1.2 .Khảo sát về mô hình doanh nghiệp trong làng nghề Phùng Xá
3. Mô hình liên kết sản xuất kinh doanh
3.1. Liên kết giữa sản xuất và thương mại
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn, do điều kiện hạn hẹp về tài chính, ít có khả năng thâm nhập thị trường lớn, mạng lưới thông tin thị trường không đầy đủ, hạ tầng công nghệ thấp kém, nên việc khai thác thị trường mà doanh nghiệp có qui mô lớn không tham gia trở nên đặc biệt quan trọng.
Để tận dụng những tiềm năng ở nông thôn với số lượng vốn đầu tư nhỏ, chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng thấp, doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn có thể dễ đầu tư kinh doanh đáp ứng nhóm nhu cầu nhỏ, mức rủi ro thấp, có khả năng kiểm soát dòng vốn thuận tiện. Tại một số địa phương, doanh nghiệp nông thôn sử dụng những lao động trong thời kỳ nông nhàn, và kết hợp chặt chẽ lao động thủ công với ứng dụng công nghệ, điều này các doanh nghiệp lớn khó thực hiện do biên chế lớn, bộ máy cồng kềnh.
Sự liên kết sản xuất và thương mại thể hiện ở yếu tố liên kết thông qua hợp đồng giữa doanh nghiệp xuất khẩu và người nông dân trực tiếp sản xuất. Chẳng hạn: liên kết doanh nghiệp trong thực hiện dự án “Xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ phát triển tiểu thủ công nghiệp, phục vụ phát triển kinh tế xã hội xã Kim Quan – Thạch Thất”[73].
Trong mô hình liên kết này, công ty xuất nhập khẩu Hà Tây đóng vai trò quan trọng trong việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ, hỗ trợ trang thiết bị, máy móc sản xuất, đào tạo nghề; dự án cũng đầu tư tạo vùng nguyên liệu
thông qua việc chuyển đổi cây trồng cho bà con nông dân trong vùng; các doanh nghiệp làng nghề và hộ sản xuất gia đình sẽ giữ vai trò sản xuất trực tiếp các sản phẩm mây, giang đan10.
Ngoài ra, việc sản xuất nông nghiệp đan xen với sản xuất TTCN và bao tiêu sản phẩm; đồng thời, vừa sản xuất TTCN tập trung lại vừa sản xuất TTCN phân tán ở các hộ gia đình theo sơ đồ sau:
Dự án Tạo vùng nguyên liệu
Công ty XNK Hà Tây Sản xuất TTCN (Bao tiêu sản phẩm)
Sản xuất hộ gia đình Sản xuất TTCN tập trung
Tiêu thụ sản phẩm
Ở đây, mối quan hệ giữa công ty XNK Hà Tây và các hộ sản xuất theo hợp đồng. Các hộ gia đình ở làng nghề không cần thiết phải mở rộng qui mô về vốn lớn.
Trong mô hình liên kết này, tác động của Luật Doanh nghiệp đến sự phát triển của doanh nghiệp ở nông thôn không rõ ràng nhưng có thể khẳng định rằng, việc công nhận quyền tự do kinh doanh các ngành nghề pháp luật
10Xã Kim Quan là một xã nghèo của huyện Thạch Thất nhưng lại là xã thuộc vùng gò đồi bán sơn địa , nơi có trồng các loại cây: Mây, tre, bương, vầu, giang tạo nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất TTCN rất thuận lợi, đặc biệt nghề mây, tre giang đan[73].
không cấm đã tạo cơ hội cho tất cả các doanh nghiệp có điều kiện tồn tại và phát triển, thông qua đó liên kết để các tổ chức sản xuất ở nông thôn cùng phát triển.
3.2 Liên kết sản xuất giữa doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp lớn
Liên kết doanh nghiệp là một hình thái tổ chức sản xuất mang tính chuyên môn hoá ngành nghề giữa các doanh nghiệp lớn với các doanh nghiệp nhỏ, trong đó hệ thống các doanh nghiệp nhỏ hình thành như là một tập hợp các vệ tinh chịu trách nhiệm sản xuất các phụ kiện, sản phẩm phụ. Các doanh nghiệp lớn đảm nhận phần công việc cốt lõi, cải tiến công nghệ, thiết kế sản phẩm, tiêu thụ sản phẩm. Việc phân chia công việc giữa các doanh nghiệp chính và doanh nghiệp vệ tinh tuỳ thuộc vào đặc trưng ngành nghề, lợi thế cạnh tranh riêng của từng doanh nghiệp nhưng vai trò kiểm soát luôn nằm ở doanh nghiệp lớn11.
