Khảo sát chung về tác động của Luật Doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của luật doanh nghiệp đối với phát triển kinh tế nông thôn (Trang 43)

Kể từ khi ban hành, Luật Doanh nghiệp đã hỗ trợ sự ra đời của rất nhiều doanh nghiệp. Trong khu vực nông thôn, Luật đã khuyến khích mạnh mẽ các doanh nghiệp, các hộ gia đình đầu tư vốn, lao động, chất xám vào sản xuất kinh doanh vào tất cả các ngành và lĩnh vực mà pháp luật không cấm.

Dưới đây, có thể xem xét sự tác động của Luật Doanh nghiệp nói chung.

1. Tác động tích cực của việc đơn giản hoá thủ tục thành lập doanh nghiệp doanh nghiệp

1.1 Đăng ký kinh doanh

Phải khẳng định rằng, với những thay đổi có tính “cởi trói” cho việc thực hiện quyền tự do kinh doanh, Luật Doanh nghiệp đã đơn giản hoá thủ tục thành lập doanh nghiệp. Việc tạo các điều kiện thuận lợi trong việc đăng ký kinh doanh đã tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp thành lập và đi vào hoạt động.

Nếu nhìn vào các chi phí và thủ tục cần thiết khi xin giấy phép thành lập doanh nghiệp trước khi Luật Doanh nghiệp ra đời ta mới thấy hết được vai trò đột phá mang tính “cởi trói” mà đạo Luật này mang lại. Trước đây, trên thực tế những người làm thủ tục thành lập doanh nghiệp thường phải chi thêm cho cơ quan cấp giấy phép trực tiếp hoặc qua khâu trung gian, có trường hợp chi gấp gần 8 lần so với mức trên giấy tờ[45]. Một doanh nghiệp xăng dầu phải chi 60 triệu đồng/năm để được cấp và đổi giấy phép do việc cấp giấy phép theo cây xăng chứ không theo doanh nghiệp. Doanh nghiệp kinh doanh tổng hợp trước đây cần tới 45 giấy phép. Thời hạn cấp giấy phép nhiều khi còn kéo dài từ 2 đến 4 năm. Luật Doanh nghiệp đã thực sự tạo ra được bước

tiến lớn trong việc giảm các chi phí cho việc gia nhập thị trường, điều này đã khích lệ sự tham gia thị trường của mọi người dân trong xã hội, huy động tối đa nguồn vốn để đẩy mạnh quá trình phát triển đất nước. Có thể tham khảo bảng so sánh dưới đây.

Bảng 1: So sánh chi phí đăng ký kinh doanh trƣớc và sau khi có Luật Doanh nghiệp

Công việc/ Chi phí Trƣớc khi có Luật

Doanh nghiệp

Sau khi có Luật Doanh nghiệp

Thời gian trung bình 99 ngày 17 ngày Chi phí trung bình thành lập

doanh nghiệp

4.861.000 đồng Bãi bỏ

Chi phí trung bình cho đăng ký kinh doanh

3.300.000 đồng 550.000 đồng

Các chi phí khác Từ 1 đến 10 triệu đồng 2,9 triệu đồng Số lượng giấy tờ trung bình để

thành lập mà doanh nghiệp phải đệ trình

7,4 loại Bãi bỏ

Số lượng giấy tờ trung bình cho đăng ký kinh doanh

4 loại 3 loại

Nguồn: Kết quả điều tra của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam năm 2000.

Ngoài ra, theo kết quả điều tra của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam về tiến trình thực hiện Luật Doanh nghiệp, các doanh nghiệp đã đánh giá cao mức độ tiến bộ trong hỗ trợ thông tin thực hiện chính sách nhằm thực hiện Luật Doanh nghiệp từ phía các cơ quan Nhà nước cũng như các cơ quan hỗ trợ doanh nghiệp. Gần 50% các doanh nghiệp được điều tra đã nhận

được sự giúp đỡ về thông tin của cơ quan đăng ký kinh doanh. Phần lớn dịch vụ về thông tin thường ở dạng hướng dẫn các thủ tục đăng ký kinh doanh và hướng dẫn về điều kiện kinh doanh. Một số tỉnh đã ứng dụng công nghệ thông tin vào việc hướng dẫn đăng ký kinh doanh. Các trang web trên Internet cũng được thiết kế và đi vào hoạt động nhằm rút ngắn thời gian đăng ký, có trường hợp chỉ mất 2 ngày để hoàn thành thủ tục đăng ký kinh doanh.

