Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi là mô nhiễm môi trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh chế độ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo pháp luật việt nam và pháp luật trung quốc chuyên ngành luật DS và TTDS 60 38 01 03 (Trang 77 - 79)

2.7. Một số khía cạnh pháp lý về bồi thƣờng thiệt hại trong trƣờng hợp cụ thể

2.7.2. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi là mô nhiễm môi trường

Ô nhiễm môi trường là tình trạng môi trường bị ô nhiễm bởi các chất hóa học, sinh học, bức xạ, tiếng ồn,... gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người và các cơ thể sống khác [30]. Ô nhiễm môi trường xảy ra là do con người và cách quản lý của con người. Các dạng ô nhiễm môi trường thường thấy là ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước, ô nhiễm đất, ô nhiễm phóng xạ, ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm sóng, ô nhiễm sáng.v.v.. Theo quy định tại khoản 8, Điều 3, Luật bảo vệ môi trường 2014 thì: “Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật”.

Hành vi gây ô nhiễm môi trường là hành vi gây ra sự sự biến đổi về bản chất tự nhiên của môi trường. Hành vi gây ô nhiễm môi trường có thể là hành vi cố ý hoặc vô ý gây thiệt hại cho người khác. Môi trường bị ô nhiễm là do sự tác động của các chất gây ô nhiễm. Các chất gây ô nhiễm thường gây thiệt hại ở đây là những chất do con người tạo ra và gây thiệt hại. Chủ thể làm ô nhiễm môi trường rất đang dạng. Đó có thể là chủ thể tạo ra hoặc lưu trữ những chất độc hại và thải ra môi trường gây ô nhiễm môi trường. Chủ thể làm ô nhiễm môi trường cũng có thể là chủ thể không tạo ra, lưu trữ chất độc hại đối với môi trường, nhưng có lỗi trong việc làm phát tán những chất độc hại ra môi trường. Vậy, chủ thể tạo ra, lưu trữ chất độc hại không có lỗi trong việc làm phát tán mà người thứ ba có lỗi trong việc làm phát tán chất độc hại ra môi trường thì trách nhiệm BTTH thuộc về chủ thể nào? Luật trách nhiệm xâm phạm quyền Trung Quốc có quy định về người thứ ba có lỗi gây ô nhiễm môi trường. Theo đó, nếu người thứ ba có lỗi gây ô nhiễm môi trường dẫn đến thiệt hại thì người bị xâm phạm quyền có thể yêu cầu người làm ô nhiễm bồi thường, cũng có thể yêu cầu người thứ ba bồi thường. Người làm ô nhiễm sau khi bồi thường có quyền yêu cầu người thứ ba bồi hoàn (Điều 68). Quy định này tiếp tục thể hiện các quy định của pháp luật Trung Quốc ưu ái trong việc bảo vệ quyền lợi của người bị thiệt hại. Luật về bảo vệ môi trường hiện nay cũng có quy định về người thứ ba có lỗi làm ô nhiễm môi trường gây thiệt hại. Ví dụ: Khoản 4, Điều 85 Luật phòng chống ô nhiễm nước năm 2008 Trung Quốc quy định: “Nguồn nước bị ô nhiễm do người thứ ba gây ra thì bên xả ra nước thải sau khi bồi thường có quyền yêu cầu người thứ ba bồi hoàn”. Khoản 1 Điều 90 Luật bảo vệ môi trường biển năm 1999 Trung Quốc quy định: “Bên có trách nhiệm trong việc gây ra thiệt hại ô nhiễm môi trường biển phải loại trừ nguy hại, đồng thời BTTH. Nếu do người thứ ba hoàn toàn có lỗi cố ý hoặc vô ý gây thiệt hại ô nhiễm môi trường biển thì người thứ ba phải loại trừ nguy hiểm, đồng thời chịu trách nhiệm bồi thường”. Các quy định trên nhấn mạnh trách nhiệm BTTH của người gây ô nhiễm mỗi trường dù họ có lỗi hay không. Pháp luật cho phép người bị thiệt hại đánh giá năng lực chịu trách nhiệm của người gây ô nhiễm môi trường và bên thứ ba có lỗi gây thiệt hại để lựa chọn người phải chịu trách nhiệm bồi thường.

Ở Việt Nam, trách nhiệm bồi thường được quy định tại Điều 602 BLDS 2015: “Chủ thể làm ô nhiễm môi trường mà gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp chủ thể đó không có lỗi”. Ngoài ra, Luật bảo vệ môi trường 2014 cũng có các quy định liên quan đến BTTH về môi trường. Tuy nhiên, hiện nay pháp luật Việt Nam chưa có quy định về trách nhiệm BTTH do người thứ ba có lỗi, cũng như chưa có quy định cho phép người bị thiệt hại lựa chọn chủ thể thực hiện trách nhiệm BTTH do làm ô nhiễm môi trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh chế độ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo pháp luật việt nam và pháp luật trung quốc chuyên ngành luật DS và TTDS 60 38 01 03 (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)