Nguyên tắc chỉ đạo trong việc đổi mới quy trình, thủ tục xem xét,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quy trình, thủ tục xem xét, thông qua dự án luật tại kỳ họp quốc hội (Trang 76 - 80)

5. Nội dung của Đề tài và các vấn đề cần giải quyết

3.2. Nguyên tắc chỉ đạo trong việc đổi mới quy trình, thủ tục xem xét,

thông qua dự án luật tại kỳ họp Quốc hội

3.2.1. Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng

Đảng cộng sản Việt Nam là lực lƣợng chính trị duy nhất lãnh đạo xã hội và Nhà nƣớc. Theo quy định của Điều 4 của Hiến pháp 1992 thì “Đảng

cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội. Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ của Hiến pháp và pháp luật”.

Pháp luật là sự thể hiện ý dân, ý đảng và pháp luật trở thành khuôn thƣớc của xã hội, đƣợc xã hội chấp nhận. Điều đó đƣợc thể hiện từ khâu lập pháp tức là thể chế hóa chủ trƣơng đƣờng lối của Đảng thành luật, việc ghi nhận và khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng đối với nhà nƣớc và xã hội trong Hiến pháp, đến giám sát việc thực hiện các vấn đề cụ thể bảo đảm để pháp luật đƣợc thực hiện trong cuộc sống và cũng chính là bảo đảm để chủ trƣơng đƣờng lối của Đảng đi vào cuộc sống. Chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng chỉ phát huy đƣợc hiệu lực trong cuộc sống nếu đƣợc chuyển hóa thành các quy định mang tính bắt buộc của Nhà nƣớc. Tuy nhiên, cần khẳng định sự lãnh đạo của Đảng chỉ phát huy hiệu quả cao khi có nội dung và phƣơng thức lãnh đạo đúng đắn, xác định rõ ràng trách nhiệm của mỗi cơ quan của Đảng, của Nhà nƣớc trong công tác lập pháp, hạn chế và tránh hiện tƣợng chồng chéo, bao biện, làm thay các công việc của Nhà nƣớc.

thực hiện trên cơ sở tiếp tục thể chế hoá chủ trƣơng của Đảng về đổi mới quy trình, thủ tục xây dựng pháp luật trực tiếp là các quan điểm đƣợc xác định trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa VIII, Nghị Quyết 48/NQ-TW ngày 24 tháng 5 năm 2005 của Bộ Chính trị về Chiến lƣợc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hƣớng đến năm 2020, trong đó có các quan điểm về đổi mới quy trình lập pháp của Quốc hội. Đồng thời, kế thừa những kinh nghiệm đã có, những ƣu điểm của quy trình hiện hành, có sự chọn lọc, loại bỏ những vấn đề còn bất cập, bảo đảm tính tƣơng thích với điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội và xu hƣớng đổi mới tổ chức, hoạt động của các thiết chế trong bộ máy nhà nƣớc ta hiện nay.

3.2.2. Phát huy dân chủ trong quá trình xem xét, thông qua dự án luật luật

Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nƣớc cao nhất, cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân. Hoạt động lập pháp nói chung và hoạt động thông qua luật nói riêng chính là hoạt động biến ý chí nhân dân thành luật. Trong hoạt động xây dựng luật, nhân dân vừa thể hiện đƣợc quyền dân chủ đại diện (thông qua các đại biểu Quốc hội), vừa thể hiện đƣợc quyền dân chủ trực tiếp (thông qua việc đóng góp ý kiến) trong việc xây dựng các đạo luật. Thông qua hoạt động này, ý chí và nguyện vọng của nhân dân đã đƣợc thể hiện trong các quy định của luật. Điều 2 của Hiến pháp 1992 khẳng định nguyên tắc “Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước

pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức”. Với bản chất dân

có làm nhƣ vậy thì chúng ta mới có thể điều chỉnh các quan hệ xã hội đạt hiệu quả.

Để làm đƣợc điều này dự án luật phải đƣợc thảo luận một cách dân chủ, công khai. Đại biểu Quốc hội phải đƣợc tự do phát biểu ý kiến, trình bày những kiến nghị của cử tri về các dự án luật. Mọi vấn đề do đại biểu phát biểu cần đƣợc thảo luận dân chủ trƣớc khi đƣa ra quyết định cuối cùng (thông qua việc biểu quyết). Mỗi đại biểu phải đứng ở cƣơng vị là ngƣời đại diện của nhân dân, lấy lợi ích của nhân dân, lợi ích chung của đất nƣớc làm yêu cầu và mục tiêu để phục vụ, chống chủ nghĩa cục bộ, bản vị trong hoạt động thông qua luật.

