IV. 5 Phương pháp đo đường đặc trưng: (dùng màng áp suất) (hình 2.9).
V.4. Việc rễ cây hút nước trong đất:
Nhiều loại cây rễ dài hàng km, diện tích cĩ khi đến 100 m2 (cỏ hàng niên). Tuy vậy trong khối đất chứa rễ, chỉ cĩ chừng 1% hạt đất tiếp xúc với rễ cây (Hillel). Như vậy, muốn vào được trong rễ, nước phải di chuyển trong đất cĩ khi hàng cm (Gardner, 1968).
Muốn rễ cây liên tục lấy được nước, lực hút nước của rễ phải lớn hơn lực giữ nước của đất. Nhưng như vậy chưa đủ, vì lực giữ nước của đất nơi tiếp xúc với rễ dần dần cân bằng với lực hút nước của rễ. Như vậy phải cĩ điều kiện nữa là nước phải di chuyển trong đất về phía rễ với 1 lưu lượng bằng lượng bốc thốt hơi.
Gardner (1968) chứng minh rằng sự khác biệt giữa lực hút nước của rễ và lực giữ nước của trung bình khối đất chung quanh để duy trì một lưu lượng q sẽ tỉ lệ thuận với lưu lượng và tỉ lệ nghịch với khả năng truyền nước k của đất (xem bài đọc thêm). Như vậy thì dE cần cĩ để duy trì sự chảy sẽ tùy thuộc vào :
• Lượng thốt hơi nước của cây (chi phối q).
• Độ ẩm trong đất (chi phối k).
(đĩng cửa khổng). Như vậy độ ẩm hay lực giữ nước của đất tương ứng khi cây héo khơng cố định mà tùy thuộäc vào q và k (qua độ ẩm đất).
• Lượng thốt hơi q (hình 2.13): chỉ khi q =0 thì lực hút nước của rễ và lực giữ nước trong đất mới bằng nhau, khi đĩ cả 2 lực này đều nhỏ hơn 10 bar. Khi q tăng và lực giữ nước trong đất hơn 10 bar thì lực hút nước của rễ phải cao hơn, khoảng 20-30 bar thì mới duy trì được sự hút nước của rễ ở lưu lượng q.
Tuy nhiên rễ cây chỉ duy trì được lực hút tối đa khoảng 15-20 bar. Do đĩ, ứng với một lưu lượng thốt hơi q > 0 và khi lực hút nước của rễ cây đạt tối đa thì tới một lúc nào đĩ đất sẽ khơ dần và khơng đủ nước cung cấp theo yêu cầu lượng q, cây sẽ héo dần. Tại điểm cây héo, lực giữ nước trong đất sẽ nhỏ hơn và ẩm độ trong đất tương ứng sẽ lớn hơn so với trường hợp q nhỏ hơn hoặc q=0.
• Độ ẩm đất (hình 2.14). khi q=0 , thì lực hút của rễ bằng lực giữ nước, lúc này đường đậm chính là đường đặc trưng ẩm độ -lực giữ nước trong đất. Trong đất cát, phần lớn nước được chứa trong tế khổng lớn, chỉ cĩ khỏang 6-7% nước chứa trong tế khổng nhỏ, do đĩ cây cần phải tăng lực hút nhiều mới rút được lượng nước này ra. Chính vì lẽ đĩ cho nên trong đất cát, độ ẩm của đất ít cĩ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây, và cho đến khi độ ẩm gặp giới hạn điểm héo thì cây sẽ héo đột ngột.
Trong trường hợp đất sét, đường đặc trưng biến động nhiều từ độ ẩm cao đến thấp, nghĩa là ảnh hưởng của độ ẩm lean cây từ từ. Hình 2.13, 2.14 cũng cho thấy ẩm độ héo cây thay đổi ít đối với cát nhưng thay đổi khá nhiều khi đất là sét ở các lưu lượng hút nước của rễ khác nhau.
Hình 2.13: Tùy thuộc vào lưu lượng hút nước của rễ.
Hình 2.14: Tùy thuộc vào ẩm độ đất.
Câu hỏi thảo luận:
2. Cây cĩ hấp thụ nước vào ban đêm khơng ? Tại sao?
3. Một loại đất cĩ thể thích hợp cho tất cả các loại cây trồng khơng ? Tại sao? 4. Sự khác biệt giữa quan niệm tỉnh và quan niệm động trong quan hệ Đất - Nước? 5. Tại sao cây trồng đĩng khổng và các ảnh hưởng của nĩ?