2.5. Cách xác định thiệt hại ngoài hợp đồng
2.5.2. Cách xác định thiệt hại theo pháp luật Việt Nam
Đối tượng xâm phạm của hành vi trái luật gây thiệt hại ngoài hợp đồng là tài sản và quyền nhân thân. Để xác định thiệt hại thì trước tiên cần xác định có những thiệt hại gì. Ví dụ: thiệt hại do tài sản bị hủy họa là giá trị tài sản bị mất hoặc giảm sút. Thiệt hại đó là thiệt hại về vật chất hay tinh thần. Cách tính toán thiệt để xác định thiệt hại cụ thể là bao nhiêu? Tùy từng đối tượng bị xâm phạm là tài sản hay
quyền nhân thân sẽ có các loại thiệt hại và cách tính toán thiệt hại khác nhau. Quyền sở hữu trí tuệ cũng là một trong những đối tượng có thể bị hành vi trái luật xâm phạm. Các biện pháp để bảo vệ quyền sở hữu trí gồm có: buộc chấm dứt hành vi xâm phạm; buộc xin lỗi cải chính công khai, buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự; buộc BTTH; buộc tiêu hủy hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hóa, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa xâm phạm QSHTT với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ (Điều 202 Luật sở hữu trí tuệ 2005). Trong đó, buộc BTTH là một biện pháp dân sự quan trọng được sử dụng khi có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Về cơ bản, trách nhiệm BTTH của người có hành vi xâm phạm quyền SHCN theo quy định của pháp luật Việt Nam được xác định theo các căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 604 của BLDS 2005 và hướng dẫn tại mục 1 Phần 1 của Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 8/7/2006 của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao.
- Xác định thiệt hại do tài sản bị xâm phạm.
Hiện nay, các quy định của Việt Nam về xác định thiệt hại chủ yếu để xác định các khoản chi phí bồi thường do quyền nhân thân bị xâm phạm. Quy định về xác định thiệt hại do tài sản bị xâm phạm còn khá giản đơn. Điều 589 BLDS 2015 quy định về xác định thiệt hại do tài sản bị xâm phạm như sau:
“1. Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng.
2. Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút. 3. Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.
4. Thiệt hại khác do luật quy định”.
Tài sản bị mất là tài sản mà chủ sở hữu không còn chiếm hữu. Do đó chủ sở hữu không thể sử dụng, định đoạt, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản. Tài sản bị hủy hoại là tài sản bị hành vi xâm phạm quyền làm cho mất hẳn giá trị sử dụng, không thể khôi phục lại được hoặc khó có thể khôi phục lại được. Hành vi này có thể được thực hiện dưới dạng: hành đồng (đập, đốt, phá,..) và không hành động (không bảo dưỡng máy móc theo định kỳ). Tài sản bị hư hỏng là tài sản bị hành vi xâm phạm
quyền làm cho giảm giá trị sử dụng. Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút là những thiệt hại gián tiếp. Những lợi ích gằn liền ở đây thường là hoa lợi và lợi tức. Hoa lợi là tài sản tự nhiên mà tài sản mang lại. Ví dụ: trứng do gia cầm đẻ ra, hoa màu có được khi trồng trọt...Ngay sau khi hoa lợi được tách khỏi vật, hoa lợi trở thành vật độc lập. Từ thời điểm đó, hoa lợi thuộc quyền sở hữu của chủ sở hữu vật, trừ khi trong giao dịch dân sự các bên có thỏa thuận khác. Lợi tức là các khoản lợi thu được từ việc khai thác tài sản. Thông thường, lợi tức được tính thành một số tiền nhất định. Ví dụ: khoản tiền có được do thuê nhà, khoản lãi vay có được từ việc cho vay tài sản...[9].
Điều 589 BLDS 2015 nhằm xác định thiệt hại do tài sản bị xâm phạm nhưng nội dung lại nói về các dạng cụ thể của thiệt hại, không chỉ rõ cách tính toán thiệt hại. Ví dụ: Một người bị người khác hủy hoại một bức tranh quý. Xác định thiệt hại là làm thế nào để tính giá trị về vật chất và tinh thần của bức tranh. Còn việc bức tranh bị mất, bị hủy hoại hoặc hư hỏng chỉ là các dạng thiệt hại khác nhau được gây ra bởi hành vi xâm phạm quyền. Quy định này thể hiện quan điểm của các nhà làm luậtlà chưa xem xét đến thiệt hại về tinh thần do tài sản bị xâm phạm. TAND tối cao trong các văn bản hướng dẫn cũng không đề cập đến vấn đề này.
