Thủ tục tiến hành các cuộc thảo luận tại Nghị viện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quy trình, thủ tục xem xét, thông qua dự án luật tại kỳ họp quốc hội (Trang 31 - 34)

5. Nội dung của Đề tài và các vấn đề cần giải quyết

1.3. Kinh nghiệm của một số nƣớc về quy trình, thủ tục xem xét thông qua

1.3.3. Thủ tục tiến hành các cuộc thảo luận tại Nghị viện

Thủ tục tiến hành các cuộc thảo luận tại Nghị viện có rất nhiều điểm phức tạp, vừa phải tuân thủ các quy định chi tiết trong Nội quy Nghị viện, vừa phải tiến hành theo những quy tắc mang tính truyền thống của Nghị viện mỗi nƣớc. Tuy vậy, mọi cuộc thảo luận ở Nghị viện đều phải bảo đảm các nguyên tắc chung sau đây: thứ nhất, các cuộc thảo luận phải đƣợc tiến hành trên cơ sở thủ tục đƣợc xác định rõ ràng; thứ hai, tất cả các nghị sỹ đều có quyền và

nghĩa vụ nhƣ nhau trong quá trình thảo luận; đa số có quyền quyết định cuối cùng nhƣng thiểu số có những quyền phải đƣợc bảo đảm; thứ ba, phải có đủ

số thành viên có mặt để cuộc thảo luận có giá trị; thứ tư, quyền bàn luận một

cách đầy đủ và tự do là một quyền cơ bản trong khi tiến hành thảo luận; thứ năm, mỗi thời điểm chỉ thảo luận về một vấn đề; thứ sáu, vào bất kỳ thời

điểm nào, các nghị sỹ cũng có quyền đƣợc biết vấn đề gì đang đƣợc xem xét và vấn đề đó cần phải nhắc lại trƣớc khi cuộc biểu quyết đƣợc thực hiện; thứ

bảy, không nghị sỹ nào đƣợc phát biểu nếu chƣa đƣợc phép của Chủ tọa phiên

họp; thứ tám, không ai đƣợc phép phát biểu lần thứ hai về cùng một vấn đề

khi đang có ngƣời khác muốn phát biểu lần thứ nhất về vấn đề đó; thứ chín,

Chủ tọa phải tuyệt đối trung lập.

Thủ tục tiến hành cuộc thảo luận tại Nghị viện thƣờng bắt đầu bằng việc điểm danh để xác định số nghị sỹ cần thiết cho các cuộc thảo luận của Nghị viện. Thông thƣờng, các yêu cầu phát biểu tại phiên thảo luận của Nghị viện đƣợc gửi trƣớc cho Chủ tịch Nghị viện. Trong thời gian diễn ra phiên họp, Chủ tịch Nghị viện cho phép hoặc mời phát biểu theo thứ tự đăng ký phát biểu ý kiến. Trong khi tiến hành thảo luận, các nghị sỹ cũng có thể xin phát biểu ý kiến bằng cách giơ tay, nhƣng phải đợi đến khi những ngƣời đăng ký trƣớc đã phát biểu hết. Chủ tịch Nghị viện mời nghị sỹ đăng ký, giơ tay trƣớc phát biểu trƣớc. Trƣờng hợp có nhiều ngƣời cùng giơ tay một lúc, Chủ tịch Nghị viện ghi tên của những ngƣời này và toàn quyền sắp xếp thứ tự phát biểu sao cho việc trình bày các ý kiến đƣợc mạch lạc và tạo ra sự đối thoại giữa các lập trƣờng khác nhau về vấn đề đang tranh luận. Một nguyên tắc bắt buộc trong cuộc thảo luận của Nghị viện là không đƣợc có những cuộc đối thoại trực tiếp giữa hai hay nhiều nghị sỹ.

Nội quy Nghị viện nhiều nƣớc có những quy định mang tính hạn chế quyền phát biểu của nghị sỹ nhƣ: hạn chế số lần phát biểu về một vấn đề; hạn chế thời gian của mỗi lần phát biểu, trừ một số nhân vật có vị trí, vai trò đặc biệt trong Nghị viện nhƣ Chủ tịch Uỷ ban, báo cáo viên của Uỷ ban hay tác giả đề án; hạn chế phạm vi phát biểu, chỉ phát biểu phải liên quan trực tiếp đến những vấn đề đang thảo luận hoặc không cho chuyển quyền phát biểu của mình cho nghị sỹ khác.

Nghị viện mà phải thực hiện nhiệm vụ Chủ tọa phiên họp và bảo đảm cuộc thảo luận diễn ra theo đúng Nội quy Nghị viện. Tuy nhiên, để bảo đảm quyền tham gia vào các quyết định của Nghị viện, Chủ tịch Nghị viện có thể rời vị trí chủ tọa và tham gia tranh luận với tƣ cách nghị sỹ và trong trƣờng hợp này, Chủ tọa phiên họp là một Phó chủ tịch Nghị viện, ngƣời có thâm niên làm nghị sỹ lâu nhất hoặc ngƣời lớn tuổi nhất của Nghị viện.

Vào bất cứ thời điểm nào của cuộc thảo luận, nếu nghị sỹ nhận thấy Nội quy Nghị viện bị vi phạm hay không đƣợc áp dụng thì có quyền đứng lên nêu vấn đề mà không phải đợi Chủ tọa phiên họp mời phát biểu ý kiến.

Khi tất cả các nghị sỹ đăng ký phát biểu đã phát biểu thì cuộc thảo luận có thể kết thúc để đi đến biểu quyết. Tuy nhiên, Chủ tịch Nghị viện vẫn có thể đề nghị biểu quyết kết thúc cuộc thảo luận trƣớc thời điểm này khi có một lƣợng nghị sỹ nhất định kiến nghị (thông thƣờng chỉ cần năm nghị sỹ kiến nghị). Cuộc thảo luận kết thúc nếu kiến nghị chấm dứt thảo luận nhận đƣợc sự đồng ý của đa số nghị sỹ tham gia thảo luận.

Chương 2

THỰC TRẠNG THỰC HIỆN QUY TRÌNH, THỦ TỤC XEM XÉT, THÔNG QUA DỰ ÁN LUẬT

TẠI KỲ HỌP QUỐC HỘI

2.1. Sơ lược về sự phát triển các quy định của pháp luật về quy trình, thủ tục xem xét, thông qua dự án luật tại kỳ họp Quốc hội

Căn cứ vào sự hình thành và phát triển của Quốc hội, có thể phân chia các bƣớc hình thành và phát triển của quy trình, thủ tục xem xét thông qua dự án luật nói riêng và quy trình, thủ tục trong hoạt động lập pháp của Quốc hội nói chung theo một số giai đoạn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quy trình, thủ tục xem xét, thông qua dự án luật tại kỳ họp quốc hội (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)