A. Kích thước khu ruộng:
1. Chiều dài khu ruộng canh tác cơ giới: Chiều dài của khu ruộng phải thích hợp với điều kiện địa hình và cơ giới hĩa, nếu qúa ngắn, máy kéo phải quay lại nhiều lần => mất thời gian và nhiên liệu. Đối với máy kéo 4 bánh chiều dài khu ruộng phải > 400m. Đối với máy kéo nhỏ hơn thì từ 200 – 300m. Nếu chiều dài > 800m thì năng suất máy kéo cũng vẫn tăng nhưng khơng nhiều.
2. Chiều rộng khu ruộng: Tùy thuộc vào độ dốc ngang (thường từ 100 – 400m). Như vậy, diện tích 1 thửa ruộng đơn vị canh tác cơ giới thường lớn hơn 5 ha. Do đĩ, cĩ thể phải cĩ các bờ thửa tạm thời để khống chế mực nước .
B. Tưới tiêu kết hợp hay riêng lẻ:
1. Riêng lẻ : Tưới riêng, tiêu riêng. Bắt buộc ở những nơi cần thau chua, rửa mặn hay những nơi cần tưới tiêu cùng lúc.
2. Kết hợp (hình 8.2): 1 kênh mương làm cả 2 nhiệm vụ tưới và tiêu. Tưới tiêu kết hợp cĩ thể sử dụng ở những nơi phẩm chất nước và đất tốt (khơng cĩ vấn đề mặn hay phèn). Thuận tiện nhất ở những vùng đồi núi khi ruộng được xếp theo bậc thang.
Tưới tiêu kết hợp cĩ những ưu khuyết điểm sau: Ưu điểm:
* Lấy nước thuận tiện.
* Khối lượng đào đắp ít, dễ thi cơng. * Chiếm ít diện tích (mất ít đất).
* Kích thước kênh phải ứng với lưu lượng tối đa (khi tiêu) và thường rất lớn so với khi tưới, do đĩ khi tưới phải đĩng cửa cuối kênh để dâng mực nước => bảo đảm tưới tự chảy.
* Dễ gây bồi lắng (vận tốc dịng chảy khi tưới nhỏ).
* Nước chết trong kênh sau khi tưới phải tháo đi (tránh nguy hại cho cây) gây lãng phí nước, tốn nhiên liêu.
* Từ khi cho nước vào kênh tưới cho đến khi bắt đầu tự chảy khá lâu (chờ đầy kênh), cĩ thể ảnh hưởng đến kế hoạch tưới.
* Trong khi đang tưới gặp mưa to (ví dụ: tưới trong hạn bà chằng), việc tiêu nước sẽ khẩn trương hơn (nước trong mương dâng qúa cao).
* Cơng tác quản lý phức tạp hơn, nhiều cơng trình hơn => bảo quản tốn kém. Tuy nhiên đối với ruộng bậc thang thì tránh được các khuyết điểm trên (hình 8.2).
Mực nước khi tưới
Tiêu
Mực nước khi tiêu
Tưới
Ruộng bậc thang Hình 8.2: Tưới tiêu kết hợp