Những điểm giống và khác nhau cơ bản quy định pháp luật Việt Nam và Trung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh chế độ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo pháp luật việt nam và pháp luật trung quốc chuyên ngành luật DS và TTDS 60 38 01 03 (Trang 83)

Trung Quốc về bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng

2.8.1. Điểm giống nhau cơ bản

Việt Nam và Trung Quốc là hai quốc gia theo chế độ xã hội chủ nghĩa và đều chịu ảnh hưởng của triết học Mác. Triết học Mác được vận dụng sâu rộng ở nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó có lĩnh vực pháp luật. Việt Nam và Trung Quốc đều xây dựng hệ thống pháp luật theo dòng họ Civil Law. Trong quá trình xây dựng hệ thống pháp luật, Việt Nam và Trung Quốc học hỏi kinh nghiệm lập pháp của Pháp, Đức và các quốc gia khác theo hệ thống pháp luật Civil Law như: Nhật Bản, Thụy Sỹ, Hàn Quốc… Xuất phát từ những yếu tố trên, việc pháp luật dân sự của Việt Nam và Trung Quốc có nhiều nét tương đồng là điều dễ hiểu. Chế định trách nhiệm BTTHNHĐ không phải là ngoại lệ. Nhìn chung, pháp luật Trung Quốc và pháp luật Việt nam về trách nhiệm BTTHNHĐ có một số điểm giống nhau cơ bản như sau:

Thứ nhất, về căn cứ phát sinh trách nhiệm BTTHNHĐ

Liên quan đến các yếu tố cấu thành trách nhiệm BTTHNHĐ, ở những quốc gia theo hệ thống pháp luật Civil Law có hai kiểu mẫu chính. Kiểu mẫu thứ nhất là có ba yếu tố cấu thành trách nhiệm BTTHNHĐ: Có lỗi (tính trái pháp luật bị yếu tố lỗi hấp thụ) hoặc có tính trái luật (yếu tố lỗi bị tính trái luật hấp thụ), thiệt hại thực tế và mối quan hệ nhân quả. Đại diện tiểu biểu cho kiểu mẫu này là pháp luật của Pháp. Kiểu mẫu thứ hai là có bốn yếu tố cấu thành trách nhiệm BTTHNHĐ: Có hành vi trái luật, có lỗi, có thiệt hại, có mối quan hệ nhân quả. Ở kiểu mẫu thứ hai thì yếu tố tính trái luật độc lập với yếu tố lỗi. Đại diện tiêu biểu cho kiểu mẫu này là pháp luật của Đức. Ở Trung Quốc, Quy tắc chung Luật dân sự Trung Quốc năm 1986 và mới đây là Luật trách nhiệm xâm phạm quyền Trung Quốc 2010 vẫn giữ nguyên kiểu mẫu thứ hai. Ở Việt Nam, BLDS 1995 và BLDS 2005 giống Trung Quốc khi theo kiểu mẫu thứ hai. Đến BLDS 2015 vừa được Quốc hội thông qua ngày 24/11/2015, có hiệu lực thi hành từ 01/7/2016 đã có sự thay đổi từ duy cơ bản về các yếu tố cấu thành trách nhiệm BTTHNHĐ. Các yếu tố cấu thành trách nhiệm

BTTHNHĐ hiện nay gồm có: có hành vi trái luật, có thiệt hại, có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả.

Thứ hai, nguyên tắc BTTH

Nguyên tắc bồi thường toàn bộ thiệt hại là nguyên tắc BTTHNHĐ chủ đạo trong chế định BTTHNHĐ của pháp luật Việt Nam và pháp luật Trung Quốc. Theo nguyên tắc này thì thiệt hại của người bị hành vi trái luật xâm phạm quyền sẽ được bồi thường đầy đủ, tương xứng. Nguyên tắc bồi thường toàn bộ hướng tới việc khôi phục nguyên trạng quyền và lợi ích bị xâm phạm. Nếu không thể phục hồi nguyên trạng thì có thể áp dụng nhiều phương thức khác nhau để đền bù tương xứng. Phương thức bồi thường phổ biến nhất là bồi thường bằng tiền. Bên cạnh phương thức bồi thường bằng tiền, còn có thể áp dụng phương thức khác như xin lỗi, cái chính công khai.v.v..