Tại Việt Nam, mô hình liên kết doanh nghiệp mới chỉ áp dụng ở phạm vi hẹp, hầu hết việc liên kết doanh nghiệp chỉ tập trung vào những công việc có yêu cầu kỹ thuật đơn giản như sản xuất phụ tùng xe đạp, bao bì, san lấp, cắt kim loại, may mặc, thủ công mỹ nghệ.
Có thể phân tích mô hình liên kết doanh nghiệp có qui mô lớn và các doanh nghiệp làng nghề, hộ sản xuất gia đình nhằm đẩy mạnh phát triển TTCN tại Hà Tây và Thái Bình.
a, Liên kết sản xuất hàng cơ khí của các doanh nghiệp làng nghề Thanh Thuỳ (Thanh Oai) với các công ty lớn như Công ty cơ khí Hà Nội, công ty khí cụ điện Sơn Tây... Các doanh nghiệp ở nông thôn đã đảm nhiệm việc sản xuất và cung cấp các chi tiết, phụ tùng xe máy, xe đạp, quạt điện, đồ dân
11Tại một số quốc gia, hệ thống mối liên kết doanh nghiệp có dạng hình tháp hoặc liên kết theo chiều ngang; ví dụ, Toyota của Nhật Bản có hơn 36.000 doanh nghiệp vệ tinh11, trong đó có 168 doanh nghiệp vệ tinh cấp 1; 4.700 doanh nghiệp cấp 2; 31.600 doanh nghiệp vệ tinh cấp 3. Mô hình liên kết doanh nghiệp là một giải pháp phù hợp với các doanh nghiệp nông thôn, chúng đảm bảo sự phát triển trong tính phụ thuộc, phát huy
dụng, công cụ sản xuất nông nghiệp. Nhiều cơ sở đã đầu tư máy móc hiện đại, nâng cao tay nghề của công nhân để tham gia sản xuất nhiều mặt hàng có chất lượng cao.
b, Một ví dụ nữa về mô hình liên kết doanh nghiệp có thể được tìm thấy qua hình ảnh các doanh nghiệp dệt thuộc thôn Phương La, xã Thái Phương (Hưng Hà - Thái Bình)[49], mỗi năm tiêu thụ khoảng 150 triệu khăn; từ khăn ăn, khăn mặt, đến khăn tắm, có tới 95% số hộ trong làng làm nghề dệt, hiện tại thôn này có tới 18 doanh nghiệp với khoảng 2.000 máy dệt, được tổ chức theo hệ thống vệ tinh với các hộ gia đình. Các hộ gia đình tự mua máy móc, thiết bị và nguyên liệu để làm sản phẩm thô, doanh nghiệp có trách nhiệm hoàn thiện và bao tiêu sản phẩm. Khoảng 70% sản phẩm của thôn Phương La hiện được xuất khẩu và ưa chuộng tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Ukraina, Lào; kim ngạch xuất khẩu lên tới hàng chục triệu USD, thu nhập bình quân đầu người trong thôn khoảng 2 triệu đồng/tháng. Nghề dệt đã tạo công ăn việc làm cho 3.000 lao động trong toàn xã Thái Phương và khoảng 50.000 lao động từ nơi khác đến, thực hiện chủ trương “ly nông bất ly hương”, một giải pháp tích cực để giải quyết cùng lúc nhiều mục tiêu: phát triển kinh tế, giải quyết công ăn việc làm, giảm tải xu thế đô thị hoá và hiện đại hoá công nghiệp nông thôn.
Trên thực tế, các mối liên kết trên được thực hiện thông qua hợp đồng chứ không phải là các liên kết về sở hữu. Các doanh nghiệp lớn đảm bảo đầu ra cho các cơ sở sản xuất nông thôn, trong một số trường hợp, các doanh nghiệp lớn có thể hỗ trợ các cơ sở này về kỹ thuật, công nghệ và một phần vốn đầu tư ban đầu. Chính vì vậy, nhìn chung, ảnh hưởng của Luật DN đến việc hình thành và phát triển các mối liên kết này là không nhiều; các doanh nghiệp lớn sẽ nắm phần chủ động trong việc khai thác mối liên kết, đẩy các doanh nghiệp nhỏ vào thế bị động.
Tuy nhiên, Luật DN cũng thể hiện tác dụng trong việc khích lệ, động viên các nhà đầu tư, cũng như tạo môi trường minh bạch và thông thoáng hơn cho việc tham gia vào các hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, trong trường hợp các doanh nghiệp muốn duy trì mối quan hệ liên kết sản xuất chặt chẽ hơn, họ có thể thực hiện việc liên kết về sở hữu. Hiện nay, cơ sở pháp lý về việc liên kết về sở hữu đã được pháp luật ghi nhận. Doanh nghiệp có thể tổ chức theo hình thức công ty cổ phần hay công ty trách nhiệm hữu hạn để duy trì sự liên kết sở hữu này. Hay có thể nói, thông qua các qui định của Luật
Doanh nghiệp, mối liên kết giữa các doanh nghiệp có thể được hỗ trợ và duy trì ở mức độ tốt hơn.
