Thảo luận về dự án luật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quy trình, thủ tục xem xét, thông qua dự án luật tại kỳ họp quốc hội (Trang 45 - 50)

5. Nội dung của Đề tài và các vấn đề cần giải quyết

2.2. Quy định của pháp luật hiện hành về quy trình, thủ tục xem xét, thông

2.2.3. Thảo luận về dự án luật

Sau khi nghe trình bày báo cáo thẩm tra về dự án luật, Quốc hội tiến hành thảo luận về dự án luật. Quốc hội thảo luận tại phiên họp toàn thể về những nội dung cơ bản và những vấn đề lớn còn có ý kiến khác nhau của dự án luật. Trƣớc khi thảo luận tại phiên họp toàn thể, dự án luật có thể đƣợc

thảo luận ở Tổ đại biểu Quốc hội. Trong quá trình thảo luận, cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án luật có trách nhiệm giải trình về những vấn đề liên quan đến dự án mà đại biểu Quốc hội nêu.

2.2.3.1. Thảo luận ở Tổ đại biểu Quốc hội, thảo luận tại phiên họp toàn thể

- Thảo luận ở Tổ đại biểu Quốc hội

Đây là hình thức thảo luận đƣợc tiến hành trƣớc khi Quốc hội thảo luận tại phiên họp toàn thể. Việc thảo luận tại Tổ đại biểu Quốc do Tổ trƣởng Tổ đại biểu Quốc hội chủ tọa và đƣợc ghi thành biên bản. Biên bản thảo luận của Tổ đại biểu Quốc hội phải ghi đầy đủ ý kiến phát biểu của đại biểu Quốc hội và những ý kiến bằng văn bản của đại biểu chuyển đến Tổ. Biên bản họp Tổ đại biểu Quốc hội do Tổ trƣởng Tổ đại biểu Quốc hội và Thƣ ký của Tổ đại biểu Quốc hội ký tên. Thƣ ký của Tổ đại biểu Quốc hội có trách nhiệm chuyển biên bản của Tổ đến Đoàn thƣ ký kỳ họp ngay sau khi kết thúc thảo luận. Biên bản đƣợc gửi về Đoàn thƣ ký kỳ họp để tổng hợp, phục vụ cho việc chỉnh lý dự án luật. Khi kết thúc việc thảo luận, Đoàn thƣ ký kỳ họp có trách nhiệm tập hợp, tổng hợp đầy đủ ý kiến thảo luận tại Tổ đại biểu Quốc hội để báo cáo Uỷ ban thƣờng vụ Quốc hội và làm cơ sở cho việc chỉnh lý dự thảo luật theo ý kiến đại biểu Quốc hội. Đối với dự án đƣợc xem xét, thông qua tại hai kỳ họp Quốc hội, hình thức thảo luận tại Tổ đƣợc áp dụng tại kỳ họp thứ nhất.

- Thảo luận tại phiên họp toàn thể

Việc thảo luận về dự án luật tại phiên họp toàn thể đƣợc tiến hành tại Hội trƣờng dƣới sự điều khiển của Chủ tọa phiên họp. Chủ tịch Quốc hội chủ tọa các phiên họp của Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội giúp Chủ tịch Quốc hội trong việc điều hành phiên họp theo sự phân công của Chủ tịch Quốc hội. Tại phiên họp toàn thể Quốc hội tập trung thảo luận về những nội

dung cơ bản, những vấn đề lớn còn có ý kiến khác nhau, nhƣng không cản trở đại biểu Quốc hội phát biểu ý kiến về bất kỳ nội dung nào của dự án luật mà đại biểu quan tâm.

Tại phiên họp toàn thể, đại biểu Quốc hội đăng ký phát biểu ý kiến; Chủ tọa phiên họp mời từng đại biểu phát biểu. Đại biểu Quốc hội phát biểu tập trung vào vấn đề đang thảo luận, không phát biểu quá hai lần về cùng một vấn đề; thời gian phát biểu lần thứ nhất không quá mƣời lăm phút, thời gian phát biểu lần thứ hai về cùng một vấn đề không quá năm phút. Trong trƣờng hợp đại biểu Quốc hội đã đăng ký mà chƣa đƣợc phát biểu hoặc đã phát biểu nhƣng chƣa hết ý kiến do thời gian phát biểu đã hết thì ghi lại ý kiến của mình và gửi Đoàn thƣ ký kỳ họp để tổng hợp. Đoàn thƣ kỳ kỳ họp tổ chức việc ghi âm, ghi biên bản các phiên họp, tập hợp, tổng hợp đầy đủ, trung thực, chính xác ý kiến của đại biểu Quốc hội.

Trong quá trình thảo luận, nếu ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội còn khác nhau, Chủ tọa phiên họp có thể yêu cầu Đoàn thƣ ký kỳ họp phối hợp với các cơ quan, tổ chức hữu quan chuẩn bị Phiếu lấy ý kiến các vị đại biểu Quốc hội.

2.2.3.2. Biểu quyết về những vấn đề quan trọng của dự án và những vấn đề lớn còn có ý kiến khác nhau

Đối với những vấn đề quan trọng của dự án và những vấn đề lớn còn có ý kiến khác nhau thì Quốc hội tiến hành biểu quyết theo đề nghị của Uỷ ban thƣờng vụ Quốc hội. Cơ quan chủ trì thẩm tra chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án, Đoàn thƣ ký kỳ họp và cơ quan, tổ chức hữu quan giúp Uỷ ban thƣờng vụ Quốc hội dự kiến những vấn đề thuộc nội dung của dự án trình Quốc hội biểu quyết.