Lỗi là yếu tố quan trọng trong việc xác định mức BTTH. Lỗi làm phát sinh thiệt hại có thể đến từ người gây thiệt hại hoặc người bị thiệt hại. Các quy định về lỗi và mức BTTH của pháp luật hai quốc gia có sự khác nhau, nhưng giống nhau ở nguyên tắc chung là: Lỗi của người bị thiệt hại là cơ sở để miễn giảm một phần hoặc toàn bộ trách nhiệm bồi thường của người gây thiệt hại. Nguyên tắc này được cụ thể hóa ở các quy định về miễn trách nhiệm BTTHNHĐ. Quy định mở rộng của nguyên tắc này là trong trường hợp thiệt hại là do người bị thiệt hại cố tình tạo ra thì người thực hiện hành vi không chịu trách nhiệm dân sự (Điều 27 Luật trách nhiệm xâm phạm quyền Trung Quốc). Lỗi của người bị thiệt hại không chỉ là lỗi trực tiếp làm phát sinh thiệt hại, mà còn bao gồm lỗi không thực hiện các biện pháp cần thiệt để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại.

Thứ ba, năng lực chịu trách nhiệm BTTH

Đối với chủ thể pháp luật dân sự là cá nhân, năng lực chịu trách nhiệm BTTHNHĐ theo pháp luật Việt Nam và Trung Quốc có sự khác nhau. Tuy nhiên, về cách thức chung Luật Trung Quốc và Việt Nam đều xác định năng lực chịu trách nhiệm bồi thường của cá nhân dựa trên các yếu tố: Khả năng tài sản, lỗi, khả năng ý thức và làm chủ hành vi của người gây thiệt hại. Người đủ 18 tuổi trở lên có năng

lực chịu trách nhiệm bồi thường đầy đủ và tự chịu trách nhiệm bồi thường bằng tài sản của mình. Người mất năng lực hành vi dân sự, người chưa có năng lực hành vi dân sự và người hạn chế năng lực nếu có người giám hộ thì người giám hộ là chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường bằng năng lực tài sản của mình. Tuy nhiên, nếu người mất năng lực hành vi dân sự, người chưa có năng lực hành vi dân sự và người hạn chế năng lực có tài sản thì xem như họ có năng lực chịu trách nhiệm. Nhưng do năng lực hành vi dân sự của họ không được đầy đủ nên người giám hộ sẽ thay mặt họ thực hiện trách nhiệm bồi thường. Phần còn thiếu do người giám hộ tiếp tục bồi thường.

Về năng lực chịu trách nhiệm BTTH của pháp nhân. Pháp nhân có năng lực chịu trách nhiệm BTTH đầy đủ kể từ khi thành lập. Pháp nhân có tài sản độc lập và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình. Hoạt động của pháp nhân được tiến hành thông qua thành viên của pháp nhân. Nhìn chung, chỉ cần chứng minh thành viên của pháp nhân gây thiệt hại khi đang thực hiện công việc của pháp nhân thì trách nhiệm BTTH thuộc về pháp nhân. Sau khi pháp nhân BTTH cho người bị thiệt hại thì có quyền truy cứu trách nhiệm của thành viên pháp nhân. Trách nhiệm BTTH lúc này là trách nhiệm bồi thường theo hợp đồng.

Thứ tư, về thời hiệu khởi kiện

Ở Việt Nam, trong một khoảng thời gian dài thời hiệu khởi kiện được tính từ ngày quyền và lợi ích bị xâm phạm. Đến BLDS 2015, cách tính thời hiệu có sự thay đổi căn bản. Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự được tính từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm. Quy định về thời điểm bắt đầu tính thời hiệu khởi kiện hiện nay của Việt Nam giống với quy định của pháp luật Trung Quốc. Về vấn đề phục hồi thời hiệu khởi kiện, theo pháp luật Trung Quốc và Việt Nam thì thời hiệu khởi kiện được bắt đầu tính lại từ thời điểm bên có nghĩa vụ thừa nhận một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình. Nguyên đơn muốn chứng minh tranh chấp BTTHNHĐ vẫn còn thời hiệu khởi kiện phải đưa ra chứng cứ chứng minh thời điểm cuối cùng bị đơn thể hiện ý chí tự nguyện thực hiện nghĩa vụ. Thực tế có thể xảy ra trường hợp người gây thiệt hại sau khi thể hiện sự tự nguyện bồi thường đã hối hận về quyết định trước đó của mình.

Theo quy định của pháp luật thì dù họ có hối hận hay không thì thời hiệu khởi kiện vẫn được tính lại từ thời điểm họ thể hiện ý chí tự nguyện thực hiện nghĩa vụ. Lúc này, người gây thiệt hại không được lấy lý do hết thời hiệu khởi kiện để bào chữa cho mình.