4. Mô hình phát triển doanh nghiệp dịch vụ, du lịch ở nông thôn
Thực hiện Luật Doanh nghiệp, các doanh nghiệp dân doanh, hộ kinh doanh thương mại, dịch vụ phát triển mạnh cả ở khu vực nông thôn và thành thị. Đến nay, rất nhiều địa phương đã phát huy lợi thế của mình để khai thác triệt để thế mạnh về phát triển dịch vụ, du lịch và thu hút đầu tư; nhiều doanh nghiệp đã hình thành và thành công trong kinh doanh ngành dịch vụ, du lịch và thương mại.
Sự gia tăng của số doanh nghiệp trong ngành này thể hiện nhu cầu thành lập doanh nghiệp, tuy nhiên, không phải bất cứ địa phương nào vấn đề này cũng được quan tâm đúng mức. Tác giả không có điều kiện khảo sát nhiều doanh nghiệp trong ngành kinh doanh này, thế nhưng trong khảo sát dưới đây, thể hiện rõ ràng rằng để Luật Doanh nghiệp đi vào cuộc sống, thì các cấp chính quyền phải có sự quan tâm và hỗ trợ cho sự ra đời và phát triển của doanh nghiệp.
Một địa phương đã làm tốt sự hỗ trợ đối với phát triển doanh nghiệp có thể kể ra là Uỷ ban Nhân dân Huyện Ba vì. Ba vì là một địa danh du lịch được nhiều người biết đến, hiện nay Uỷ ban Huyện Ba vì đang tập trung cải thiện
môi trường đầu tư, thu hút mọi loại hình doanh nghiệp tham gia hoạt động kinh doanh để khai thác triệt để tiềm năng sẵn có, tạo bước chuyển lớn trong phát triển kinh tế. Cụ thể là tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt là nâng cấp hệ thống đường điện, hạ tầng giao thông vào các khu du lịch12.
Chính vì vậy, từ năm 2000 đến nay đã có 80 dự án đầu tư vào địa bàn, trong đó có 2 dự án có vốn đầu tư nước ngoài, 2 dự án công nghiệp, 6 dự án kinh doanh du lịch sinh thái, 1 dự án kinh doanh thiết bị công nghệ nông nghiệp, 69 dự án của các hộ gia đình thuê đất đầu tư để phát triển công nghiệp, du lịch sinh thái, kinh tế trang trại. Trong số này rất nhiều doanh nghiệp dân doanh đầu tư trong lĩnh vực du lịch đã làm ăn có hiệu quả và được nhiều người biết đến như: Khu du lịch Ao Vua, Đầm Long, Khu du lịch Khoang Xanh – Suối Tiên, Khu du lịch Thác Đa, Tản Đà… Mỗi khu du lịch này đã tạo cho mình những nét riêng biệt, mang đậm dấu ấn văn hoá dân tộc và mô hình kinh doanh hiện đại nên du khách đến ngày một nhiều. Lượng du khách tăng bình quân 15%/năm[50], riêng trong năm 2004 lượng khách đạt 60,5 vạn lượt (tăng 38,2 vạn lượt so với năm 2000). Tổng doanh thu từ du lịch năm 2004 đạt 18 tỷ đồng (tăng 20,1% so với năm 2000). Chính từ kết quả này mà các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch đã tăng cường vốn để cải tạo, nâng cấp hạ tầng, đổi mới và đa dạng hoá các sản phẩm du lịch để thu hút khách. Trong những năm gần đây, các doanh nghiệp này đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng để cải tạo, xây dựng cảnh quan môi trường. Một số doanh nghiệp lớn như Công ty cổ phần du lịch Ao Vua, Công ty du lịch Khoang xanh, Công ty cổ phần du lịch và xây dựng Bình Minh, khu du lịch sinh thái Tản Đà resort…
12Với sự hỗ trợ đầu tư của chính quyền địa phương, từ 2000 đến 2005, đã có 37 km đường vào các khu du lịch được rải nhựa, Huyện đã thu hút được 80 dự án đầu tư vào địa bàn, trong đó có 2 dự án có vấn đầu tư nước ngoài, 2 dự án công nghiệp, 6 dự án kinh doanh du lịch sinh thái, 1 dự án kinh doanh thiết bị công nghệ nông nghiệp, 69 dự án của các hộ gia đình thuê đất đầu tư để phát triển công nghiệp, du lịch sinh thái, kinh tế trang trại.[74]
đã tạo được dấu ấn trong lòng du khách do đã đưa ra được các sản phẩm du lịch hiện đại, đáp ứng được nhu cầu ngày càng đa dạng của du khách. Các doanh nghiệp này đã tạo hiệu quả lớn về xã hội, giải quyết việc làm cho nhiều lao động và đang là những đơn vị đóng góp lớn cho ngân sách địa phương (Nộp ngân sách nhà nước tăng từ 433 triệu đồng năm 1999, lên 2,1 tỷ đồng năm 2004)[74]. Ngoài ra, các khu du lịch này cũng là những đầu mối tiêu thụ một lượng lớn sản phẩm nông nghiệp, hoa quả của bà con nông dân trong vùng, giúp tăng thu nhập, nâng cao đời sống và tạo sức mua nói chung của người dân địa phương.
