Chính sách công nghiệp hoá nông thôn và vai trò của pháp luật ở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của luật doanh nghiệp đối với phát triển kinh tế nông thôn (Trang 25)

nƣớc ta đối với phát triển kinh tế nông thôn

4.1. Chính sách công nghiệp hoá nông thôn

Từ sau khi ban hành chính sách đổi mới năm 1986, Đảng và Nhà nước đã nhiều lần khẳng định: phát triển toàn diện nông thôn không chỉ là nhiệm vụ kinh tế mà còn là vấn đề chính trị - xã hội có ý nghĩa chiến lược lâu dài đối với sự phát triển của đất nước.

Phát triển công nghiệp nông thôn, thông qua sự phát triển của các doanh nghiệp nông thôn được coi là biện pháp phù hợp với những xu hướng mới hình thành trong đời sống và kinh doanh hiện đại, chuyển đổi xu hướng thiên về quy mô lớn thành xu hướng phát triển kinh doanh ở quy mô vừa và nhỏ, xu hướng đa dạng hoá nhu cầu và thị trường. Đồng thời để khai thác các tiềm năng sẵn có, các thế mạnh của từng vùng, từng địa phương nhằm phát triển đất nước.

Tốc độ phát triển nông nghiệp truyền thống không thể theo kịp yêu cầu nâng cao mức sống tối thiểu. Việc phát triển nông nghiệp theo chiều sâu, phát

triển mạnh mẽ các trang trại sản xuất hàng hoá, đem lại thu nhập cao cho nông dân là một hướng quan trọng để nâng cao mức sống ở nông thôn. Nó yêu cầu phải đảm bảo sự phát triển tương ứng của công nghiệp chế biến và các giải pháp mở rộng thị trường, nâng cao khả năng kinh doanh cho các chủ nông hộ. Những điều này đòi hỏi một thời gian nhất định.

Phát triển kinh tế và công nghiệp hoá nông thôn nên Đảng và Nhà nước ta luôn dành cho chủ trương này một sự quan tâm đặc biệt. Báo cáo chính trị Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng chỉ rõ: “Phát triển các ngành nghề, làng nghề truyền thống và các ngành nghề mới bao gồm tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu, công nghiệp khai thác và chế biến các nguồn nguyên liệu phi nông nghiệp, các loại hình dịch vụ sản xuất và đời sống của nhân dân” [3]

Đồng thời trong Báo cáo về Phương hướng, nhiệm vụ, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 1996-2000 ghi rõ “ Phát triển đa dạng công nghiệp chế biến và tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn, thị trấn, liên kết với công nghiệp ở đô thị lớn và khu công nghiệp tập trung. Phát triển các làng nghề, mở mang các loại hình dịch vụ. Chuyển bớt lao động nông nghiệp sang khu vực phi nông nghiệp tại chỗ, giảm bớt sức ép về lao động và dân số đối với các đô thị lớn”. Đối với các vùng nông thôn miền núi, Nhà nước chủ trương “Phát triển công nghiệp nhỏ, thủ công nghiệp ở những vùng sâu, vùng xa, khuyến khích các nghề thủ công truyền thống”. [3]

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Đảng lại một lần nữa xác định “Phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn. Hình thành các khu vực tập trung công nghiệp, các điểm công nghiệp ở nông thôn, các làng nghề gắn với thị trường trong nước và xuất khẩu. Có chính sách ưu đãi để thu hút đầu tư của mọi thành phần kinh tế vào phát triển công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn”. Đảng cũng chủ trương “Chuyển nhiều lao động sang khu vực

công nghiệp và dịch vụ. Phát triển tiểu thủ công nghiệp, mạng lưới công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản và các dịch vụ” [4].

Trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành trung ương Đảng khoá IX nhấn mạnh việc phát triển kinh tế, công nghiệp hoá nông thôn là “Dựa vào nội lực là chính, đồng thời tranh thủ tối đa các nguồn lực từ bên ngoài, phát huy tiềm năng của các thành phần kinh tế. Phát triển mạnh mẽ các loại hình doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nông thôn” [5].

Như vậy, chủ trương phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ đã thể hiện rõ trong chính sách của Đảng. Có thể nói những định hướng trong chính sách là cơ sở để ban hành các văn bản pháp luật để điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong quá trình hình thành các doanh nghiệp và mở ra con đường công nghiệp hoá nông thôn.

