Khảo sát làng nghề rèn Đa Sỹ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của luật doanh nghiệp đối với phát triển kinh tế nông thôn (Trang 75 - 77)

1.2 .Khảo sát về mô hình doanh nghiệp trong làng nghề Phùng Xá

1.3 Khảo sát làng nghề rèn Đa Sỹ

Làng Đa Sỹ, xã Kiến Hưng (Thị xã Hà Đông) nổi tiếng với nghề làm rèn truyền thống. Các sản phẩm dao, kéo, công cụ dùng trong nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp có mặt trên khắp các tỉnh, thành cả nước và thậm chí còn được xuất khẩu. Nhờ uy tín nên sản phẩm ở đây sau khi sản xuất xong sẽ được các tư thương thu mua, sau đó sẽ được đưa đi tiêu thụ tại khắp các tỉnh từ Bắc vào Nam7; một số sẽ được đưa sang Lào, Campuchia chủ yếu bằng đường tiểu ngạch.

Tổ chức doanh nghiệp ở làng nghề theo qui mô nhỏ. Sử dụng số lao động khoảng 10 người nhưng sản phẩm làm ra được nhiều nơi tiêu thụ, và các loại sản phẩm có công dụng đặc biệt. Chẳng hạn, trong các cơ sở sản xuất tại làng, có cơ sở sản xuất được loại dao đặc biệt “dao bổ thép”; thép miếng được xẻ làm đôi sau đó một tấm thép mỏng cao cấp được đưa vào giữa, qua các công đoạn tôi, nhiệt luyện công phu, sản phẩm làm ra có một độ bền đặc biệt và không gỉ.

7Ông Nguyễn Văn Hùng, chủ một cơ sở chuyên sản xuất dao bay xây dựng cho biết: “Hàng chúng tôi làm ra nhiều khi không đủ bán, các sản phẩm phục vụ cho thợ xây dựng có mặt thường xuyên ở phố Thuốc Bắc, Đồng Xuân…Hà Nội cho đến khắp các tỉnh miền Trung”[59]

Mô hình tổ sản xuất với qui mô nhỏ chỉ tạo ra việc làm và thu nhập ổn định cho một số người lao động. Theo khảo sát, có một số cơ sở mong muốn đưa hàng hoá của làng nghề ra các nước trên thế giới, không chỉ dừng lại ở con số 40% sản phẩm của làng xuất khẩu qua đường tiểu ngạch, mà tiến tới xuất khẩu trực tiếp. Bởi vậy, các cơ sở mong muốn mở rộng qui mô sản xuất và khắc phục tình trạng ô nhiễm phát sinh trong quá trình sản xuất thủ công. Tuy nhiên, các cơ sở này đều gặp khó khăn về vốn8.

Tại làng nghề này, mô hình công ty hầu như chưa được áp dụng, các cơ sở sản xuất được tổ chức phổ biến dưới hình thức hộ gia đình; và trên thực tế, một số chủ tổ hợp chưa biết đến việc làm thế nào có thể mở rộng qui mô thông qua việc thành lập công ty và áp dụng những công cụ pháp lý để huy động vốn phù hợp. Hay nói cách khác, Luật Doanh nghiệp và những qui định pháp lý về huy động vốn của nó vẫn chưa được phổ cập ở nông thôn.

Khác với làng nghề ở Phùng xá, các cơ sở sản xuất trong làng nghề Đa sỹ thuộc xã Kiến Hưng, Thị xã Hà Đông đang gặp phải những vấn đề như: thiếu mặt bằng kinh doanh, thiếu vốn và vấn đề ô nhiễm môi trường9. Mặc dù đã đề nghị chính quyền địa phương hỗ trợ nhưng cho đến nay làng nghề vẫn chưa nhận được quan tâm đúng mức. Bởi vậy, có thể nói rằng sự hỗ trợ của Chính quyền cho việc phát triển doanh nghiệp ở nông thôn không phải đã được thực thi ở mọi nơi.

Ngoài ra, còn rất nhiều khó khăn trong cơ chế phát triển các doanh nghiệp làng nghề nói riêng và cơ chế thi hành Luật Doanh nghiệp nói chung.

8Anh Lê Quang, một chủ cơ sở sản xuất chuyên làm các loại dao cao cấp tâm sự “Làm nghề rèn vất vả lắm; để làm được một con dao phải qua các công đoạn như: chọn, chế biến nguyên vật liệu, tạo hình cho sản phẩm bằng kéo tay, tiếp đến là khâu dát mỏng kim loại… Mỗi con dao khi hoàn thành cần được dọi gần 1000 nhát búa…”. Ngoài ra, do làm thủ công nên những người lao động trực tiếp còn phải chịu khí độc thải ra từ than của lò rèn không lúc nào tắt. Những khó khăn này mọi người đều hiểu, nhưng để đầu tư một chiếc búa máy phải mất từ 20 dến 50 triệu đồng, không phải cơ sở sản xuất nào cũng có thể đầu tư được do rất khó tiếp cận được các nguồn vốn vay của ngân hàng; đây là bài toán mà các cơ sở sản xuất, nhất là các cơ sở sản xuất nhỏ

việc quy hoạch xây dựng các điểm, cụm công nghiệp đã được tính đến như là một giải pháp cơ bản tháo gỡ khó khăn về mặt bằng sản xuất kinh doanh nhưng cũng đang gặp nhiều vướng mắc; chính người dân đang có tư tưởng không muốn chuyển ra nơi quy hoạch vì một số lý do, ra nơi quy hoạch sẽ phải chi trả tiền đền bù giải phóng mặt bằng và lệ phí thuê đất. Thực tế, các cơ sở sản xuất ở làng nghề chủ yếu theo mô hình nhỏ lẻ, quy mô vốn của các cơ sở sản xuất này rất hạn hẹp, số cơ sở sản xuất vừa và lớn chiếm chưa đầy 10% [57], nên khó có thể thực hiện việc thanh toán các chi phí trên. Đây là một bài toán khó có lời giải trong một thời gian ngắn và cần phải có sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng của Nhà nước.

Qua khảo sát tại các doanh nghiệp làng nghề nói riêng và các DN V&N khu vực nông thôn nói chung, có thể đưa ra kết luận: phần lớn các doanh nghiệp này đang hoạt động dựa trên vốn tự có, vay mượn của bạn bè, người thân chứ chưa nhận được sự hỗ trợ vốn của Nhà nước hoặc các thể chế tài chính khác. Các chủ DN nơi đây thường phát triển lên từ các hộ cá thể làm nghề, sau một thời gian tích luỹ được một lượng vốn nhất định thì lại tái đầu tư, mở rộng sản xuất. Loại hình doanh nghiệp này nhìn chung chưa tận dụng được lợi thế của mô hình công ty trong việc huy động vốn trong xã hội. Điều này lý giải tại sao Luật Doanh nghiệp ít được biết đến ở nông thôn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của luật doanh nghiệp đối với phát triển kinh tế nông thôn (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)