Quy định về vốn pháp định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của luật doanh nghiệp đối với phát triển kinh tế nông thôn (Trang 39)

Theo quy định của Luật Công ty và Luật Doanh nghiệp tư nhân, vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có để thành lập công ty do pháp luật quy định đối với từng ngành, nghề. Thực tế hơn 8 năm thi hành cho thấy việc áp dụng điều kiện bắt buộc về vốn pháp định là rất hình thức, không có hiệu lực trên

thực tế. Quy định này nhằm ngăn chặn hiện tượng làm ăn phi pháp, lừa đảo. Tuy nhiên, những người kinh doanh không nghiêm chỉnh, có ý định lừa đảo vẫn có thể lách qua các quy định về vốn pháp định một cách dễ dàng, số vốn “ma” góp vào doanh nghiệp được “hợp pháp hoá” khiến cho nhiều người bị nhầm lẫn. Quy định về vốn pháp định có thể gây ra nhầm lẫn cho chủ nợ và những người góp vốn không có kinh nghiệm. Khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp không phụ thuộc vào vốn pháp định. Công cụ bảo đảm cho các giao dịch của công ty, bảo vệ cho chủ nợ sẽ là hệ thống thông tin đáng tin cậy về công ty như báo cáo tài chính đã qua kiểm toán chứ không phải giấy xác nhận về mức vốn pháp định.

Việc quy định mức vốn tối thiểu như một điều kiện để thành lập doanh nghiệp theo Luật Công ty và Luật Doanh nghiệp tư nhân có thể tạo ra cơ hội cho một bộ phận cán bộ công chức sách nhiễu nhà đầu tư và doanh nghiệp; làm cho các hiện tượng tham nhũng có cơ hội phát triển. Quy định về vốn pháp định với các thủ tục phiền hà, phức tạp đã cản trở những người có sáng kiến kinh doanh nhưng không đủ vốn thuộc sở hữu theo luật định, do đó làm mất hoặc hạn chế cơ hội kinh doanh đối với một số nhà đầu tư.

Luật Doanh nghiệp không quy định vốn pháp định là một điều kiện để thành lập doanh nghiệp, trừ một số doanh nghiệp đặc thù được quy định trong các luật chuyên ngành. Nhưng quy định như vậy không có nghĩa là không cần vốn vẫn thành lập được doanh nghiệp, mà các doanh nghiệp phải đăng ký số vốn tự có khi thành lập và định kỳ báo cáo, cập nhật thông tin về số vốn đó với cơ quan đăng ký kinh doanh để cơ quan này định kỳ cung cấp cho các cơ quan Nhà nước khác có thẩm quyền trong việc quản lý doanh nghiệp và những người khác có nhu cầu. Luật Doanh nghiệp đòi hỏi các doanh nghiệp phải đăng ký trung thực và công bố công khai vốn kinh doanh. Như vậy, Luật Doanh nghiệp không chỉ bãi bỏ các quy định về vốn pháp định mà còn mở ra những điều kiện mới phù hợp hơn.

6. Mở rộng đối tƣợng đƣợc quyền góp vốn vào doanh nghiệp

Luật Doanh nghiệp đã áp dụng loại trừ, tức là chỉ quy định những đối tượng bị cấm không được thành lập và quản lý doanh nghiệp (Cán bộ công chức Nhà nước, người chưa thành niên, người bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự), còn lại những người khác đều được quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp. Về quyền góp vốn, Luật Doanh nghiệp quy định tất cả các tổ chức, cá nhân đều được quyền góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, trừ các đối tượng bị cấm được liệt kê trong Luật (Điều 9, 10). Như vậy, Luật Doanh nghiệp đã tạo cơ sở cho nhiều đối tượng được tham gia vào hoạt động doanh nghiệp. Để bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác và quyền bình đẳng trước pháp luật của tất cả các doanh nghiệp, mức độ hưởng quyền tham gia vào hoạt động của doanh nghiệp của các chủ thể cũng khác nhau.

Pháp luật chia làm ba mức độ: Góp vốn, thành lập và quản lý doanh nghiệp.

Như vậy, so với Luật công ty 1990, Luật Doanh nghiệp đã mở rộng thêm đối tượng được quyền thành lập và góp vốn vào doanh nghiệp. Đây là cơ sở để thu hút nguồn vốn đầu tư trong xã hội để phát triển sản xuất và kinh doanh. Việc mở rộng thêm đối tượng được quyền thành lập và góp vốn vào doanh nghiệp vừa đảm bảo quyền tự do kinh doanh của công dân, đồng thời cũng đảm bảo sự tương thích giữa quy định của Luật Doanh nghiệp với các luật khác trong khung pháp luật hiện nay như Bộ luật Dân sự, Luật Đầu tư nước ngoài, Luật Khuyến khích đầu tư trong nước.