4.2 Môi trường pháp lý cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta

Hiện nay, chính sách của Nhà nước ta luôn coi trọng phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ. Như Thủ tướng Phan Văn Khải đã nhận xét về vai trò của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế như sau: “Muốn cho dân giàu nước mạnh, đất nước phải có những nhà doanh nhân, doanh nghiệp ngang tầm khu vực và thế giới”[61]. Các doanh nghiệp là xương sống của nền kinh tế, các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNV&N) họ là đối tượng năng động, nhanh nhạy với cơ chế thị trường, hoạt động sản xuất kinh doanh, giữ gìn, phát triển các ngành nghề truyền thống, tạo việc làm và thu nhập, góp phần xoá đói giảm nghèo cho người lao động.

Thể chế hoá chính sách phát triển DNV&N, trong thời gian qua, Quốc hội đã ban hành một số đạo luật nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế nói chung và phát triển kinh tế nông thôn nói riêng. Đó là Luật đầu tư nước ngoài, Luật khuyến khích đầu tư trong nước, Luật Thương mại và đặc biệt là Luật Doanh

nghiệp. Luật Doanh nghiệp và các văn bản pháp luật liên quan đã thực sự thổi một luồng sinh khí mới vào việc phát triển các loại hình doanh nghiệp trên địa bàn nông thôn nói riêng và việc phát triển kinh tế, công nghiệp hoá nông thôn nói chung bởi Luật này đã tiếp cận yếu tố lợi ích - với tư cách là động lực bên trong, đóng vai trò quyết định đối với sự phát triển.

Nhìn dưới giác độ hình thành và thúc đẩy doanh nghiệp phát triển, thì Luật Doanh nghiệp và các văn bản pháp luật liên quan đảm nhiệm vai trò cơ bản sau:

- Điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình thành lập và hoạt động của các doanh nghiệp.

- Là cơ sở pháp lý để doanh nghiệp có thể bảo vệ quyền lợi của mình1.

Đến nay, sau hơn 3 năm thực hiện Nghị định 90/2001/NĐ-CP, trên phạm vi cả nước đã có hơn 130.000 DNV&N đăng ký kinh doanh, chiếm 97% tổng số doanh nghiệp. Trong đó, các DNV&N hoạt động trong lĩnh vực sản xuất CN-TTCN chiếm 17%; xây dựng 14%; nông nghiệp 14%; dịch vụ 55%. Hàng năm, đối tượng DNV&N đã đóng góp 26% GDP, nộp thuế 10% tổng thu NSNN, tạo ra giá trị tổng sản lượng công nghiệp đạt 31%, kim ngạch xuất khẩu chiếm 12%, tạo công ăn việc làm cho 25% lực lượng lao động trong cả nước[20]. Thành quả trên đây chứng minh rằng, sự gia tăng của số lượng các doanh nghiệp sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, góp phần làm cho dân giầu nước mạnh.

Tiểu kết

1 Gần đây, vấn đề không có thương hiệu dẫn đến việc các doanh nghiệp thiệt hại cũng đã được các doanh nghiệp nhận thức. Hiện nay 90% nông sản Việt Nam phải mang thương hiệu nước ngoài khi xuất khẩu. Trong số 107 mặt hàng của các Tổng công ty thuộc Bộ NN & PTNT đăng ký thương hiệu, chỉ có 4 sản phẩm được công nhận thương hiệu quốc tế. Việc không có thương hiệu gây thiệt hại lớn cho các doanh nghiệp, mà cuối cùng là những người trực tiếp làm ra của cải vật chất. Chẳng hạn, theo ông Chủ tịch UBND tỉnh Đắc Lăk – thủ đô cà phê Việt Nam, tính toán rằng mỗi năm ta mất đứt 100 triệu USD vì không có thương hiệu

Như vậy pháp luật được ban hành để xác định địa vị pháp lý của doanh nghiệp, điều chỉnh quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình thành lập và hoạt động của doanh nghiệp. Đối với nền kinh tế thị trường ở Việt nam và Trung quốc phát triển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung thì sự điều chỉnh của pháp luật chậm hơn so với sự hình thành của các quan hệ xã hội cần có sự điều chỉnh của pháp luật. Sự hình thành của các doanh nghiệp Hương trấn và các doanh nghiệp thuộc khối tư nhân ở nước ta trước khi ban hành Luật công ty 1990 đã minh chứng cho điều này.

