha năm 1960, giữa Buốckina Phaxô và Mali năm 1986, giữa Libi và Sát năm 1990); liên quan đến luật biển (trường hợp Anbani phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại do thuỷ lôi trong vùng lãnh hải của mình gây ra cho tàu của Anh năm 1949, tranh chấp giữa Anh và Na uy về đánh cá); các cuộc tranh chấp liên quan đến nguyên tắc và luật lệ quốc tế trong việc phân định ranh giới thềm lục địa, trên biển và trên bộ (vụ giữa Libi và Manta năm 1985, Canađa và Mỹ năm 1984, Đan mạch và Na uy năm 1993, giữa En Xanvađo và Honđurat năm 1992 ...); về bảo vệ ngoại giao, bảo vệ môi trường, thực hiện các nghĩa vụ của lực lượng uỷ thác tại lãnh thổ Tây Nam châu Phi, các vấn đề liên quan đến xung đột khu vực, việc thực hiện các công ước quốc tế của các nước ... các trường hợp liên quan đến quan hệ giữa LHQ và các nước thành viên như việc phái viên của LHQ bị sát hại, đóng góp của các nước vào ngân sách hoạt động gìn giữ hoà bình... cũng được các bên liên quan đưa ra tại Toà án quốc tế để nhận được ý kiến tham khảo[47].
Trên thực tế, trong gần 70 năm tồn tại của mình, tuy số lượng vụ việc được đưa ra giải quyết tại Tòa không lớn nhưng đối với kết quả giải quyết của Tòa, ngoài việc xem xét các tranh chấp quốc tế phát sinh, Tòa đã đóng góp nhiều ý kiến tư vấn về pháp lý cho LHQ cũng như góp phần phát triển luật quốc tế và khoa học pháp lý quốc tế (xem phụ lục bảng 2). Điều này lý giải tại sao, dù con đường tài phán quốc tế thông qua TACLQT của LHQ không phải là phương pháp được sử dụng thường xuyên trong quan hệ giải quyết tranh chấp giữa các chủ thể luật quốc tế nhưng Tòa này vẫn tồn tại và phát huy vai trò của mình trong quan hệ quốc tế hiện đại.
Những tranh chấp lãnh thổ của các quốc gia trên thế giới theo truyền thống đa phần đều được đưa ra Tòa án Công lý quốc tế (ICJ). Thẩm quyền của Tòa án Công lý quốc tế rộng hơn rất nhiều so với thẩm quyền của Tòa án Quốc tế về Luật Biển. Trong lịch sử, Tòa án Công lý quốc tế đã xử rất nhiều vụ việc về tranh chấp lãnh thổ, tranh chấp về biên giới giữa các quốc gia, những phán xử của ICJ đã trở thành những án lệ kinh điển trong Luật Quốc tế cho việc giải quyết các tranh chấp lãnh thổ giữa các quốc gia, đặc biệt cho các vụ tranh chấp biên giới và lãnh thổ trên biển, điển hình như vụ eo biển Corfu, vụ ngư trường Na uy, vụ các đảo Minquiers và Ecrehous, vụ đảo Palmas, vụ thềm lục địa biển Bắc…
Tuy nhiên, đối với Tòa án Công lý quốc tế, trong một phán quyết của mình, Tòa đã nêu rõ: “Tòa không thể thực hiện thẩm quyền tài phán của mình đối với một
quốc gia nếu không có sự đồng ý của quốc gia đó”[47, tr.60]. Điều đó có nghĩa là
Tòa chỉ có thể đưa ra phán quyết trên cơ sở sự chấp thuận đưa vụ việc ra nhờ Toà giải quyết của các quốc gia trong vụ tranh chấp.
Từ năm 1932, (lúc đó Việt Nam là thuộc địa của Pháp, Pháp đại diện Việt Nam trong mọi quan hệ ngoại giao) Pháp đã đề nghị đưa tranh chấp chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa ra Tòa án công lý Quốc tế và Trung Quốc đã từ chối đề nghị này. Năm 1947, trong cuộc thương lượng giữa Pháp và Trung Quốc được tiến hành tại Paris từ ngày 25/02 đến ngày 04/07/1947 Pháp tiếp tục nêu vấn đề đưa tranh chấp này nhờ Trọng tài quốc tế phân xử nhưng Trung Quốc tiếp tục từ chối [33].