Thứ năm, về xác định thiệt hại

Quy định về xác định thiệt hại có bản chất là tìm mọi cách để đưa ra định lượng chính xác về thiệt hại. Đối tượng bị xâm phạm có hai loại là tài sản và nhân thân. Khi tài sản bị xâm phạm có thể dẫn đến thiệt hại về tài sản, thiệt hại về tinh thần. Khi nhân thân bị xâm phạm có thể dẫn đến thiệt hại về nhân thân, tài sản, tinh thần. Thiệt hại về tài sản, nhân thân, tinh thần đều có nhiều cách phân loại. Cách phân loại phổ biến thiệt hại về tài sản bao gồm thiệt hại trực tiếp, thiệt hại gián tiếp, thiệt hại thuần kinh tế. Pháp luật Việt Nam và pháp luật Trung Quốc mới chỉ tập trung vào các dạng thiệt trực tiếp. Các quy định về thiệt hại gián tiếp, thiệt hại thuần kinh tế còn hạn chế. Khoản 2, Điều 589 BLDS 2015 quy định: “Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm bao gồm lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút”. Khoản 3, Điều 117 Quy tắc chung Luật dân sự Trung Quốc quy định: “Nếu người bị thiệt hại còn chịu những thiệt hại lớn khác, thì người gây ra thiệt hại phải bồi thường những thiệt hại đó”. Những quy định trên giống nhau ở chỗ rất chung chung, chưa thể hiện rõ bản chất của thiệt hại gián tiếp.

Điểm chung của quy định xác định thiệt hại do nhân thân bị xâm phạm theo pháp luật Việt Nam và pháp luật Trung Quốc là bóc tách các loại chi phí phát sinh mà người gây thiệt hại phải bồi thường. Tuy nhiên, luật Trung Quốc quy định các loại chi phí người gây thiệt hại phải bồi thường đa dạng, chi tiết hơn pháp luật Việt Nam. Thiệt hại do tổn thất về tinh thần của cá nhân được hiểu là do sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm mà người bị thiệt hại hoặc do tính mạng bị xâm phạm mà người thân thích gần gũi nhất của nạn nhân phải chịu đau thương, buồn phiền, mất mát về tình cảm, bị giảm sút hoặc mất uy tín, bị bạn bè xa lánh do bị hiểu nhầm... [4] Pháp luật Việt Nam và Trung Quốc đều có các quy định về BTTH do tổn thất về tinh thần. Trong xã hội hiện đại, vấn đề đời sống tinh thần của con

người ngày càng được coi trọng. Do đó, phạm vi ứng dụng của quy định này sẽ ngày càng mở rộng. Ở Việt Nam, chi phí BTTH về tinh thần mới chỉ dừng lại trong phạm vi BTTH do nhân thân bị xâm phạm. Vấn đề BTTH về tinh thần do tài sản bị xâm phạm chưa được pháp luật đề cập tới.

2.8.2. Điểm khác nhau cơ bản

Thứ nhất, về căn cứ phát sinh trách nhiệm BTTHNHĐ

Theo quy định của BLDS 2015,yếu tố lỗi không còn là một trong những căn cứ làm phát sinh trách nhiệm BTTHNHĐ. Quy tắc chung Luật dân sự Trung Quốc vẫn coi xem lỗi là yếu tố bắt buộc làm phát sinh trách nhiệm xâm phạm quyền. Các quy định của BLDS 2015 của Việt Nam cho thấy rất nhiều trường hợp người gây thiệt hại phải bồi thường cho dù không có lỗi. Người thành niên, người thành niên bị tâm thần hay người chưa thành niên một khi thực hiện hành vi gây thiệt hại cho người khác thì đều làm phát sinh trách nhiệm BTTH. Các quy định căn cứ phát sinh BTTH trong BLDS 2015 hiện nay là kết quả của sự đúc kết kinh nghiệm trong quá trình thi hành BLDS 2005, sự tiếp thu lý luận thế giới đương đại. Theo người viết BLDS 2015 thể hiện nhiều ý tưởng mới của các nhà làm luật Việt Nam về trách nhiệm BTTHNHĐ. Nhưng, các quy định luôn có sự gắn kết với nhau. Nếu có sự thay đổi tư duy về căn cứ phát sinh trách nhiệm BTTHNHĐ thì cùng với nó phải có sự nghiên cứu kỹ hơn về lỗi. Lỗi cần được xem xét ở hai góc độ. (1) Đánh giá về trạng thái chủ quan của người thực hiện hành vi gây thiệt hại. (2) Sự đánh giá khách quan đối với hành vi của người gây thiệt hại.