Một điều không thể phủ nhận được là doanh nghiệp có thể hình thành và phát triển nhờ chính sách thông thoáng của Đảng và các chính sách hỗ trợ phát triển của các cấp chính quyền địa phương. Nhưng việc thể chế hoá các chính sách này bằng pháp luật giữ vai trò vô cùng quan trọng và có thể nói rằng sự kết hợp hài hoà trong việc ban hành pháp luật và đề ra các chính sách hỗ trợ là tiền đề để phát triển hệ thống doanh nghiệp ở Việt nam.

CHƢƠNG 2

MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ TRONG BẢO ĐẢM QUYỀN TỰ DO KINH DOANH THEO PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH

Trước khi Luật Doanh nghiệp 1999 ra đời, Luật Công ty và Luật Doanh nghiệp tư nhân được Quốc Hội ban hành năm 1990 là cơ sở pháp lý cho sự ra đời và hoạt động của các loại hình doanh nghiệp như công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần và doanh nghiệp tư nhân. Luật Công ty và Luật Doanh nghiệp tư nhân đã chính thức công nhận về mặt pháp lý khu vực kinh tế tư nhân như một bộ phận của nền kinh tế. Ngay sau đó, khu vực kinh tế tư nhân đã phát triển nhanh chóng, trong khoảng 8 năm thực hiện hai Luật này, đã có hơn 38.000 doanh nghiệp được thành lập và đăng ký kinh doanh, tổng số vốn đăng ký khoảng 21.000 tỷ đồng[40]. Trong khoảng thời gian này, doanh

nghiệp tư nhân và công ty đã tạo ra được hơn 500.000 chỗ làm việc mới, đóng góp không nhỏ vào nguồn thu của ngân sách Nhà nước

Tuy nhiên, thời điểm hai đạo Luật này ra đời là giai đoạn đầu của quá trình đổi mới nên không tránh khỏi những nhược điểm nhất định, những nhược điểm này phần lớn đã được khắc phục bằng các quy định mới của Luật Doanh nghiệp 1999.

1. Quyền tự do kinh doanh ở nƣớc ta

Về quyền tự do và bình đẳng trong kinh doanh, Đại hội lần thứ VII của Đảng (tháng 6 năm 1991) đã chỉ rõ: Mọi người được tự do kinh doanh theo pháp luật, được bảo vệ quyền sở hữu và thu nhập hợp pháp. Mọi đơn vị kinh tế, không phân biệt quan hệ sở hữu đều hoạt động theo cơ chế tự chủ kinh doanh, hợp tác và cạnh tranh với nhau bình đẳng trước pháp luật. Kinh tế tư bản tư nhân được phát triển không hạn chế về quy mô và địa bàn hoạt động trong những ngành, nghề mà pháp luật không cấm[2].

Trước đó, Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ VI đã đề ra đường lối đổi mới nói chung và cơ chế quản lý kinh tế nói riêng. Quyền này đã được thể chế hoá và chính thức trở thành quyền pháp định, Điều 4 Luật Công ty (1990) quy định “trong khuôn khổ pháp luật, công ty có quyền tự do kinh doanh”.

Đến Hiến pháp năm 1992 thì tự do kinh doanh đã trở thành quyền Hiến định: “Công dân có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật” (Điều 57).

Với sự ra đời của Luật Doanh nghiệp năm 1999, quyền tự do kinh doanh đã có những bước tiến vượt bậc, tự do kinh doanh được coi là quyền của mọi công dân và tổ chức, đồng thời có cơ chế bảo đảm quyền này một cách hợp lý. Theo Luật này, mọi tổ chức, cá nhân đều có quyền thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam, trừ một số trường hợp bị cấm (Điều 9, Luật

Doanh nghiệp); việc quy định này phù hợp với đòi hỏi của cơ chế thị trường, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư có thể tự nhận thức pháp luật để tiến hành thành lập doanh nghiệp một cách đúng pháp luật. Những đối tượng bị cấm thành lập doanh nghiệp vẫn có quyền góp vốn vào doanh nghiệp, trừ một số trường hợp bị cấm (Điều 10, Luật Doanh nghiệp). Pháp luật hiện hành cũng mở rộng các ngành nghề kinh doanh để các nhà đầu tư lựa chọn, chỉ cấm kinh doanh một số ngành nghề gây phương hại đến quốc phòng, trật tự, an toàn xã hội…(xem Khoản 2 Điều 6 Luật Doanh nghiệp). Ngoài ra, Luật Doanh nghiệp cũng thiết kế nhiều mô hình tổ chức kinh doanh để các nhà đầu tư lựa chọn và đơn giản hoá thủ tục thành lập doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh.