Chặng đường 20 năm đổi mới của đất nước gắn liền với sự phát triển và hoàn thiện của quyền tự do kinh doanh. Quyền tự do kinh doanh ở nước ta từ chỗ không được thừa nhận trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung trước đây đã dần được công nhận trong các Nghị quyết của Đảng (Nghị quyết Đại hội VI và VII), được thể chế hoá trở thành quyền pháp định (Luật Công ty 1990) và quyền Hiến định (Hiến pháp 1992); Luật Doanh nghiệp 1999 đã đánh dấu bước phát triển vượt bậc của quyền này và cho đến nay, quyền tự do kinh doanh đã được thừa nhận là động lực quan trọng của mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Quyền tự do kinh doanh luôn đi kèm với việc công nhận và bảo hộ sở hữu tư nhân cũng như sự phát triển của nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường. Điều này là một tất yếu khách quan khi chúng ta hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường và tham gia hội nhập kinh tế quốc tế.

Nhằm hoàn thiện hơn nữa quyền tự do kinh doanh, Việt Nam đã, đang và sẽ tiếp tục hoàn thiện khung khổ pháp lý về quyền tự do kinh doanh, giúp quyền này ngày càng đi sâu vào thực tiễn chứ không chỉ là quyền trên giấy. Sự ra đời của Luật Doanh nghiệp (chung) tới đây được hy vọng sẽ tạo thêm cơ sở pháp lý vững chắc cho sự phát triển và hoàn thiện hơn nữa của quyền tự do kinh doanh.

KHẢO CỨU VỀ MỘT SỐ TÁC ĐỘNG CỦA LUẬT DOANH NGHIỆP TRÊN THỰC TẾ

I. Khảo sát chung về tác động của Luật Doanh nghiệp

Kể từ khi ban hành, Luật Doanh nghiệp đã hỗ trợ sự ra đời của rất nhiều doanh nghiệp. Trong khu vực nông thôn, Luật đã khuyến khích mạnh mẽ các doanh nghiệp, các hộ gia đình đầu tư vốn, lao động, chất xám vào sản xuất kinh doanh vào tất cả các ngành và lĩnh vực mà pháp luật không cấm.

Dưới đây, có thể xem xét sự tác động của Luật Doanh nghiệp nói chung.

1. Tác động tích cực của việc đơn giản hoá thủ tục thành lập doanh nghiệp doanh nghiệp

1.1 Đăng ký kinh doanh

Phải khẳng định rằng, với những thay đổi có tính “cởi trói” cho việc thực hiện quyền tự do kinh doanh, Luật Doanh nghiệp đã đơn giản hoá thủ tục thành lập doanh nghiệp. Việc tạo các điều kiện thuận lợi trong việc đăng ký kinh doanh đã tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp thành lập và đi vào hoạt động.

Nếu nhìn vào các chi phí và thủ tục cần thiết khi xin giấy phép thành lập doanh nghiệp trước khi Luật Doanh nghiệp ra đời ta mới thấy hết được vai trò đột phá mang tính “cởi trói” mà đạo Luật này mang lại. Trước đây, trên thực tế những người làm thủ tục thành lập doanh nghiệp thường phải chi thêm cho cơ quan cấp giấy phép trực tiếp hoặc qua khâu trung gian, có trường hợp chi gấp gần 8 lần so với mức trên giấy tờ[45]. Một doanh nghiệp xăng dầu phải chi 60 triệu đồng/năm để được cấp và đổi giấy phép do việc cấp giấy phép theo cây xăng chứ không theo doanh nghiệp. Doanh nghiệp kinh doanh tổng hợp trước đây cần tới 45 giấy phép. Thời hạn cấp giấy phép nhiều khi còn kéo dài từ 2 đến 4 năm. Luật Doanh nghiệp đã thực sự tạo ra được bước

tiến lớn trong việc giảm các chi phí cho việc gia nhập thị trường, điều này đã khích lệ sự tham gia thị trường của mọi người dân trong xã hội, huy động tối đa nguồn vốn để đẩy mạnh quá trình phát triển đất nước. Có thể tham khảo bảng so sánh dưới đây.

