Đổi mới về tổ chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quy trình, thủ tục xem xét, thông qua dự án luật tại kỳ họp quốc hội (Trang 89 - 91)

5. Nội dung của Đề tài và các vấn đề cần giải quyết

3.3. Giải pháp tiếp tục đổi mới quy trình, thủ tục xem xét, thông qua dự án

3.3.2. Đổi mới về tổ chức

- Tăng cường đại biểu Quốc hội chuyên trách cả về số lượng và chất lượng

Tăng cƣờng số lƣợng đại biểu chuyên trách nói chung và đại biểu chuyên trách tại Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội nói riêng là một trong những yêu cầu quan trọng của việc đổi mới tổ chức, nâng cao hiệu quả

hoạt động của Quốc hội nói chung và hoạt động lập pháp của Quốc hội nói riêng. Tuỳ theo nhiệm vụ, quyền hạn, nội dung, lĩnh vực mà Hội đồng và các Ủy ban đảm nhiệm mà tăng số đại biểu chuyên trách. Những Ủy ban đảm trách những lĩnh vực rộng lớn, nhiệm vụ nặng nề, nội dung công việc nhiều hơn thì có thể tăng nhiều đại biểu Quốc hội chuyên trách hơn, ngƣợc lại thì có thể tăng ít đại biểu Quốc hội chuyên trách hơn. Đây cũng là giải pháp bƣớc đầu đặt cơ sở thực tế chia tách các Ủy ban có số lƣợng công việc lớn khi có điều kiện chín muồi.

Nâng cao trình độ của đại biểu Quốc hội là yếu tố quan trọng để nâng cao chất lƣợng hoạt động của Quốc hội, trong đó có chất lƣợng của việc thảo luận và thông qua dự án luật tại kỳ họp Quốc hội. Để nâng cao chất lƣợng đại biểu Quốc hội thì đầu tiên cần lựa chọn đƣợc những đại biểu có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có năng lực, trình độ, có điều kiện tham gia các hoạt động của Quốc hội. Kết hợp tốt tính đại diện và tính chuyên nghiệp trong hoạt động của đại biểu. Cùng với kiến thức, đại biểu phải nâng cao bản lĩnh dám nói và dám đấu tranh với các biểu hiện tiêu cực; phát huy tính chủ động, tự lập, trách nhiệm cá nhân của đại biểu Quốc hội. Đại biểu quốc hội chuyên trách ở trung ƣơng có chế độ làm việc định kỳ ở địa phƣơng để kịp thời nắm bắt ý chí và nguyện vọng của nhân dân, hiện nay đã có quy định về tiếp xúc cử tri, nhƣng thời gian tiếp xúc quá ngắn. Đồng thời tổ chức nhiều lớp bồi dƣỡng kỹ năng hoạt động đại biểu Quốc hội để hỗ trợ đại biểu thực hiện tốt nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

Vấn đề quan trọng nữa là bảo đảm cho đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách phát huy tối đa năng lực lập pháp. Cụ thể là: bảo đảm tốt hơn điều kiện hoạt động cho đại biểu chuyên trách nhƣ trụ sở, phƣơng tiện, điều kiện làm việc, bố trí công việc sau khi đại biểu chuyên trách hết nhiệm kỳ; không nên quan niệm đại biểu chuyên trách là ngƣời thay mặt Đoàn đại biểu

Quốc hội để giải quyết tất cả mọi công việc của Đoàn mà chỉ giữ vai trò thƣờng trực, giữ mối liên hệ với cơ quan trung ƣơng và địa phƣơng; cần tiêu chuẩn hoá đại biểu chuyên trách về trình độ học vấn, kinh nghiệm công tác, năng lực tổ chức, uy tín để bảo đảm hiệu quả cho hoạt động đại biểu.

- Cải tiến, nâng cao chất lượng hoạt động của Bộ máy giúp việc

Một trong những yêu cầu quan trọng phục vụ việc bảo đảm chất lƣợng thảo luận, thông qua dự án luật tại kỳ họp Quốc hội là phải củng cố hơn nữa vai trò của bộ máy tham mƣu, giúp việc của đại biểu Quốc hội ở địa phƣơng và đại biểu Quốc hội chuyên trách ở trung ƣơng. Nâng cao chất lƣợng mọi mặt của đội ngũ cán bộ trong bộ máy giúp việc, cụ thể là nâng cao về nhận thức chính trị, đạo đức, chuyên môn nghiệp vụ. Sớm rà soát, tuyển chọn, đào tạo và bố trí đội ngũ cán bộ chuyên gia thực sự có năng lực trong các lĩnh vực pháp luật, kinh tế, an ninh quốc phòng, xã hội,... Các cán bộ nghiên cứu của Văn phòng phải là ngƣời có kiến thức ở tầm vĩ mô, có kinh nghiệm thực tiễn, hiểu biết về Quốc hội, có kỹ năng tham mƣu, tổ chức và phục vụ hoạt động của Quốc hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quy trình, thủ tục xem xét, thông qua dự án luật tại kỳ họp quốc hội (Trang 89 - 91)