Giá trị thiệt hại tài sản thường được tính theo giá thị trường. Giá thị trường lại thường xuyên biến động. Do đó, giá trị thiệt hại phải được xác định ở mốc thời gian cụ thể. Pháp luật hiện hành chưa có quy định hướng dẫn về mốc thời gian áp dụng để tính toán giá trị thiệt hại về tài sản trong vụ án BTTHNHĐ. Tuy nhiên, Điểm, Khoản 2, Điều 21, Nghị định số 84/2014/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí có hướng dẫn về xác định giá trị thiệt hại và số tiền bồi thường thiệt hại như sau: “Thiệt hại là tài sản thì giá trị tài sản bị thiệt hại được xác định trên cơ sở giá trị thực tế của tài sản (tính theo giá thị trường tại thời điểm xảy ra thiệt hại) trừ đi giá trị còn lại của tài sản (nếu có) tại thời điểm xảy ra thiệt hại”. Việc áp dụng giá thị trường tại thời điểm xảy ra thiệt hại để tính toán thiệt hại sẽ không đảm bảo quyền lợi của người bị thiệt hại nếu tại thời điểm xét xử
giá thị trường của tài sản tăng lên nhiều so với giá thị trường của tài sản tại thời điểm xảy ra thiệt hại. Chính vì vậy, Khoản 3, Điều 5858 BLDS 2015 đã bổ sung nguyên tắc: “Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường”.
Trước khi kết thúc danh sách những thiệt hại được bồi thường khi tài sản bị xâm phạm, BLDS 2015 còn quy định thêm nữa là “thiệt hại khác do luật định”. Đây được xem là một quy định mang tính dự phòng và mang tính hướng dẫn tới văn bản pháp luật khác như Luật sở hữu trí tuệ vì luật này hiện nay cũng có các quy định về thiệt hại được bồi thường khi quyền sở hữu trí tuệ bị xâm phạm [9, tr.472, 473].
Thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ được bồi thường bao gồm thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh thần. Thiệt hại về vật chất bao gồm: Các tổn thất về tài sản, mức giảm sút về thu nhập, lợi nhuận, tổn thất về cơ hội kinh doanh, chi phí hợp lý để ngăn chặn, khắc phục thiệt hại. Thiệt hại về tinh thần bao gồm: Các tổn thất về danh dự, nhân phẩm, uy tín, danh tiếng và những tổn thất khác về tinh thần gây ra cho tác giả của tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, người biểu diễn; tác giả của sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí.
- Xác định thiệt hại do quyền nhân thân bị xâm phạm.
Qua quy định của BLDS Việt Nam và hướng dẫn của TAND tối cao thì thiệt hại do quyền nhân thân bị xâm phạm có ba dạng chính là thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm, thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm và thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm.
Trong đó, thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm được bồi thường những khoản sau:
- Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chắc năng bị mất, bị giảm giảm sút của người bị thiệt hại;
- Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại;
- Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị;
- Chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại trong trường hợp sau khi điều trị, người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc.
- Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do sức khoẻ bị xâm phạm.
Thiệt hại về tính mạng được bồi thường những khoản sau:
- Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết;
- Chi phí hợp lý cho việc mai táng;
- Khoản tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng trước khi chết;
- Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do tính mạng bị xâm phạm.
Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm được bồi thường những khoản sau:
- Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại; - Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút.
- Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm.
a) Chi phí để phục hồi, khắc phục, hạn chế đối tƣợng quyền và lợi ích bị xâm phạm.
Đối với thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm thì đó là chi phí cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng cho người bị thiệt hại. Đối với thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm, đó là chi phí cho việc cứu chữa, bồi dưỡng chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết. Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại bao gồm: tiền thuê phương tiện đưa người bị thiệt hại đi cấp cứu tại cơ sở y tế; tiền thuốc và tiền mua các thiết bị y tế, chi phí chiếu, chụp X quang, chụp cắt lớp, siêu âm, xét nghiệm, mổ, truyền máu, vật lý trị liệu... theo chỉ định của bác sỹ; tiền viện phí; tiền mua thuốc bổ, tiếp đạm.... (Tiểu mục 1.1, mục 1, Phần II Nghị quyết 03).
Đối với thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín, bị xâm phạm thì đó là chi phí để hạn chế, khắc phục thiệt hại. Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại bao gồm: chi phí cần thiết cho việc thu hồi ấn phẩm có nội dung xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người bị thiệt hại; chi phí cho việc thu thập tài liệu, chứng cứ chứng minh danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm; tiền tàu, xe đi lại, thuê nhà trọ (nếu có) theo giá trung bình ở địa phương nơi thực hiện việc chi phí để yêu cầu cơ quan chức năng xác minh sự việc, cải chính trên các phương tiện thông tin đại chúng; chi phí tổ chức xin lỗi, cải chính công khai tại nơi cư trú hoặc nơi làm việc của người bị thiệt hại và các chi phí thực tế, cần thiết khác để hạn chế, khắc phục thiệt hại (Tiểu mục 3.1, mục 3, Phần II Nghị quyết 03).