Năm 1994, khi bầu không khí căng thẳng tiếp tục gia tăng trong khu vực Biển Đông, Việt Nam đã tỏ thái độ sẵn sàng đưa vụ tranh chấp Biển Đông ra nhờ Tòa án Công lý quốc tế giải quyết. Philippines cũng đe dọa đưa tranh chấp này ra Hội đồng Bảo an và Tòa án Công lý quốc tế. Nhận xét về sự kiện này, nhóm Mark Valencia cho rằng: Philippines sớm nhận thấy rằng, Trung Quốc vốn là một thành viên thường trực trong Hội đồng Bảo an, có thể phủ quyết bất cứ giải pháp nào mà họ đưa ra, và Tòa án Công lý quốc tế cũng không thể xét xử nếu Trung Quốc từ chối chấp nhận quyền tài phán của Tòa [33].
Tuy nhiên, việc đi tới giải pháp do Tòa án Công lý quốc tế phán xử cũng có thể được Tòa chấp nhận đơn kiện đơn phương nhưng phải với điều kiện được tiến
hành trên một cơ sở tự nguyện giữa các nước đã ký trước vào điều khoản bắt buộc chấp nhận thẩm quyền của Tòa án Công lý quốc tế, đó là một phương cách chung để công nhận thẩm quyền của cơ quan pháp lý của LHQ, thế nhưng cả Trung Quốc, Việt Nam và Malaysia đều không ký vào điều khoản đó. Năm 1972, Philippines đã thừa nhận quyền xét xử của Tòa án nhưng vẫn bảo lưu loại trừ cuộc tranh chấp này [33].
Và như vậy, triển vọng về một trong số các quốc gia liên quan kiện lên Tòa án Công lý quốc tế với một yêu cầu đơn phương và hưởng thụ thẩm quyền của Tòa án này đã bị loại trừ.
Chưa thể kể đến việc khi đã đưa ra Tòa án Công lý quốc tế thì phải tuân thủ nguyên tắc pacta sunt servanda (tự nguyện chấp hành các cam kết quốc tế) khả năng rủi ro rất cao, có thể thắng lợi được tất cả nhưng cũng có thể bị thua trắng mất tất cả (còn nếu không, các quốc gia vẫn có thể duy trì quyền kiểm soát thực tế (de facto) đối với các đảo đã chiếm đóng). Trong trường hợp này, các bên đều chưa chuẩn bị tâm lý có thể thất bại nên cũng không mạo hiểm đặt cược vào sự phán xét của Tòa.
Thêm nữa, các bên cũng tỉnh táo nhận thấy một điều rằng: kể cả khi có sự phán quyết của Tòa đi chăng nữa, thì cũng chưa hẳn là đã chấm dứt hoàn toàn cho cuộc tranh chấp, chủ nghĩa dân tộc tại các quốc gia đang ngày càng dâng cao sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc thừa nhận kết quả giải quyết của Tòa. Ví dụ cụ thể như cuộc xung đột giữa Indonesia và Malaysia trong tranh chấp lãnh hải đối với vùng biển Ambalat cạnh quần đảo Borneo, mặc dù đã có phán quyết của Tòa án Công lý quốc tế từ năm 2002, nhưng nguy cơ xung đột vẫn còn nguyên đó, thậm chí còn gay gắt hơn. Một vụ việc cụ thể gần đây nhất là tranh chấp giữa Thailand và Campuchia về ngôi đền cổ Preah Vihear, tranh chấp này đã được Tòa án Công lý quốc tế phán quyết thuộc về Campuchia từ năm 1962, nhưng gần đây quan hệ giữa hai nước vẫn đầy căng thẳng, thậm chí hai bên đã tăng sự hiện diện của quân đội nước họ trên khu vực đền này, khiến cho nguy cơ xung đột quân sự trở nên trầm trọng.
Hơn nữa, tranh chấp lãnh thổ do Tòa án Công lý quốc tế giải quyết thường mất thời gian rất dài, tranh chấp giữa Malaysia và Singapore về hòn đảo Pula Batu
Puteh mà Tòa xử gần 20 năm mới xong. Còn tranh chấp về Hoàng Sa và Trường Sa gồm rất nhiều đảo lớn nhỏ và nhiều bên liên quan, nếu Tòa có giải quyết thì thời gian chắc là rất lâu.
Do vậy, giải pháp đưa tranh chấp trên Biển Đông ra tòa án Công lý quốc tế - một trong những cơ chế giải quyết tranh chấp của LHQ cũng không khả thi nên Việt Nam cần xem xét giải pháp khác có lợi hơn trong việc bảo vệ chủ quyền của mình trên Biển Đông.
3.1.4 Vai trò của Tổng thƣ ký LHQ trong việc giải quyết tranh chấp trên Biển Đông.
Tổng thư ký là một quan chức cao cấp nhất của LHQ, do Đại hội đồng bổ nhiệm theo kiến nghị của HĐBA. Tổng thư ký đứng đầu và điều hành hoạt động của Ban thư ký LHQ, dù vẫn bị chi phối bởi lợi ích của các nước thành viên LHQ, nhưng Tổng thư ký là người có ý chí và hành động độc lập hơn nhiều so với HĐBA. Tổng thư ký có thể tự mình quyết định và hành động nhanh chóng theo quy định của Hiến Chương mà không mất thời gian nhóm họp để tranh luận thông qua quyết định như HĐBA. Do đó, thực tiễn cho thấy, việc phát huy vai trò của LHQ trong giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế, cụ thể là làm trung gian hòa giải, được Tổng thư ký LHQ đảm nhận mang lại nhiều kết quả khả quan hơn HĐBA, dù chức năng này của Tổng thư ký không được ghi nhận rõ ràng, cụ thể trong Hiến Chương như đối với trường hợp của HĐBA. Trên thực tế, Tổng thư ký LHQ có vai trò như một nhà hòa giải các tranh chấp quốc tế. Tổng thư ký sử dụng “good office” (được hiểu là uy tín của mình và sức ảnh hưởng của cộng đồng quốc tế mà ông đại diện) để gặp gỡ công khai hoặc riêng các nhà lãnh đạo trên thế giới nhằm ngăn chặn các tranh chấp quốc tế leo thang và lan rộng. Chúng ta có thể thấy rõ điều đó qua cố gắng hòa giải thành công của Tổng thư ký U Thant đối với xung đột quân sự giữa Hà Lan và Inđônêxia về địa vị của New Ghine năm 1961 hay tranh chấp giữa Mỹ và Liên Xô năm 1962 trong cuộc khủng hoảng ở Caribê; năm 1989, Tổng thư ký Javier Perez De Cuillar làm trung gian hòa giải giải quyết tranh chấp giữa chính phủ EnXanvađo và tổ chức chống chính phủ, kết thúc được xung đột vũ trang kéo dài
tới 10 năm ở đất nước này; năm 1998, Tổng thư ký Kofi Annan ký thỏa thuận giữa LHQ và Chính phủ Iraq về cho phép các quan sát viên LHQ thanh sát các mục tiêu quân sự Iraq về vũ khí giết người hàng loạt, đây là hành động tích cực của ngài Tổng thư ký nhằm xóa bỏ khả năng xung đột vũ trang giữa Iraq và Mỹ, tuy nhiên xung đột quân sự đã diễn ra vào tháng 3/2003; Tổng thư ký Ban Kimun với nỗ lực thúc đẩy đối thoại giữa Grudia và Apkhadia …[19].
Có thể thấy các nhà lãnh đạo thế trên thế giới rất coi trọng vai trò của Tổng thư ký, nhờ có “good offices” mà rất nhiều Tổng thư ký đã thành công trong vai trò là một “nhà hòa giải thế giới”. Bên cạnh đó, trong một số trường hợp sự tham gia vào quá trình giải quyết tranh chấp của Tổng thư ký Liên hợp quốc dẫn đến một số ảnh hưởng không tốt tới hoạt động cũng như uy tín của Liên hợp quốc. Ví dụ: ông M.Trigve Lie Tổng thư ký Liên hợp quốc năm 1950 dưới danh nghĩa Liên hợp quốc đưa quân Mỹ vào Triều Tiên. Sau khi nhiệm kỳ Tổng thư ký của ông M,Trigve Lie đã hết, Liên Xô đã kiên quyết phản đối việc bầu lại ông M.trigve Lie sau đó mặc dù nhờ có “bộ máy bỏ phiếu” của Mỹ, Trigve Lie vẫn được bầu nhưng do uy tín đã mất, ông ta đã buộc phải từ chức. Dưới thời ông D.Hammarskjold làm Tổng thư ký, Mỹ và đồng minh của Mỹ đã tạo mọi điều kiện cần thiết để Day Hammarskjold có thể phục vụ đúng mưu đồ của họ đã gây nên những thiệt hại chính trị và vật chất cho nhân dân Công gô. Tại một khóa họp khẩn cấp Hội đồng bảo an đã thông qua một Nghị quyết, theo đó quân đội Liên hợp quốc sẽ được ủy quyền gìn giữ hòa bình và trật tự tại Công gô, nhưng thực tế chứng minh mưu đồ của Mỹ và các nước đế quốc là lợi dụng danh nghĩa Liên hợp quốc để duy trì và kéo dài tình trạng lộn xộn ở Công Gô. Cái chết của thủ tướng Patrica Lumumba là bằng chứng buộc tội nghiêm khắc việc mượn danh bảo vệ hòa bình nhưng lại hành động không vì mục đích hòa bình, mà vì những ý đồ chính trị đen tối. Trong vụ này D.Hammarskjold Tổng thư ký Liên hợp quốc và là người lãnh đạo cuộc hành binh của Liên hợp quốc ở Công Gô, bất chấp sự phản đối của chính phủ Công Gô. Sau khi Lumumba bị ám sát, tình hình Congo lại trở nên rối loạn hơn, bất chấp mọi nỗ lực vãn hồi của Hammarskjold và Liên hợp quốc. Vì những hành động sai trái trong việc can thiệp
vào Công Gô, Liên Xô và một số nước đã ra tuyên bố phê phán, lên án đòi D.Hammarskjold phải từ chức, tuyên bố ngày 16/2/1961 của Liên xô đã nêu “hành động của ông Hammarskjold đang bôi một vết nhơ lên Liên hợp quốc… không có chỗ đứng nào cho Hammarskjold ở chức vụ cao là Tổng thư ký, không thể chấp
nhận được việc ông ta vẫn giữ chức vụ này” [22].
Theo quy định của Hiến chương, Tổng thư ký có quyền đề xuất với Hội đồng bảo an về bất kỳ vấn đề nào mà theo ý kiến của Tổng thư ký có thể là mối đe dọa hòa bình và an ninh quốc tế (Điều 99 Hiến chương LHQ). Như vậy có thể hiểu Tổng thư ký LHQ cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế nói chung. Vận dụng điều này đối với vấn đề Biển Đông, các bên tranh chấp có thể kiến nghị với Tổng thư ký về tình hình bất ổn và căng thẳng trên Biển Đông hiện nay, nếu không giải quyết sẽ có khả năng đe dọa đến hòa bình và an ninh quốc tế để qua đó Tổng thư ký đề xuất với HĐBA đưa ra giải pháp cho vấn đề Biển Đông. Đối với trường hợp này thì Trung Quốc không thể dựa vào vị thế là ủy viên thường trực HĐBA để phủ quyết Nghị quyết của HĐBA về biện pháp hòa bình giải quyết tranh chấp trên Biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc. Vì trong trường hợp này Trung Quốc không có quyền bỏ phiếu với tư cách là một bên trong tranh chấp chiếu theo khoản 3 điều 27 hiến chương LHQ. Như vậy, Việt Nam có thể thông qua vai trò của Tổng thư ký để kiến nghị lên Hội Đồng Bảo An biện pháp hòa bình giải quyết tranh chấp trên Biển Đông, vì nếu không giải quyết dứt điểm thì có khả năng sẽ đe dọa hòa bình và an ninh thế giới. Qua đó buộc các ủy viên trong HĐBA phải có trách nhiệm trong vấn đề hòa bình và an ninh thế giới, mà Trung Quốc là ủy viên thường trực HĐBA do đó Trung Quốc cũng không thể làm trái quy định này của Hiến chương LHQ.
Tổng thư ký cũng có thể đóng vai trò là trung gian hòa giải trong các cuộc tranh chấp quốc tế giữa các quốc gia thành viên với nhau. Do đó Việt Nam và các bên tranh chấp trong khu vực Biển Đông cũng có thể nhờ kinh nghiệm hòa giải của