3.2.3. Bảo đảm sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong hoạt động lập pháp của Quốc hội

Xuất phát bản chất của Nhà nƣớc ta là Nhà nƣớc của dân “tất cả quyền lực nhà nƣớc thuộc về nhân dân”, nên quyền lực nhà nƣớc là thống nhất và đƣợc nhân dân giao cho Quốc hội. Quốc hội nắm quyền lập hiến và lập pháp, quyết định những chính sách cơ bản, những nhiệm vụ trọng yếu về kinh tế- xã hội, quốc phòng- an ninh, đối ngoại, quyết định về tổ chức và bố trí nhân sự chủ chốt trong bộ máy Nhà nƣớc, thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nƣớc.

Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nƣớc cao nhất nhƣng không phải mọi quyền lực Nhà nƣớc đều tập trung vào Quốc hội. Quyền lực Nhà nƣớc là thống nhất nhƣng có sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan nhà nƣớc trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tƣ pháp (Điều 2 Hiến pháp 1992). Trong hoạt động lập pháp cũng vậy, không phải Quốc hội thực hiện tất cả mọi công đoạn của quá trình lập pháp mà còn có nhiều cơ quan nhà nƣớc tham gia, phối hợp bằng việc thực hiện các thẩm quyền theo quy định của

pháp luật. Sự phân công rành mạch, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của từng cơ quan và cơ chế phối hợp chính là điều kiện cốt yếu để bảo đảm sự thống nhất quyền lực nhà nƣớc. Do đó, việc tiếp tục đổi mới quy trình, thủ tục trong hoạt động lập pháp nói chung và quy trình, thủ tục xem xét, thông qua dự án luật nói riêng cần phải bảo đảm sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan nhà nƣớc có nhƣ vậy mới nâng cao đƣợc chất lƣợng và hiệu quả của công tác lập pháp của Quốc hội.

3.2.4. Bảo đảm nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa

Pháp chế là nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động của Nhà nƣớc và đƣợc ghi nhận trong Hiến pháp. Nguyên tắc pháp chế không chỉ có tính độc lập trong hệ thống các nguyên tắc mà còn chi phối, hỗ trợ, bảo đảm cho các nguyên tắc khác đƣợc thực hiện. Để thực hiện nguyên tắc pháp chế, cần phải cụ thể hoá nội dung của nó thành những yêu cầu, các chuẩn mực pháp lý rõ ràng cho từng lĩnh vực hoạt động của nhà nƣớc. Luật sẽ không thể trở thành văn bản có giá trị pháp lý cao trong hệ thống pháp luật nếu đƣợc xây dựng, ban hành một cách tuỳ tiện, không theo những chuẩn mực, nguyên tắc nhất định. Đồng thời, phải bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của hệ thống pháp luật. Các quy định trong mỗi văn bản luật đều phải rõ ràng, chính xác để bảo đảm cho việc nhận thức và thực hiện pháp luật đƣợc nghiêm chỉnh và thống nhất trên toàn quốc.

Nguyên tắc pháp chế đòi hỏi phải cụ thể hóa yêu cầu đổi mới quy trình, thủ tục thành các quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật và bảo đảm việc xem xét, thông qua dự án luật tuân thủ đúng các quy định này.

3.2.5. Bảo đảm nguyên tắc khoa học, khách quan

Để bảo đảm nguyên tắc khoa học đòi hỏi các công việc, các bƣớc trong quy trình thủ tục lập pháp nói chung và quy trình, thủ tục xem xét thông qua

dự án luật nói riêng phải đƣợc đƣợc thiết kế, sắp xếp hợp lý. Cần phải tuân thủ triệt để các quy tắc của kỹ thuật soạn thảo văn bản, bảo đảm văn bản có cấu trúc chặt chẽ, phù hợp với nội dung, ngôn ngữ văn phong cách trình bày của văn bản trong sáng, mạch lạc, dễ hiểu.

Xây dựng pháp luật cũng chính là quá trình hoạt động để đƣa cuộc sống vào các văn bản pháp luật. Do vậy việc cải tiến quy trình, thủ tục xem xét thông qua dự án luật phải bảo đảm để văn bản quy phạm pháp luật đƣợc thông qua phản ánh đƣợc các nhu cầu và điều kiện khách quan của sự phát triển xã hội, có tính khả thi đƣợc nhân dân đồng tình, chấp nhận.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quy trình, thủ tục xem xét, thông qua dự án luật tại kỳ họp quốc hội (Trang 76 - 80)