Nguyên tắc bồi thường thiệt hại theo pháp luật Trung Quốc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh chế độ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo pháp luật việt nam và pháp luật trung quốc chuyên ngành luật DS và TTDS 60 38 01 03 (Trang 31 - 34)

2.2. Nguyên tắc bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng

2.2.1. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại theo pháp luật Trung Quốc

Luật trách nhiệm xâm phạm quyền Trung Quốc không có quy định riêng về nguyên tắc xác định mức độ BTTHNHĐ, nhưng giới lý luận Trung Quốc đều thừa nhận nguyên tắc bồi thường toàn bộ [18]. Chỉ có điều mức độ áp dụng nguyên tắc này ở Việt Nam và Trung Quốc không giống nhau. Luật Việt Nam và Trung Quốc đều ghi nhận những trường hợp ngoại lệ đi ngược lại với tinh thần của nguyên tắc bồi thường toàn bộ thiệt hại. Nguyên tắc BTTH toàn bộ được hiểu là chỉ cần trách nhiệm bồi thường thành lập thì người có nghĩa vụ bồi thường sẽ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại, mà không cần xem xét đến mức độ lỗi, tình hình kinh tế của các bên đương sự và các hoàn cảnh cụ thể khác [19]. Ngược lại, nếu trách nhiệm không thành lập thì người bị thiệt hại sẽ không được bồi thường. Có hai phương pháp BTTH chính là phục hồi nguyên trạng và bồi thường bằng tiền. Điều 15 Luật trách nhiệm xâm phạm quyền Trung Quốc quy định các phương thức chịu trách nhiệm như sau: (1). Dừng xâm phạm; (2). Loại bỏ trở ngại; (3). Loại bỏ nguy hiểm; (4). Trả lại tài sản; (5). Khôi phục hiện trạng; (6). BTTH; (7). Nhận lỗi, xin lỗi; (8). Loại bỏ ảnh hưởng, khôi phục danh dự. Những phương thức chịu trách nhiệm xâm phạm quyền nêu trên có thể sử dụng độc lập, cũng có thể đồng thời sử dụng.

Trên thực tế, thiệt hại do hành vi trái luật gây ra rất phong phú và đa dạng. Trong trường hợp có nhiều loại thiệt hại phát sinh thì để BTTH toàn bộ cần áp dụng nhiều phương thức bồi thường khác nhau. Trong đó, phương thức bồi thường bằng tiền là cơ bản và phổ biến nhất. Điều 25 Luật trách nhiệm xâm phạm quyền Trung Quốc quy định: “Sau khi thiệt hại phát sinh, đương sự có thể thương lượng phương thức chi trả phí bồi thường. Không thỏa thuận được thì phí bồi thường phải trả làm một lần; nếu trả một lần thực sự có khó khăn, có thể trả theo nhiều đợt, nhưng phải

đưa ra biện pháp đảm bảo tương ứng”. Như vậy, luật Trung Quốc cho phép các bên thương lượng về phương án trả tiền bồi thường.Nếu các bên không thỏa thuận được thì tiền bồi thường được thanh toán làm một lần. Chỉ được thanh toán làm nhiều lần khi có đủ hai điều kiện là việc thanh toán một lần gặp khó khăn và người gây thiệt hại phải đưa ra biện pháp bảo đảm. Để xác định việc thanh toán một lần có gặp khó khăn hay không do người gây thiệt hại đưa ra chứng cứ chứng minh, thẩm phán dựa trên chứng chứ đó đưa ra phán đoán. Biện pháp bảo đảm tương ứng được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như người gây thiệt hại thế chấp tài sản, để đương, tín chấp... Quy định trên thể hiện hai ý nghĩa, một mặt đảm bảo người bị thiệt hại được bù đắp xứng đáng. Mặt khác, cũng cần phải chú ý tới quyền và lợi ích hợp pháp của người gây thiệt hại.

Theo quy định của pháp luật Trung Quốc, người gây thiệt hại dù có lỗi vô ý nhẹ hay lỗi cố ý nghiêm trọng mà gây ra thiệt hại như nhau thì đều phải bồi thường như nhau. Điểm mấu chốt nằm ở chỗ chỉ cần xác định người gây thiệt hại có lỗi và hội tụ đầy đủ các yếu tố cấu thành trách nhiệm BTTHNHĐ khác thì người gây thiệt hại phải bồi thường toàn bộ thiệt hại. Khi giải quyết, Tòa án không cần xem xét mức độ lỗi của người gây thiệt hại. Ngược lại, nếu lỗi đến từ người bị thiệt hại sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc xác định phạm vi bồi thường. Ví dụ: Người bị xâm phạm cũng có lỗi trong việc phát sinh thiệt hại, có thể giảm nhẹ trách nhiệm của người xâm phạm quyền (Điều 26 Luật trách nhiệm xâm phạm quyền Trung Quốc). Thiệt hại là do người bị thiệt hại cố tình tạo ra thì người thực hiện hành vi không chịu trách nhiệm dân sự (Điều 27 Luật trách nhiệm xâm phạm quyền Trung Quốc). Có học giả chỉ ra rằng nguyên tắc bồi thường toàn bộ còn bao hàm nguyên tắc mức sống. Luật trách nhiệm xâm phạm quyền không cần tính toán loại bỏ sự bất bình đẳng về thu nhập và sự phân phối tài nguyên trong xã hội. Việc xác định mức sống của người bị thiệt hại trước khi bị xâm phạm quyền lợi có tác dụng trong việc xác định số tiền bồi thường. Cụ thể để xác định thu nhập bị mất hoặc giảm sút do nghỉ làm phải căn cứ vào mức thu nhập bình quân của người bị thiệt hại trước khi bị xâm phạm quyền. Ví dụ: Điều 20, Giải thích tư pháp về BTTH nhân thân của TAND tối

cao Trung Quốc năm 2003 quy định: “Về nguyên tắc, thiệt hại do nghỉ làm sẽ lấy thu nhập của người bị thiệt hại làm tiêu chuẩn.” Điều 21 của Giải thích tư pháp trên khi quy định về tiền bồi thường chi phí hộ lý (chi phí cho người chăm sóc) cũng nêu rõ cần xem xét tình hình thu nhập của nhân viên hộ lý.