Bảng 1: So sánh chi phí đăng ký kinh doanh trƣớc và sau khi có Luật Doanh nghiệp

Công việc/ Chi phí Trƣớc khi có Luật

Doanh nghiệp

Sau khi có Luật Doanh nghiệp

Thời gian trung bình 99 ngày 17 ngày Chi phí trung bình thành lập

doanh nghiệp

4.861.000 đồng Bãi bỏ

Chi phí trung bình cho đăng ký kinh doanh

3.300.000 đồng 550.000 đồng

Các chi phí khác Từ 1 đến 10 triệu đồng 2,9 triệu đồng Số lượng giấy tờ trung bình để

thành lập mà doanh nghiệp phải đệ trình

7,4 loại Bãi bỏ

Số lượng giấy tờ trung bình cho đăng ký kinh doanh

4 loại 3 loại

Nguồn: Kết quả điều tra của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam năm 2000.

Ngoài ra, theo kết quả điều tra của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam về tiến trình thực hiện Luật Doanh nghiệp, các doanh nghiệp đã đánh giá cao mức độ tiến bộ trong hỗ trợ thông tin thực hiện chính sách nhằm thực hiện Luật Doanh nghiệp từ phía các cơ quan Nhà nước cũng như các cơ quan hỗ trợ doanh nghiệp. Gần 50% các doanh nghiệp được điều tra đã nhận

được sự giúp đỡ về thông tin của cơ quan đăng ký kinh doanh. Phần lớn dịch vụ về thông tin thường ở dạng hướng dẫn các thủ tục đăng ký kinh doanh và hướng dẫn về điều kiện kinh doanh. Một số tỉnh đã ứng dụng công nghệ thông tin vào việc hướng dẫn đăng ký kinh doanh. Các trang web trên Internet cũng được thiết kế và đi vào hoạt động nhằm rút ngắn thời gian đăng ký, có trường hợp chỉ mất 2 ngày để hoàn thành thủ tục đăng ký kinh doanh.

Chẳng hạn, Thành phố Hồ Chí Minh đã đi tiên phong trong việc đăng ký kinh doanh qua mạng[46]. Với mục đích chuẩn hoá và đơn giản hoá thủ tục đăng ký kinh doanh nhằm nâng cao chất lượng phục vụ doanh nghiệp, Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hồ Chí Minh đã thành lập hệ thống đăng ký kinh doanh qua mạng. Sau 6 tháng hoạt động đã có 21.124 lượt truy cập vào mạng, trong đó có 46 doanh nghiệp tư nhân được đăng ký thành lập, 2 văn phòng đại diện, 17 chi nhánh công ty được cấp giấy phép kinh doanh trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

Các nội dung đăng ký sẽ được chuyển về Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hồ Chí Minh thông qua mạng và thông tin phản hồi sẽ được gửi lại cho doanh nghiệp tối đa là sau 2 ngày làm việc. Nếu hồ sơ được chấp nhận, Sở Kế hoạch Đầu tư sẽ hẹn ngày doanh nghiệp đến Phòng đăng ký kinh doanh để hoàn tất thủ tục và nhận giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong vòng 1 giờ. Trường hợp hồ sơ của doanh nghiệp chưa phù hợp, sẽ có hướng dẫn trên trang web để doanh nghiệp bổ sung thêm.

Như vậy, việc cải tiến cách thức đăng ký kinh doanh có thể khuyến khích ý chí kinh doanh của mỗi cá nhân, hỗ trợ doanh nghiệp trong thực hiện quyền tự do kinh doanh.

1.2 Xoá bỏ giấy phép con

Báo cáo của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương đã nhận định rằng[30]: việc thực hiện Luật Doanh nghiệp đã trở thành một khâu đột phá,

đồng thời là nội dung quan trọng của công cuộc cải cách hành chính. Việc bãi bỏ thêm 141 giấy phép con qua 2 đợt đã góp phần kích thích và động viên các doanh nghiệp mở rộng và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì thế, đa số các doanh nghiệp được phỏng vấn trong cuộc điều tra do phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam tiến hành gần đây đều có những nhận xét tích cực và bày tỏ sự tán thành cao chủ trương bãi bỏ các loại giấy phép này. Cụ thể, trong 754 doanh nghiệp được điều tra, thì có tới 475 doanh nghiệp (chiếm 63%) trả lời là “việc bãi bỏ các giấy phép con đã tạo môi trường kinh doanh tốt hơn cho doanh nghiệp”. đồng thời, trong số 475 doanh nghiệp này thì có tới 431 doanh nghiệp (chiếm 90,74%) cho rằng “việc bãi bỏ các giấy phép con là bằng chứng chứng tỏ việc đảm bảo tốt hơn nữa quyền tự chủ kinh doanh cho doanh nghiệp từ phía Nhà nước”[45]. Như vậy, các kết quả trên cho thấy, hầu hết các doanh nghiệp đều rất hài lòng và ủng hộ trước chủ trương tiến bộ và tinh thần đổi mới của Luật Doanh nghiệp.