Chẳng hạn, Thành phố Hồ Chí Minh đã đi tiên phong trong việc đăng ký kinh doanh qua mạng[46]. Với mục đích chuẩn hoá và đơn giản hoá thủ tục đăng ký kinh doanh nhằm nâng cao chất lượng phục vụ doanh nghiệp, Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hồ Chí Minh đã thành lập hệ thống đăng ký kinh doanh qua mạng. Sau 6 tháng hoạt động đã có 21.124 lượt truy cập vào mạng, trong đó có 46 doanh nghiệp tư nhân được đăng ký thành lập, 2 văn phòng đại diện, 17 chi nhánh công ty được cấp giấy phép kinh doanh trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

Các nội dung đăng ký sẽ được chuyển về Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hồ Chí Minh thông qua mạng và thông tin phản hồi sẽ được gửi lại cho doanh nghiệp tối đa là sau 2 ngày làm việc. Nếu hồ sơ được chấp nhận, Sở Kế hoạch Đầu tư sẽ hẹn ngày doanh nghiệp đến Phòng đăng ký kinh doanh để hoàn tất thủ tục và nhận giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong vòng 1 giờ. Trường hợp hồ sơ của doanh nghiệp chưa phù hợp, sẽ có hướng dẫn trên trang web để doanh nghiệp bổ sung thêm.

Như vậy, việc cải tiến cách thức đăng ký kinh doanh có thể khuyến khích ý chí kinh doanh của mỗi cá nhân, hỗ trợ doanh nghiệp trong thực hiện quyền tự do kinh doanh.

1.2 Xoá bỏ giấy phép con

Báo cáo của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương đã nhận định rằng[30]: việc thực hiện Luật Doanh nghiệp đã trở thành một khâu đột phá,

đồng thời là nội dung quan trọng của công cuộc cải cách hành chính. Việc bãi bỏ thêm 141 giấy phép con qua 2 đợt đã góp phần kích thích và động viên các doanh nghiệp mở rộng và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì thế, đa số các doanh nghiệp được phỏng vấn trong cuộc điều tra do phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam tiến hành gần đây đều có những nhận xét tích cực và bày tỏ sự tán thành cao chủ trương bãi bỏ các loại giấy phép này. Cụ thể, trong 754 doanh nghiệp được điều tra, thì có tới 475 doanh nghiệp (chiếm 63%) trả lời là “việc bãi bỏ các giấy phép con đã tạo môi trường kinh doanh tốt hơn cho doanh nghiệp”. đồng thời, trong số 475 doanh nghiệp này thì có tới 431 doanh nghiệp (chiếm 90,74%) cho rằng “việc bãi bỏ các giấy phép con là bằng chứng chứng tỏ việc đảm bảo tốt hơn nữa quyền tự chủ kinh doanh cho doanh nghiệp từ phía Nhà nước”[45]. Như vậy, các kết quả trên cho thấy, hầu hết các doanh nghiệp đều rất hài lòng và ủng hộ trước chủ trương tiến bộ và tinh thần đổi mới của Luật Doanh nghiệp.

1.3. Thành tựu thực hiện Luật Doanh nghiệp

Kể từ năm 2000, số lượng doanh nghiệp mới đăng ký liên tục tăng nhanh với tốc độ chưa từng thấy. Số doanh nghiệp đăng ký trung bình hàng năm hiện nay bằng 3,75 lần so với trung bình hàng năm của thời kỳ 1991 – 1999[1]. Số doanh nghiệp mới đăng ký trong 4 năm kể từ khi thực hiện Luật Doanh nghiệp ước cao gấp 2 lần so với 9 năm trước đây (1991 – 1999). Về cơ cấu loại hình doanh nghiệp đã có thay đổi tích cực. Tỷ trọng doanh nghiệp tư nhân trong tổng số doanh nghiệp đăng ký giảm từ 64% trong giai đoạn 1991 – 1999 xuống còn 34%; trong khi đó, tỷ trọng công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần tăng từ 36% lên 66% (công ty cổ phần tăng từ 1,1% lên 10%). Đặc biệt, trong 4 năm thi hành Luật đã có khoảng 7.000 công ty cổ phần đăng ký, gấp 10 lần so với giai đoạn 1991 – 1999. Thay đổi nói trên chứng tỏ các nhà đầu tư trong nước đã ý thức được những điểm lợi và bất lợi

của từng loại hình doanh nghiệp; có xu hướng chọn những loại hình doanh nghiệp hiện đại, tạo cơ sở để doanh nghiệp có thể ổn định, phát triển không hạn chế về quy mô và thời hạn hoạt động với quản trị nội bộ ngày càng chính quy và minh bạch hơn.