Thứ hai, nguyên tắc BTTH

Nguyên tắc bồi thường toàn bộ thiệt hại là nguyên tắc chủ đạo trong các nguyên tắc BTTHNHĐ. Những nguyên tắc khác có tác dụng bổ sung hoặc là ngoại lệ của nguyên tắc trên. Khi xác định mức độ BTTH, theo quy định của luật Trung Quốc thì không cần quan tâm đến các yếu tố về lỗi, tình trạng kinh tế của người gây thiệt hại. Về nguyên tắc, người gây thiệt hại có hành vi xâm phạm đến quyền lợi ích hợp pháp của người khác thì người gây thiệt hại phải bồi thường toàn bộ những tổn thất mà mình gây ra cho người khác. Khác với luật Trung Quốc, BLDS 2015 có quy

định cho phép người chịu trách nhiệm BTTH có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình. Theo người viết, quy định trên thể hiện tính nhân đạo, góp phần giảm bớt gánh nặng tài chính cho người chịu trách trách nhiệm bồi thường, mức BTTH dễ được người chịu trách nhiệm bồi thường chấp nhận và tự nguyện thi hành.

Luật dân sự luôn tôn trọng nguyên tắc tự do thỏa thuận giữa các chủ thể dân sự. Đây là nguyên tắc chung được vận dụng xuyên suốt BLDS. Trong nguyên tắc BTTH, các bên có quyền tự do thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường, phương thức bồi thường. Mọi chuyện sẽ trở lên rất dễ dàng nếu các bên thỏa thuận được với nhau. Nhưng nếu các bên không tự thỏa thuận được với nhau thì pháp luật cần đưa ra phương án giải quyết. Tùy từng trường hợp pháp luật sẽ có những phương án phù hợp. Bên cạnh đó, phải có những phương án tổng quát cho việc BTTH. Hiện nay pháp luật Việt Nam chưa có quy định, hướng dẫn rõ ràng về phương thức BTTH trong trường hợp các bên không thỏa thuận được về việc BTTH sẽ được thanh toán một lần hoặc nhiều lần? Luật trách nhiệm xâm phạm quyền Trung Quốc quy định theo hướng nếu các bên không thỏa thuận được thì Tòa án ưu tiên áp dụng phương thức thanh toán một lần. Phương thức thanh toán một lần có tác dụng đảm bảo cho quyền lợi của người bị thiệt hại được bù đắp kịp thời. Chỉ khi người gây thiệt hại điều kiện kinh tế khó khăn, không đủ khả năng thanh toán một lần thì mới được phép thanh toàn nhiều lần, nhưng phải đưa ra biện pháp bảo đảm như cầm cố, thế chấp, để đương, tín chấp.v.v..

Thứ ba, năng lực chịu trách nhiệm BTTH

Năng lực trách nhiệm BTTH được phân biệt bởi ba đối tượng là cá nhân, pháp nhân và tổ chức không có tư cách pháp nhân. Các quy định về năng lực chịu trách nhiệm BTTH theo quy định của pháp luật Trung Quốc và Việt Nam tương đối giống nhau. Điểm khác nhau cơ bản là Luật Trung Quốc quy định rõ ràng hơn về năng lực chịu trách nhiệm BTTH của từng đối tượng.

- Đối với cá nhân: Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường được xác định dựa trên năng lực hành vi, khả năng tài chính, khả năng nhận thức và làm chủ hành vi

của cá nhân. Theo Quy tắc chung Luật dân sự Trung Quốc thì năng lực hành vi của cá nhân được chia làm 3 cấp độ: Không có năng lực hành vi dân sự, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có năng lực hành vi dân sự hạn chế. BLDS 2015 của Việt Nam không phân chia cấp độ năng lực hành vi dân sự của cá nhân một cách rõ ràng. Điều 21 BLDS 2015 khi quy định về năng lực hành vi dân sự của người chưa thành niên chỉ phân ra các độ tuổi và chỉ ra năng lực của họ trong việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự. Đặc biệt, khoản 2 Điều 11 Quy tắc chung Luật dân sự Trung Quốc quy định: “Công dân từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi có thu nhập từ lao động là nguồn chính để nuôi sống bản thân được coi là có năng lực hành vi dân sự đầy đủ”. Như vậy, theo luật Trung Quốc người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ không chỉ là công dân từ đủ 18 tuổi trở lên.

Ngoài ra, pháp luật Trung Quốc quy định khá chi tiết về năng lực chịu trách nhiệm BTTH của cá nhân trong mối quan hệ lao động giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với tổ chức. Trong quan hệ lao động thì người sử dụng lao động luôn phải đứng ra chịu trách nhiệm BTTH cho người khác nếu người lao động đang thực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh chế độ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo pháp luật việt nam và pháp luật trung quốc chuyên ngành luật DS và TTDS 60 38 01 03 (Trang 83)