Lần đọc thứ nhất và lần đọc thứ hai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quy trình, thủ tục xem xét, thông qua dự án luật tại kỳ họp quốc hội (Trang 26 - 29)

5. Nội dung của Đề tài và các vấn đề cần giải quyết

1.3. Kinh nghiệm của một số nƣớc về quy trình, thủ tục xem xét thông qua

1.3.1. Lần đọc thứ nhất và lần đọc thứ hai

1.3.1.1. Lần đọc thứ nhất

Thủ tục lần đọc thứ nhất hầu nhƣ chỉ có ở các nƣớc theo chính thể đại nghị, đặc biệt là ở những nƣớc theo mô hình Nghị viện Anh. Theo truyền

thống ở các nƣớc này, lần đọc thứ nhất thƣờng mang tính hình thức và cũng rất đơn giản, đƣợc tiến hành để chính thức đƣa dự án luật ra xem xét. Đây chỉ là giới thiệu dự án luật và ấn định ngày cho lần đọc thứ hai mà không tranh luận, sửa đổi gì. Sau lần đọc này, dự án luật chính thức đƣợc in ra và đƣợc công khai cho công chúng.

Ở các nƣớc theo chính thể cộng hoà tổng thống nhƣ Hoa Kỳ, các dự án luật thông thƣờng do nghị sỹ đệ trình và thủ tục đọc lần thứ nhất không nhất thiết phải diễn ra mà đƣợc chuyển ngay cho các Uỷ ban có thẩm quyền xem xét. Ngoài việc nhận đƣợc một bản sao của dự án luật, nghị sỹ còn đƣợc thông báo về dự án luật ở phiên họp toàn thể hoặc qua các phƣơng tiện thông tin của Nghị viện.

Giữa lần đọc thứ nhất và lần đọc thứ hai, các nghị sỹ nghiên cứu về dự án luật, hỏi ý kiến các chuyên gia, sử dụng dịch vụ nghiên cứu của Nghị viện và tiến hành tham vấn các cử tri nhằm xem xét lợi ích của các cử tri mà mình đại diện bị ảnh hƣởng hoặc tác động nhƣ thế nào nếu dự án luật này đƣợc thông qua.

1.3.1.2. Lần đọc thứ hai

Khác với lần đọc thứ nhất, nội dung của lần đọc thứ hai rất quan trọng. Trong lần đọc này, Nghị viện tranh luận về những nguyên tắc cơ bản trong nội dung của dự án luật mà không đi vào chi tiết câu chữ của dự án luật. Đây có thể coi là giai đoạn Nghị viện quyết định nội dung chính sách của dự án luật. Về nguyên tắc, kết quả của lần đọc này không đƣợc thay đổi trong lần đọc sau. Quy định này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc bảo đảm tính thống nhất qua các lần thảo luận về chính sách của Nhà nƣớc và đồng thời bảo đảm cho tính hiệu quả trong hoạt động của Nghị viện.

định đối với dự án luật: (1) chuyển dự án luật đến các Uỷ ban của Nghị viện để thẩm tra sâu hơn theo những nguyên tắc mà Nghị viện đã quyết định; (2) bác bỏ dự án luật vì các lý do nhƣ: dự án luật không thuộc thẩm quyền của Nghị viện, nội dung của dự án luật vi phạm nguyên tắc của pháp luật hiện hành..; (3) tạm hoãn dự án luật trong một thời gian nhất định, dự án luật bị “treo” (thực chất, đối với nhiều nƣớc, đây là giải pháp để Nghị viện từ chối xem xét dự án luật).

Đối với các nƣớc theo chính thể Cộng hòa tổng thống quá trình lập pháp thƣờng không đƣợc thực hiện theo các bƣớc trên. Sau khi đƣợc trình lên Nghị viện các dự án luật đƣợc chuyển thẳng đến Ủy ban có thẩm quyền để thẩm tra.

- Xem xét dự án luật ở Uỷ ban

Xem xét dự án luật ở Uỷ ban có ý nghĩa quan trọng trong quy trình lập pháp ở hầu hết các quốc gia. Thủ tục làm việc tại Uỷ ban đƣợc chính thức thực hiện sau khi các dự thảo hay kiến nghị luật đƣợc gửi đến. Thông thƣờng, Uỷ ban đƣợc giao nhiệm vụ xem xét dự án luật là Uỷ ban phụ trách lĩnh vực phù hợp với dự án luật đó. Trƣờng hợp dự án luật có nội dung thuộc phạm vi xem xét của nhiều Uỷ ban hoặc khó xác định Uỷ ban chịu trách nhiệm xem xét, các nƣớc thƣờng thành lập Uỷ ban có tính chất đặc biệt hoặc gửi dự án luật đến xem xét ở hai hoặc nhiều Uỷ ban.

Ở một số nƣớc theo chính thể cộng hoà tổng thống, các Uỷ ban của Nghị viện không bắt buộc phải xem xét tất cả các dự án luật đã đƣợc chuyển đến mà có toàn quyền quyết định những dự án luật nào sẽ đƣợc xem xét, nhƣ ở Hoa Kỳ. Trong khi đó, một số nƣớc quy định Uỷ ban bắt buộc phải xem xét các dự án luật do cơ quan hành pháp kiến nghị. Ở Chi Lê, cơ quan hành pháp còn có quyền bắt buộc cơ quan lập pháp xem xét, thôgn qua các dự án luật

trong thời hạn nhất định.

Phạm vi những vấn đề đƣợc các Uỷ ban xem xét thƣờng rất rộng, từ chính sách chung cho đến các vấn đề chi tiết nhƣ ngôn ngữ, kỹ thuật văn bản của từng điều luật. Tuy nhiên, việc xem xét dự án luật của Uỷ ban không đƣợc trái với những nguyên tắc mà Nghị viện đã thông qua trong lần đọc thứ hai. Sau khi xem xét về dự án luật, Uỷ ban thông qua báo cáo để trình ra Nghị viện. Thông thƣờng, nhiều nƣớc cho phép gửi kèm trong báo cáo của Uỷ ban những ý kiến khác với quan điểm chung của Uỷ ban. Những quan điểm thiểu số này đƣợc bảo lƣu và có thể đƣợc đƣa ra xem xét trong các phiên thảo luận của Nghị viện ở lần đọc sau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quy trình, thủ tục xem xét, thông qua dự án luật tại kỳ họp quốc hội (Trang 26 - 29)