Tóm lại, quyền tự do kinh doanh là quyền kinh tế cơ bản đảm bảo cho vận hành nền kinh tế thị trường và bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể kinh doanh. Nhà nước với tư cách là chủ thể nắm quyền lực chính trị không hạn chế việc thực hiện quyền tự do kinh doanh và thêm vào đó là tạo ra cơ sở pháp lý về quyền tự do kinh doanh và bảo đảm thực hiện quyền kinh doanh trên thực tế.

2. Đa dạng hoá các loại hình doanh nghiệp

Luật Công ty và Luật Doanh nghiệp tư nhân được Quốc Hội ban hành năm 1990 chỉ điều chỉnh các loại hình doanh nghiệp là công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần và doanh nghiệp tư nhân. Trong điều kiện ưu tiên phát triển khu vực kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể, thì Luật công ty và Luật Doanh nghiệp tư nhân được xem là cơ sở pháp lý để thành lập các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân.

Luật Doanh nghiệp được sửa đổi năm 1999 trên cơ sở hợp nhất Luật Công ty và Luật Doanh nghiệp tư nhân và bổ sung nhiều điều khoản liên quan

đến tổ chức và thành lập công ty. Qua các điều khoản về tổ chức công ty, có thể thấy rằng các nhà đầu tư có thể lựa chọn hình thức doanh nghiệp phù hợp. Việc bổ sung những điều khoản trong Luật Doanh nghiệp thể hiện một bước tiến trong quá trình lập pháp ở nước ta.

- Về công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên

Luật Công ty không quy định số lượng thành viên tối đa, nhưng Luật Doanh nghiệp quy định số lượng thành viên tối đa của công ty không vượt quá năm mươi (điểm c khoản 1 Điều 26), các công ty trách nhiệm hữu hạn có số lượng thành viên vượt quá mức tối đa thì phải chuyển sang hoạt động theo hình thức công ty cổ phần.

Ngoài ra, việc chuyển nhượng vốn cho người không phải là thành viên của công ty, theo quy định của Luật Công ty, không được tự do thực hiện. Thành viên của công ty muốn chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho người không phải là thành viên của công ty thì phải được sự nhất trí của nhóm thành viên đại diện cho ít nhất 3/4 số vốn điều lệ (Điều 25 khoản 2 Luật Công ty), điều này làm hạn chế quyền rút vốn chủ đầu tư. Việc rút vốn trở nên khó khăn sẽ hạn chế phần nào khả năng tham gia kinh doanh của các nhà đầu tư. Để khắc phục hạn chế kể trên, Luật Doanh nghiệp đã mở rộng hơn khả năng chuyển vốn ra ngoài so với Luật Công ty. Cụ thể là: “Thành viên công ty TNHH có quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình cho người khác theo quy định sau đây:

1. Thành viên muốn chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp phải chào bán phần vốn đó cho tất cả các thành viên còn lại theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong công ty với cùng điều kiện;

2. Chỉ được chuyển nhượng cho người không phải là thành viên nếu các thành viên còn lại của công ty không mua hoặc mua không hết”

- Về công ty cổ phần

Luật Công ty yêu cầu số cổ đông tối thiểu đối với công ty cổ phần là 7 người, thì nay theo Luật Doanh nghiệp số lượng cổ đông tối thiểu là 3 người (khoản 1 Điều 51). Quy định mới này có tác dụng khuyến khích các nhà đầu tư góp vốn thành lập công ty cổ phần.

Luật Doanh nghiệp quy định một số quyền của cổ đông mà Luật Công ty trước đây chưa đề cập. Đó là: (a) Quyền được cung cấp thông tin cơ bản về tài chính, quản lý và hoạt động của công ty thông qua hình thức tham dự Đại hội đồng cổ đông (Điều 72); (b) Quyền yêu cầu công tu mua lại cổ phần trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của luật doanh nghiệp đối với phát triển kinh tế nông thôn (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)