Luật Doanh nghiệp đã phát huy tác dụng rất tích cực ở các tỉnh miền Bắc, nhất là các tỉnh miền núi phía Bắc như Vĩnh Phúc, Hoà Bình, Bắc Kạn, Lại Châu, Bắc Giang, và một số tỉnh khác như Quảng Ninh, Hưng Yên, Thanh Hoá, v.v. Ở các tỉnh này, số doanh nghiệp đăng ký mới trong những năm qua tăng từ 4 – 8 lần so với thời kỳ 1991 – 1999 [18].

Hiện nay, khu vực doanh nghiệp dân doanh và hộ kinh doanh cá thể phát triển vô cùng năng động, mỗi năm có bình quân hơn 20 nghìn doanh nghiệp và hơn 150 nghìn hộ kinh doanh ra đời. Đến nay, cả nước có khoảng 160.000 doanh nghiệp và gần 3 triệu hộ kinh doanh. Các doanh nghiệp và hộ kinh doanh đã luôn chủ động khắc phục khó khăn, mở rộng đầu tư, đổi mới công nghệ và duy trì phát triển kinh doanh do đó đã đóng góp khoảng 48% tổng sản phẩm trong nước, giá trị sản xuất công nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất trong các loại hình doanh nghiệp, tăng 22,8% trong năm 2004 [60]. Trong những năm qua, các hộ kinh doanh cá thể, các doanh nghiệp mới thành lập và mở rộng quy mô, địa bàn kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp thực sự đã là nguồn cung chủ yếu về chỗ làm việc mới cho xã hội. Báo cáo điều tra của Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương cho thấy đối với các doanh nghiệp dân doanh trung bình từ 70 đến 100 triệu vốn đầu tư tạo ra được một chỗ làm việc; trong khi đó, đối với doanh nghiệp Nhà nước, thì số tương ứng là từ 210 – 280 triệu (tức là cao gấp khoảng 3 lần). Trong 4 năm thi hành Luật Doanh nghiệp, đã có khoảng gần hai triệu chỗ làm mới được tạo ra nhờ các doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể mới thành lập và mở rộng quy mô theo Luật Doanh nghiệp; đưa tổng số lao động trực tiếp làm việc trong các doanh nghiệp dân doanh xấp xỉ bằng tổng số lao động trong các doanh nghiệp

Nhà nước; và tổng số lao động làm việc trong doanh nghiệp dân doanh, hộ kinh doanh cá thể có thể lên đến hơn 6 triệu người, chiếm hơn 16% lực lượng lao động xã hội [58]. Có không ít doanh nghiệp đã tạo công ăn việc làm trực tiếp cho hàng nghìn lao động.

Ngoài việc tạo công ăn việc làm, phần lớn các doanh nghiệp đang phải tự đào tạo hoặc bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho người lao động làm việc trong doanh nghiệp. Hình thức đào tạo đa dạng và linh hoạt như kèm cặp, tổ chức xưởng học việc và gửi đến các trung tâm hay trường dạy nghề, v.v… Phần lớn lao động đến làm việc trong các doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp trong thời gian qua đều xuất thân từ nông nghiệp, nông thôn với trình độ văn hoá không cao, chưa quen với lối sống và làm việc theo phương thức công nghiệp. Vì vậy, ngoài việc đào tạo nghề, không ít chủ doanh nghiệp còn phải hướng dẫn họ về nếp sống mới, thay đổi thói quen, tập quán sống nông nghiệp, về tính kỷ luật, kỷ cương trong phương thức sản xuất công nghiệp. Có thể nói, nhờ tác động tích cực của Luật Doanh nghiệp, số lượng đội ngũ công nhân ở nước ta đã tăng khá nhanh trong thời gian qua.

Các doanh nghiệp dân doanh ở lĩnh vực ngành nghề nông thôn đã đóng góp không nhỏ trong việc thu hút lao động và giải quyết việc làm. Nhiều địa phương thực hiện tốt việc “ly nông bất ly hương”, một mục tiêu được đặc biệt quan tâm trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển kinh tế khu vực nông thôn Việt Nam. Tốc độ gia tăng số lao động trong các làng nghề ở nhiều địa phương đáng chú ý như: Nam Định năm 2002 tăng 11,9% so với năm 2001. Tuyên Quang năm 2002 tăng 46,61% so với năm 1996, Yên Bái tăng 13,5% so với năm 2000[47].

Bảng 2: Số lao động đƣợc sử dụng trong các làng nghề ở một số địa phƣơng

STT Địa phương Số lao động (người)

1 Hải Phòng 220.000 2 Quảng Bình 34.000 3 Quảng Nam 30.831 4 Bình Định 39.906 5 Lâm Đồng 15.058 6 Tây Ninh 100.057 7 Bình Thuận 7.156 8 Kiên Giang 13.919 9 Thành phố Hồ Chí Minh 71.573

Nguồn: Báo cáo sơ kết hai năm thực hiện Quyết định 132/QĐ-TTg ngày 24/11/2000 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn, tháng 5/2004 trang 2.