1.3. Thành tựu thực hiện Luật Doanh nghiệp

Kể từ năm 2000, số lượng doanh nghiệp mới đăng ký liên tục tăng nhanh với tốc độ chưa từng thấy. Số doanh nghiệp đăng ký trung bình hàng năm hiện nay bằng 3,75 lần so với trung bình hàng năm của thời kỳ 1991 – 1999[1]. Số doanh nghiệp mới đăng ký trong 4 năm kể từ khi thực hiện Luật Doanh nghiệp ước cao gấp 2 lần so với 9 năm trước đây (1991 – 1999). Về cơ cấu loại hình doanh nghiệp đã có thay đổi tích cực. Tỷ trọng doanh nghiệp tư nhân trong tổng số doanh nghiệp đăng ký giảm từ 64% trong giai đoạn 1991 – 1999 xuống còn 34%; trong khi đó, tỷ trọng công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần tăng từ 36% lên 66% (công ty cổ phần tăng từ 1,1% lên 10%). Đặc biệt, trong 4 năm thi hành Luật đã có khoảng 7.000 công ty cổ phần đăng ký, gấp 10 lần so với giai đoạn 1991 – 1999. Thay đổi nói trên chứng tỏ các nhà đầu tư trong nước đã ý thức được những điểm lợi và bất lợi

của từng loại hình doanh nghiệp; có xu hướng chọn những loại hình doanh nghiệp hiện đại, tạo cơ sở để doanh nghiệp có thể ổn định, phát triển không hạn chế về quy mô và thời hạn hoạt động với quản trị nội bộ ngày càng chính quy và minh bạch hơn.

Luật Doanh nghiệp đã phát huy tác dụng rất tích cực ở các tỉnh miền Bắc, nhất là các tỉnh miền núi phía Bắc như Vĩnh Phúc, Hoà Bình, Bắc Kạn, Lại Châu, Bắc Giang, và một số tỉnh khác như Quảng Ninh, Hưng Yên, Thanh Hoá, v.v. Ở các tỉnh này, số doanh nghiệp đăng ký mới trong những năm qua tăng từ 4 – 8 lần so với thời kỳ 1991 – 1999 [18].

Hiện nay, khu vực doanh nghiệp dân doanh và hộ kinh doanh cá thể phát triển vô cùng năng động, mỗi năm có bình quân hơn 20 nghìn doanh nghiệp và hơn 150 nghìn hộ kinh doanh ra đời. Đến nay, cả nước có khoảng 160.000 doanh nghiệp và gần 3 triệu hộ kinh doanh. Các doanh nghiệp và hộ kinh doanh đã luôn chủ động khắc phục khó khăn, mở rộng đầu tư, đổi mới công nghệ và duy trì phát triển kinh doanh do đó đã đóng góp khoảng 48% tổng sản phẩm trong nước, giá trị sản xuất công nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất trong các loại hình doanh nghiệp, tăng 22,8% trong năm 2004 [60]. Trong những năm qua, các hộ kinh doanh cá thể, các doanh nghiệp mới thành lập và mở rộng quy mô, địa bàn kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp thực sự đã là nguồn cung chủ yếu về chỗ làm việc mới cho xã hội. Báo cáo điều tra của Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương cho thấy đối với các doanh nghiệp dân doanh trung bình từ 70 đến 100 triệu vốn đầu tư tạo ra được một chỗ làm việc; trong khi đó, đối với doanh nghiệp Nhà nước, thì số tương ứng là từ 210 – 280 triệu (tức là cao gấp khoảng 3 lần). Trong 4 năm thi hành Luật Doanh nghiệp, đã có khoảng gần hai triệu chỗ làm mới được tạo ra nhờ các doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể mới thành lập và mở rộng quy mô theo Luật Doanh nghiệp; đưa tổng số lao động trực tiếp làm việc trong các doanh nghiệp dân doanh xấp xỉ bằng tổng số lao động trong các doanh nghiệp

Nhà nước; và tổng số lao động làm việc trong doanh nghiệp dân doanh, hộ kinh doanh cá thể có thể lên đến hơn 6 triệu người, chiếm hơn 16% lực lượng lao động xã hội [58]. Có không ít doanh nghiệp đã tạo công ăn việc làm trực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của luật doanh nghiệp đối với phát triển kinh tế nông thôn (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)