Ngoài ra, theo nguyên tắc bồi thường thì khi xác định phạm vi bồi thường cũng không cần cân nhắc đến các yếu tố khác. Các yếu tố không cần xem xét chủ

yếu gồm có: Thứ nhất, những lợi ích mà người gây thiệt hại thu được. Nếu xem xét

đến lợi ích mà người bị thiệt hại thu được từ hành vi xâm phạm quyền sẽ khiến quyền lợi mà người bị thiệt hại nhận được vượt quá phạm vi thiệt hại. Đặc điểm này thể hiện tâm lý ngăn cản người bị thiệt hại được hưởng lợi từ hành vi xâm phạm

quyền. Người bị thiệt hại chỉ cần lấy lại được những gì đã mất là đủ. Thứ hai, bất kể

người gây thiệt hại hay người bị thiệt hại có mua bảo hiểm hay không đều không làm ảnh hưởng tới việc xác định phạm vi bồi thường. Nếu người bị thiệt hại mua bảo hiểm thì khoản tiền được công ty bảo hiểm được xem là lợi ích họ đáng được hưởng khi bỏ tiền ra mua bảo hiểm. Người gây thiệt hại vẫn phải bồi thường toàn bộ thiệt hại. Về vấn đề này, Ths. Trần Ngọc Dương có quan điểm như sau: “Mỗi thiệt hại chỉ bồi thường một lần nên giả sử bảo hiểm xã hội đã chi trả chi phí chăm sóc để bồi thường một phần cho nạn nhân bị thiệt hại về vật chất thì nạn nhân không thể đòi BTTH lần thứ hai. Nạn nhân chỉ nhận phần chênh lệch còn lại giữa tiền bảo

hiểm đã chi trả cho bản thân và chi phí chăm sóc cho mình”[10]. Thứ ba, về nguyên

tắc mức BTTH và việc người bị thiệt hại sử dụng tiền bồi thường như thế nào không có liên quan với nhau. Có điều khi người bị thiệt hại yêu cầu người gây thiệt hại bồi thường chi phí phục hồi nguyên trạng (ví dụ: Yêu cầu chi trả tiền sửa chữa xe ô tô vì người gây thiệt hại đã tự sửa chữa) thì người bị thiệt hại có quyền tự do chi phối khoản tiền bồi thường này hay không, hiện nay có nhiều ý kiến khác nhau. Ở nhiều quốc gia áp dụng phương án cho phép người bị thiệt hại tự do chi phối, thậm chí là ngay cả khi vật bị tổn hại đã bị bán trước khi bồi thường thì người bị thiệt hại cũng có thể yêu cầu bồi thường chi phí sửa chữa theo dự thảo được lập ra (dự thảo chi phí sửa chữa phải đảm bảo sự hợp lý) [27].

BLDS Trung Quốc có nhiều quy định ngoại lệ của nguyên tắc bồi thường toàn bộ. (1) Trường hợp người bị thiệt hại có lỗi (Điều 26, 27 Luật trách nhiệm xâm phạm quyền Trung Quốc) thì người gây thiệt hại được giảm nhẹ trách nhiệm bồi thường hoặc miễn trách nhiệm. (2) Trong trường hợp pháp luật có quy định giới hạn mức bồi thường. Khi pháp luật đã giới hạn mức bồi thường thì dù thiệt hại thực tế có lớn đến đâu đi nữa thì mức bồi thường cũng chỉ dừng lại trong phạm vi luật định. Ví dụ: Về vấn đề chịu trách nhiệm nguy hiểm cao độ, nếu pháp luật quy định hạn mức bồi thường thì áp dụng quy định đó (Điều 77).(3) Trong trường hợp liên đới chịu trách nhiệm bồi thường. Thiệt hại được bồi thường toàn bộ nhưng mỗi chủ thể trong trách nhiệm liên đới có mức bồi thường khác nhau. Lúc này trách nhiệm của mỗi chủ thể là trách nhiệm tương ứng chứ không phải là trách nhiệm toàn bộ. Ví dụ: Người quản lý hoặc bên tổ chức hoạt động quần chúng tại nơi công cộng như khách sạn, cửa hàng, ngân hàng, bến xe, nơi vui chơi giải trí, do chưa thực hiện đầy đủ nghĩa vụ bảo đảm an toàn, gây ra thiệt hại cho người khác thì phải chịu trách nhiệm xâm phạm quyền (Điều 37). (4) Những trường hợp trách nhiệm bồi thường còn mang tính trừng phạt. Theo nguyên tắc bồi thường toàn bộ thì phạm vi bồi thường chỉ giới hạn trong phạm vi quyền lợi ích bị xâm phạm, nhưng trong một số trường hợp để răn đe hành vi gây thiệt hại cho cộng đồng, pháp luật cũng có quy định mang tính trừng phạt. Ví dụ: Biết rõ sản phẩm có khiếm khuyết nhưng vẫn sản xuất, tiêu thụ gây thiệt mạng hoặc tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe của người khác thì người bị xâm phạm quyền có quyền yêu cầu mức bồi thường có tình trừng phạt tương ứng (Điều 47).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh chế độ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo pháp luật việt nam và pháp luật trung quốc chuyên ngành luật DS và TTDS 60 38 01 03 (Trang 31 - 34)