2. Những bất cập trong quá trình ban hành và thực thi Luật Doanh nghiệp nghiệp

2.1. Về thủ tục gia nhập thị trường.

Các văn bản về ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh vẫn chưa chính thức tập hợp thành hệ thống. Thẩm quyền, thủ tục và điều kiện cấp một số giấy phép kinh doanh như các loại chứng chỉ hành nghề y dược, giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề y dược, thẻ hướng dẫn viên du lịch, giấy phép sử dụng thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao

động vẫn chưa hợp lý, gây cản trở đối với hoạt động kinh doanh và làm giảm hiệu lực quản lý nhà nước. Mặt khác, một số ngành, nghề như dịch vụ môi giới việc làm, dịch vụ đòi nợ, tư vấn hôn nhân, v.v.. được quan niệm chung coi là ngành, nghề kinh doanh có điều kiện lại không có các quy định về điều kiện kinh doanh để điều tiết và quản lý. Thực tế trên đã gây cản trở không chỉ đối với quản lý Nhà nước, mà còn đối với những người có ý định hoặc đang kinh doanh các dịch vụ nói trên.

Một số quy định trái với Luật Doanh nghiệp vẫn được ban hành. Ví dụ, Nghị định số 87/2002/NĐ-CP ngày 5/11/2002 về hoạt động cung ứng và dịch vụ tư vấn quy định chỉ có nhà tư vấn mới được quyền thành lập doanh nghiệp tư vấn, cá nhân không được quyền độc lập cung cấp các dịch vụ tư vấn mà phải hoạt động trong một tổ chức tư vấn. Uỷ ban nhân dân một số địa phương vẫn duy trì lệnh tạm ngừng đăng ký và cấp giấy phép kinh doanh đối với một số ngành, nghề không thuộc đối tượng cấm kinh doanh; đối với một số ngành, nghề khác, Uỷ ban nhân dân một số tỉnh, thành phố đã đặt thêm điều kiện chấp nhận đăng ký kinh doanh và điều kiện kinh doanh. Cách làm này là trái với Luật Doanh nghiệp, thiếu tính khoa học và thực tiễn, không công bằng và kém hiệu quả; nó cũng gây ra một số tác động tiêu cực như chính sách pháp luật nhà nước không được thực hiện thống nhất; làm cho nhà đầu tư chưa thật sự an tâm và tin tưởng trước hiện tượng “phép vua thua lệ làng”. Ngoài ra, Uỷ ban nhân dân một số địa phương vẫn chưa thực hiện đúng quy định về điều kiện kinh doanh đối với một số ngành, nhất là kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, vẫn áp đặt luồng tuyến theo kiểu đối lưu giữa các địa phương, thu hẹp cơ hội và quyền kinh doanh, làm giảm tính chủ động, tính đa dạng các loại dịch vụ và giảm chất lượng dịch vụ cung ứng.

Mặc dù đã có những bước tiến lớn trong những năm vừa qua, nhưng nhiều quy định hiện nay ở nước ta vẫn còn cản trở đầu tư, như Raymond Mallon đã đánh giá trong tài liệu: Cải cách quy định kinh doanh - Tổng quan

kinh nghiệm quốc tế6 “Sự thiếu đầy đủ của môi trường pháp lý đang góp phần

làm chênh lệch thu nhập ngày một tăng do đã tạo thuận lợi cho người giàu và có quan hệ. Do vậy, cải cách quy chế, trong đó có tiếp tục cải cách Luật Doanh nghiệp, là ưu tiên quan trọng trong giai đoạn hiện nay”.

Việc đăng ký kinh doanh ở một số nơi, đối với một số ngành, nghề vẫn trái với Luật Doanh nghiệp. Ở một số địa phương, Uỷ ban nhân dân còn đặt thêm các thủ tục và yêu cầu trái với quy định của Luật đối với đăng ký kinh doanh nhà hàng, khách sạn. Chẳng hạn ở Hà Tây, hồ sơ đăng ký kinh doanh phải có thêm xác nhận sơ yếu lý lịch, xác nhận về địa chỉ trụ sở chính[24], v.v.

Điều đáng nói là các quy định áp đặt thêm các điều kiện đăng ký kinh doanh như đã nói ở trên là không cụ thể, thiếu chính xác; làm cho việc đăng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của luật doanh nghiệp đối với phát triển kinh tế nông thôn (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)