Đối với dự án đƣợc xem xét, thông qua tại một kỳ họp Quốc hội, sau khi dự án luật đƣợc Quốc hội thảo luận, cho ý kiến, Uỷ ban thƣờng vụ Quốc hội chỉ đạo, tổ chức việc nghiên cứu, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo. Thƣờng trực Ủy ban chủ trì thẩm tra phối hợp với cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án, Ủy ban pháp luật, Bộ tƣ pháp và cơ quan, tổ chức hữu quan nghiên cứu, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo và xây dựng Báo cáo giải trình tiếp thu, chỉnh lý dự thảo.

Đối với dự án đƣợc xem xét, thông qua tại hai kỳ họp Quốc hội, việc chỉnh lý dự thảo luật đƣợc diễn ra trong thời gian giữa hai kỳ họp Quốc hội và trong kỳ họp thứ hai của Quốc hội. Theo đó, sau khi biểu quyết về những nội dung cơ bản của dự án Uỷ ban thƣờng vụ Quốc hội chỉ đạo Đoàn thƣ ký kỳ họp tổng hợp ý kiến của đại biểu Quốc hội và kết quả biểu quyết làm cơ sở cho việc chỉnh lý. Trong thời gian giữa hai kỳ họp, dƣới sự chỉ đạo của Uỷ ban thƣờng vụ Quốc hội, Thƣờng trực cơ quan chủ trì thẩm tra chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án, Uỷ ban pháp luật, Bộ tƣ pháp, cơ quan, tổ chức hữu quan nghiên cứu, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo và xây dựng dự thảo báo cáo giải trình tiếp thu, chỉnh lý dự thảo. Cơ quan chủ trì thẩm tra tổ chức phiên họp thƣờng trực hoặc phiên họp toàn thể để thảo luận về dự thảo báo cáo giải trình tiếp thu, chỉnh lý và dự thảo văn bản đã đƣợc chỉnh lý; Uỷ ban thƣờng vụ Quốc hội xem xét, thảo luận về báo cáo giải trình tiếp thu, chỉnh lý và dự thảo văn bản đã đƣợc chỉnh lý. Tiếp đó, Uỷ ban thƣờng vụ Quốc hội gửi dự thảo đã đƣợc chỉnh lý để lấy ý kiến của đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội và cơ quan chủ trì thẩm tra tổng hợp ý kiến của đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội để nghiên cứu, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo và hoàn thiện báo cáo giải trình tiếp thu, chỉnh lý dự thảo trình Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội. Theo quy định của Quy chế hoạt

động của Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội trong thời gian giữa hai kỳ họp Quốc hội, Uỷ ban thƣờng vụ Quốc hội có thể tổ chức Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách để thảo luận về các dự án luật đã đƣợc chỉnh lý một bƣớc theo ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội tại kỳ họp trƣớc. Dự án luật đƣợc trình Quốc hội xem xét, thông qua tại một kỳ họp cũng đƣợc đƣa ra thảo luận tại Hội nghị này trƣớc khi chính thức trình ra Quốc hội.

Kết thúc việc tiếp thu, chỉnh lý, Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội có Báo cáo giải trình tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật và dự thảo đã chỉnh lý trình Quốc hội xem xét.

Rà soát hoàn thiện về kỹ thuật văn bản

Chậm nhất là năm ngày trƣớc ngày biểu quyết thông qua, dự thảo luật đƣợc gửi đến Thƣờng trực Uỷ ban pháp luật để rà soát, hoàn thiện về mặt kỹ thuật văn bản. Thƣờng trực Uỷ ban pháp luật chủ trì, phối hợp với cơ quan chủ trì thẩm tra, đại diện cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án tổ chức việc rà soát để bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất với hệ thống pháp luật.

Đối với dự án luật đƣợc xem xét, thông qua tại một kỳ họp Quốc hội, thì việc rà soát hoàn thiện về kỹ thuật văn bản đƣợc tiến hành tại kỳ họp thứ nhất. Đối với dự án luật đƣợc xem xét, thông qua tại hai kỳ họp Quốc hội việc rà soát hoàn thiện về kỹ thuật văn bản đƣợc thực hiện tại kỳ họp thứ 2.

2.2.3.4. Báo cáo Quốc hội về việc giải trình tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật

Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định Uỷ ban thƣờng vụ Quốc hội báo cáo Quốc hội về việc giải trình tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật; trƣờng hợp cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án có ý kiến khác với

báo cáo.

Trong trƣờng hợp Quốc hội xem xét, thông qua dự án luật tại một kỳ họp thì việc báo cáo đƣợc thực hiện ngay tại kỳ họp đó. Trƣờng hợp Quốc hội xem xét, thông qua dự án luật tại hai kỳ họp thì tại kỳ họp thứ 2 công đoạn này sẽ đƣợc thực hiện tại kỳ họp tiếp theo và sau giai đoạn này Quốc hội tiếp tục thảo luận về nhƣng nội dung còn có ý kiến khác nhau của dự án, sau đó Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội chỉ đạo tổ chức việc nghiên cứu, tiếp thu chỉnh lý dự thảo và trƣớc khi biểu quyết thông qua năm ngày, Thƣờng trực Ủy ban pháp luật tổ chức rà soát về mặt kỹ thuật văn bản nhƣ quy định đối với việc rà soát kỹ thuật của dự án luật đƣợc xem xét, thông qua theo quy trình tại một kỳ họp Quốc hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quy trình, thủ tục xem xét, thông qua dự án luật tại kỳ họp quốc hội (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)