Hầu hết các doanh nghiệp trên đều được tổ chức dưới mô hình công ty CP và công ty TNHH nên khi hoạt động kinh doanh có hiệu quả, họ có thể huy động vốn rộng rãi từ công chúng nhằm khai thác tối đa lợi ích từ tiềm năng du lịch - một lĩnh vực đầu tư cần lượng vốn tương đối lớn.
Việc thu hút các doanh nghiệp dân doanh vào đầu tư trong lĩnh vực dịch vụ, du lịch thực sự đã mang lại sự phát triển kinh tế mạnh mẽ cho các địa phương được thiên nhiên ưu đãi về môi trường cảnh quan và có thế mạnh trong phát triển du lịch, bởi các loại hình doanh nghiệp này có cơ cấu tổ chức quản lý gọn nhẹ, linh hoạt; họ luôn năng động, sáng tạo trong việc đón bắt và đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của xã hội.
Ngoài mô hình kinh doanh du lịch, dịch vụ có quy mô như trên, rất nhiều doanh nghiệp nông thôn cũng đang ứng dụng mô hình kinh tế trang trại kết hợp với du lịch, dịch vụ. Đó là một số trang trại kết hợp với kinh doanh dịch vụ câu cá giải trí và nhà nghỉ cuối tuần ở Đông Anh (Hà Nội), mô hình kinh tế trang trại kết hợp với các dịch vụ nhà hàng, du lịch sinh thái như một
số trang trại nuôi dê, thỏ, đà điểu đã làm ở Ba Vì (Hà Tây)13. Đây là các doanh nghiệp vừa và nhỏ khu vực nông thôn đuợc tổ chức dưới hình thức hộ kinh doanh cá thể, doanh nghiệp tư nhân và cũng có trường hợp là công ty TNHH do một số thành viên góp vốn đầu tư cùng với thành viên có đất.
Các mô hình kinh tế này tận dụng được lợi thế sẵn có của kinh tế trang trại, lao động của hộ gia đình để khai thác các dịch vụ du lịch, giải trí nên hiệu quả, lợi ích mang lại là rất lớn; vì vậy, chúng cần được quan tâm hỗ trợ để phát triển và nhân rộng ở các địa phương khác, giúp bà con nông dân có thêm một con đường để phát triển kinh tế. Điều này cho thấy, tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ rất phong phú, đa dạng. Tuy nhiên, trong lĩnh vực này, không nhất thiết phải thành lập các DN quy mô lớn mà có thể tận dụng chủ thể kinh doanh là các hộ gia đình trong việc tạo ra dịch vụ du lịch. Bên cạnh đó, để xây dựng các khu du lịch có quy mô lớn ở một số khu vực, ngoài kế hoạch đầu tư của các công ty, người dân có thể sử dụng đất của mình tham gia góp vốn cùng với các nhà đầu tư khác.
Như vậy, sự gia tăng của số lượng doanh nghiệp trong trường hợp phát triển công nghiệp du lịch cho thấy Luật Doanh nghiệp đã đi vào cuộc sống bằng sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, và bằng sự năng động của các nhà đầu tư.
Thực trạng trên cho thấy sự thông thoáng của Luật Doanh nghiệp và triết lý về quyền tự do kinh doanh có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng với sự ra đời và phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ khu vực nông thôn.
13Nhà vườn “Nửa vầng trăng” là một minh hoạ điển hình cho mô hình kinh tế này. Đây là một nhà vườn đặc trưng của vùng đồi Ba Vì, ở đây có suối nước chảy rì rào, có cây quả bốn mùa xanh tươi như xoài hoa tím, vải, nhãn, bưởi… và các loại rau sạch phục vụ nhu cầu ẩm thực tại chỗ cho khách nghỉ cuối tuần;