5. Nội dung của Đề tài và các vấn đề cần giải quyết
1.3. Kinh nghiệm của một số nƣớc về quy trình, thủ tục xem xét thông qua
1.3.2. Lần đọc thứ ba và thông qua
Tại lần đọc thứ ba, Nghị viện xem xét dự án luật lần cuối cùng trƣớc khi thông qua. Tại lần đọc này, Nghị viện tiến hành thảo luận về những kiến nghị sửa đổi của Uỷ ban và có thể tiến hành biểu quyết khi cần thiết. Thông thƣờng, lần đọc này diễn ra với thời gian ngắn hơn rất nhiều so với lần đọc thứ hai, với quan niệm rằng những nguyên tắc chính của dự án luật đã đƣợc Nghị viện quyết định từ trƣớc. Trƣờng hợp có vấn đề cần phải nghiên cứu kỹ hơn thì dự thảo luật lại đƣợc chuyển về Uỷ ban để nghiên cứu sâu thêm.
Ở những nƣớc theo chính thể cộng hoà tổng thống, giai đoạn xem xét dự án luật sau khi có báo cáo của Uỷ ban thƣờng có vai trò rất quan trọng trong quy trình lập pháp. Ở Hạ viện Hoa Kỳ, dự án luật đƣợc đƣa ra thảo luận tại hội trƣờng bằng cách chia làm hai phe, phe đa số do Chủ nhiệm Uỷ ban thẩm tra dự án luật đứng đầu và phe thiểu số do một ngƣời trong nhóm ý kiến thiểu số đứng đầu. Khi quyết định đƣa dự án luật ra thảo luận, các nhà lãnh đạo của nhóm đảng đa số cũng quyết định luôn phƣơng thức xem xét dự án luật. Theo phƣơng thức thảo luận thông thƣờng, mỗi bên đƣợc dành
một giờ để thuyết trình về quan điểm của mình, sau đó mỗi bên đƣợc dành mỗi lần năm phút để tranh luận về các sửa đổi. Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo đảng đa số thƣờng chọn phƣơng thức thông qua đặc biệt hơn để thảo luận về dự án luật. Phƣơng thức này do Uỷ ban về nội quy chịu trách nhiệm soạn thảo.
Sau khi xem xét, Nghị viện biểu quyết thông qua dự án luật. Ở một số nƣớc,… dự án luật phải đƣợc xem xét, thông qua theo từng điều. Ở một số nƣớc khác, việc biểu quyết thông qua có thể đƣợc thực hiện bằng cách biểu quyết thông qua một hoặc nhiều chƣơng có nội dung gần nhau.
Trong quy trình lập pháp của nhiều nƣớc, thủ tục biểu quyết thông qua thƣờng mang tính hình thức, vì trƣớc đó mọi ý kiến của Nghị viện đã đƣợc tiếp thu và thể hiện vào dự án luật, do đó, khi dự án luật đƣợc đƣa ra biểu quyết thì hầu nhƣ đã thu nhận đƣợc sự đồng thuận của Nghị viện.
Ở các nƣớc theo mô hình một viện, sau khi thông qua, dự án luật đƣợc cơ quan hành pháp ban hành; ở các nƣớc theo mô hình hai viện, dự án luật tiếp tục đƣợc chuyển sang viện thứ hai để xem xét với quy trình tƣơng tự nhƣ khi xem xét tại viện thứ nhất.
Quy trình, thủ tục lập pháp của nghị viện các nƣớc thƣờng thiết lập một cách chặt chẽ, phức tạp để bảo đảm hiệu quả cho các đạo luật đƣợc thông qua. Tuy nhiên, trong những trƣờng hợp nhất định thì yêu cầu về sự cẩn trọng trong việc xem xét các dự án luật có thể mâu thuẫn với tính khẩn cấp của vấn đề hoặc với bản chất của vấn đề cần đƣa ra các giải pháp lập pháp. Trong trƣờng hợp này, các quốc gia thực hiện quy trình lập pháp có tính chất rút gọn (quy trình lập pháp trong trƣờng hợp khẩn cấp) để Nghị viện xem xét, thông qua dự án luật. Thông thƣờng, quy trình lập pháp trong trƣờng hợp khẩn cấp đƣợc áp dụng theo kiến nghị của các nghị sỹ hoặc cơ
quan hành pháp. Ở Anh, Ý, Tây Ban Nha…, khi trình các dự án luật, Chính phủ có thể gửi kèm theo yêu cầu xem xét dự án luật theo quy trình rút gọn.
Để rút ngắn quy trình xem xét dự án luật, quy trình lập pháp trong trƣờng hợp khẩn cấp đƣợc thực hiện với các biện pháp sau đây:
- Bỏ qua giai đoạn xem xét dự án luật tại Uỷ ban;
- Ấn định mốc thời gian nhất định cho các giai đoạn xem xét dự án luật; - Bỏ qua thủ tục in ấn, phát hành, phổ biến trƣớc các tài liệu có liên quan đến dự án luật;
- Giao dự án luật cho một Uỷ ban chung của Nghị viện xem xét thông qua;
- Hạn chế thời gian thảo luận về dự án luật…