b) Chi phí hợp lý cho việc chăm sóc ngƣời bị thiệt hại
Người bị thiệt hại mất khả năng lao đồng và cần có người thường xuyên chăm sóc gồm có: Người bị thiệt hại không còn khả năng lao động do bị liệt cột sống, mù hai mắt, liệt hai chi, bị tâm thần nặng và các trường hợp khác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định bị suy giảm khả năng lao động vĩnh viễn từ 81% trở lên. Chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại bao gồm: chi phí hợp lý hàng tháng cho việc nuôi dưỡng, điều trị người bị thiệt hại và chi phí hợp lý cho người thường xuyên chăm sóc người bị thiệt hại Chi phí hợp lý cho người thường xuyên chăm sóc người bị thiệt hại được tính bằng mức tiền công trung bình trả cho người chăm sóc người tàn tật tại địa phương nơi người bị thiệt hại cư trú. Về nguyên tắc, chỉ tính bồi thường thiệt hại cho một người chăm sóc người bị thiệt hại do mất khả năng lao động (Tiểu mục 1.4, mục 1, Phần II Nghị quyết 03).
c) Chi phí hợp lý cho việc mai táng
Chi phí hợp lý cho việc mai táng bao gồm: các khoản tiền mua quan tài, các vật dụng cần thiết cho việc khâm liệm, khăn tang, hương, nến, hoa, thuê xe tang và các khoản chi khác phục vụ cho việc chôn cất hoặc hoả táng nạn nhân theo thông lệ chung. Tòa án không chấp nhận yêu cầu bồi thường chi phí cúng tế, lễ bái, ăn uống, xây mộ, bốc mộ... (Tiểu mục 2.1, mục 2, Phần II Nghị quyết 03). Chi phí cho việc mai táng phải là những chi phí hợp lý. Những khoản chi phí “xa hoa”, không phù
hợp với yêu cầu của pháp luật sẽ không được tòa án chấp nhận. Pháp luật không chấp nhận những chi phí để thực hiện những hoạt động mê tín, dị đoan, cuồng tín hoặc những hoạt động khác không phù hợp. Mai táng được hiểu đơn thuần là việc chôn cất chứ không mang ý nghĩa khác. Chi phí mai táng vì thế cũng chỉ là những chi phí đơn thuần phục vụ hoạt động chôn cất hoặc hỏa táng.
d) Thu nhập thực tế bị mất hoặc giảm sút
Nếu trước khi sức khoẻ bị xâm phạm người bị thiệt hại có thu nhập thực tế, nhưng do sức khoẻ bị xâm phạm họ phải đi điều trị và do đó khoản thu nhập thực tế của họ bị mất hoặc bị giảm sút, thì họ được bồi thường khoản thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút đó. TAND tối cao đã hướng dẫn nhiều phương pháp xác định mức thu nhập thực tế bị thiệt hại. Theo đó, nếu trước khi sức khoẻ bị xâm phạm, người bị thiệt hại có thu nhập ổn định từ tiền lương trong biên chế, tiền công từ hợp đồng lao động, thì căn cứ vào mức lương, tiền công của tháng liền kề trước khi người đó bị xâm phạm sức khoẻ nhân với thời gian điều trị để xác định khoản thu nhập thực tế của người bị thiệt hại. Nếu trước khi sức khoẻ bị xâm phạm, người bị thiệt hại có làm việc và hàng tháng có thu nhập thực tế nhưng mức thu nhập của các tháng khác nhau, thì lấy mức thu nhập trung bình của 6 tháng liền kề (nếu chưa đủ 6 tháng thì của tất cả các tháng) trước khi sức khoẻ bị xâm phạm nhân với thời gian điều trị để xác định khoản thu nhập thực tế của người bị thiệt hại. Nếu trước khi sức khoẻ bị xâm phạm, người bị thiệt hại có thu nhập thực tế, nhưng không ổn định và không thể xác định được, thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại nhân với thời gian điều trị để xác định khoản thu nhập thực tế của người bị thiệt hại. Các phương pháp xác định thiệt hại trên đều hướng tới xác định mức thu nhập gần nhất của người bị thiệt hại để phán đoán mức thu nhập bị mất hoặc giảm sút trong quá trình điều trị của người bị thiệt hại.
e) Chi phí cấp dƣỡng cho những ngƣời mà ngƣời bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dƣỡng trƣớc khi chết
Trường hợp thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm sẽ làm phát sinh một loại chi phí bồi thường mà những dạng thiệt hại khác không có là tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng trước khi chết. Đối tượng
được cấp dưỡng là những người đang được người bị thiệt hại cấp dưỡng, nuôi dưỡng lúc còn sống. Những người này chủ yếu là người thân của người bị thiệt hại và không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi sống bản thân như vợ/chồng không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình và được chồng hoặc vợ là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng; Con chưa thành niên hoặc con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình mà cha, mẹ là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng; Cha, mẹ là người không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi