Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh chế độ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo pháp luật việt nam và pháp luật trung quốc chuyên ngành luật DS và TTDS 60 38 01 03 (Trang 48 - 51)

2.4.1. Thời hiệu khởi kiện theo pháp luật Trung Quốc

Quy tắc chung Luật dân sự Trung Quốc không có quy định riêng về thời hiệu khởi kiện yêu cầu BTTHNHĐ. Điều 135 Luật này quy định thời hiệu khởi kiện như sau: “Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền lợi dân sự là hai năm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”. Luật dân sự Trung Quốc quy định những trường hợp có thời hiệu thấp hơn như: “Trong những trường hợp sau thì thời hiệu khởi kiện là một năm: 1. Yêu cầu bồi thường do sức khỏe bị thiệt hại; 2. Chất lượng hàng hóa có khiếm khuyết nhưng chưa được chỉ ra; 3. Thanh toán chậm hoặc không thanh toán tiền thuê; 4. Tài sản gửi giữ bị thất lạc hoặc hủy hoại”.

Thời hiệu khởi kiện được tính từ thời điểm người bị thiệt hại biết hoặc phải biết quyền lợi của mình bị xâm phạm. Nhưng, nếu vượt quá 20 năm kể từ thời điểm quyền lợi xâm hại thì Tòa án không bảo vệ. Trong trường hợp đặc biệt, Tòa án có thể kéo dài thời hiệu khởi kiện (Điều 137 Quy tắc chung Luật dân sự Trung Quốc). Như vậy, ở Trung Quốc thời hiệu khởi kiện BTTH phổ biến là 2 năm. Thông thường thời hiệu khởi kiện được tính từ ngày người bị thiệt hại biết hoặc phải biết quyền lợi của mình bị xâm phạm. Tuy nhiên, pháp luật chuyên ngành có thể có quy định khác. Ví dụ: Điều 40 Luật vệ sinh thực phẩm quy định thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường là 1 năm. Điều 42 Luật bảo vệ mội trường quy định trách nhiệm làm ô nhiễm môi trường có thời hiệu khởi kiện là 3 năm.

Theo hướng dẫn của TAND tối cao Trung Quốc, nếu hành vi xâm phạm quyền diễn ra liên tục thì căn cứ vào ngày hành vi xâm phạm quyền kết thúc để tính thời hiệu khởi kiện. Tòa án nhân dân tối cao Đài Loan cho rằng, nếu hành vi xâm phạm quyền của người gây thiệt hại nếu diễn ra liên tục thì thời hiệu khởi kiện của người bị thiệt hại không ngừng phát sinh. Do đó, thời hiệu khởi kiện yêu cầu BTTH không ngừng được tính lại. Trước khi hành vi xâm phạm quyền chấm dứt, thiệt hại vẫn ở trạng thái tiếp diễn, người bị thiệt hại không biết về tình hình thiệt hại thực tế, người bị vì vậy không thể yêu cầu BTTH. Trong trường hợp này, thời hiệu yêu cầu bồi thường thiệt được tính từ thời điểm mức độ thiệt hại thấp ở mức độ có thể biết

quyền chấm dứt không đặt ra vấn đề thời hiệu khởi kiện BTTH. Hành vi xâm phạm quyền có tính liên tục là hành vikhông gián đoạn xâm phạm đến cùng một khách thể quyền lợi dân sự. Tính liên tục của hành vi chủ yếu dựa vào yếu tố khoảng thời gian hành vi diễn ra. Hành vi xâm phạm quyền có tính liên tục khi hành vi được lặp lại nhiều lần hoặc thực hiện nhiều hành vi khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định và đều dẫn đến hệ quả một quyền hoặc lợi ích hợp pháp nào đó bị xâm phạm.

Liên quan đến việc tính thời hiệu khởi kiện của hành vi xâm phạm quyền liên tục hiện nay có hai quan điểm trái chiều. Quan điểm thứ nhất cho rằng: Không nên tính thời hiệu khởi kiện từ thời điểm hành vi xâm phạm quyền có tính liên tục kết thúc. Nếu tính như vậy không khác nào dung túng cho người có quyền lợi không chịu sự ràng buộc của quy định về thời hiệu khởi kiện. Nó đi ngược lại với tinh thần lập pháp của thời hiệu khởi kiện là tôn trọng trật tự hiện tại, bảo vệ giao dịch xã hội an toàn, giản hóa các quan hệ xã hội, tránh gây khó khăn trong việc đưa ra chứng cứ chứng minh trong quá trình tố tụng[21]. Quan điểm thứ hai cho rằng: Nên tính thời hiệu khởi kiện đối với hành vi xâm phạm quyền liên tục từ thời điểm hành vi xâm phạm kết thúc. Trong một số hoàn cảnh việc đưa ra chứng cứ gặp khó khăn do thiệt hại chưa rõ ràng hoặc vì nguyên nhân bất khả kháng nên kéo dài quyền khởi kiện yêu cầu BTTH. Thiệt hại bởi hành vi xâm phạm quyền có tính liên tục sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng hơn hành vi xâm phạm quyền tương tự diễn ra một lần. Do đó quyền lợi của người bị xâm phạm càng cần được bảo vệ. Nhiều hành vi liên tục xâm phạm đến một quyền lợi, dẫn đến cùng một hậu quả nhưng lại phân biệt những hành vi xâm phạm nào đã hết thời hiệu khởi kiện và những hành vi nào vẫn còn thời hiệu khởi kiện là không hợp lý. Nếu áp dụng cứng nhắc theo quy định chung về thời hiệu sẽ tước đoạt quyền lợi được yêu cầu bồi thường của người bị thiệt hại.

Quy tắc chung Luật dân sự Trung Quốc cũng có quy định về phục hồi thời hiệu khởi kiện. Đó là khi vượt quá thời hiệu khởi kiện nhưng đương sự tự nguyện thực hiện nghĩa vụ thì sẽ không bị chịu sự giới hạn của thời hiệu khởi kiện (Điều 138). Quy định này được hiểu là sau khi hết thời hiệu khởi kiện, nhưng bị đơn đồng ý thực hiện nghĩa vụ thì Tòa án vẫn phải thụ lý vụ án dân sự (không được từ chối thụ lý vì lý do hết thời hiệu khởi kiện). Đồng thời, Tòa án có thể đưa ra phán quyết cưỡng chế bị đơn thực hiện nghĩa vụ. Biểu hiện của việc bị đơn đồng ý thực hiện

nghĩa vụ là khi bị đơn thừa nhận có hành vi thực hiện nghĩa vụ theo giai đoạn, thực hiện toàn bộ nghĩa vụ, đưa ra biện pháp bảo đảm, đề nghị kéo dài thời gian thực hiện nghĩa vụ, đưa ra kế hoạch, phương án bồi thường.v.v.. Khi đã có những biểu hiện trên thì thời hiệu khởi kiện được tính lại và bị đơn không được lấy lý do hết thời hiệu khởi kiện để biện hộ. Thời hiệu khởi kiện được tính lại từ thời điểm đương sự thể hiện ý chí tự nguyện thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ.

Khi các quyền tuyệt đối như quyền nhân cách, vật quyền, quyền sở hữu trí tuệ bị xâm hại, thì người bị thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án buộc người gây thiệt hại dừng hành vi xâm phạm, loại bỏ trở ngại, loại bỏ nguy hiểm. Ý nghĩa của yêu cầu trên là để giảm thiểu sự phát triển thiệt hại. Đối với những yêu cầu này thì không cần áp dụng thời hiệu khởi kiện. Lý do để loại trừ thời hiệu khởi kiện là cả ba hình thức đều thể hiện rằng hành vi xâm hại, gây trở ngại, gây nguy hiểm vẫn đang xảy ra. Nếu hành vi xâm hại vẫn đang diễn ra thì đương nhiên thời hiệu khởi kiện không cần bàn tới.

2.4.2. Thời hiệu khởi kiện theo pháp luật Việt Nam

Quy định về thời hiệu khởi kiện chỉ ra khoảng thời gian mà pháp luật bảo vệ đối với các quyền lợi dân sự. Nó thúc đẩy người có quyền lợi kịp thời thực hành quyền lợi của mình. Không để những nghĩa vụ từ lâu xung đột với những trật tự kinh tế hiện tại. Từ đó làm cho các trật tự kinh tế diễn ra ổn định. Người bị thiệt hại phải chứng minh người gây thiệt hại đã thực hiện hành vi trái luật có đầy đủ yếu tố để cấu thành trách nhiệm BTTH. Tuy nhiên, với thời gian càng lâu thì việc chứng minh càng gặp khó khăn và nhiều trường hợp không thể chứng minh được. Chứng cứ chứng minh có thể bị thất lạc hoặc hủy hoại theo thời gian. Người bị thiệt hại phải có trách nhiệm với quyền và lợi ích hợp pháp được pháp luật bảo vệ. Họ phải tự có ý thức bảo vệ chính quyền và lợi ích hợp pháp. Biểu hiện của việc tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp là người bị thiệt hại có quyền khởi kiện yêu cầu BTTH trong thời hạn luật định. Khi đã hết thời hiệu khởi kiện, tranh chấp về BTTHNHĐ không chịu sự điều chỉnh của pháp luật, mà chịu sự điều chỉnh của các nguồn khác như đạo đức xã hội.

BLDS 2015 đã có sự thay đổi tư duy căn bản về vấn đề thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự nói chung và thời hiệu khởi kiện BTTHNHĐ nói riêng. Theo Điều 588 BLDS 2015: “Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm”. Thời hiệu khởi kiện yêu cầu BTTH được nâng lên là ba năm. Ở Việt Nam hiện nay, chưa có quy định liên quan đến thời hiệu khởi kiện tối đa, chưa có quy định liên quan đến thời hiệu khởi kiện đối với hành vi xâm phạm quyền diễn ra liên tục. Nếu có hành vi xâm phạm quyền diễn ra liên tục thì vẫn phải áp dụng theo quy định chung để giải quyết. Ví dụ: Công ty A trong quá trình sản xuất kinh doanh liên tục đổ chất thải ra một bãi đất bỏ hoang từ năm 2012. Hành vi xả chất thải ra môi trường của công ty A khiến môi trường xung quanh bị ô nhiễm. Tuy nhiên, cư dân địa phương không ai có ý kiến gì về hành vi của công ty A. Đến năm 2016, lượng chất thải ngày càng nhiều đã gây ô nhiễm nguồn nước và ảnh hướng đến sức khỏe của cư dân sống tại địa phương. Người dân địa phương khởi kiện công ty A yêu cầu bồi thường thiệt hại. Căn cứ vào quy định hiện hành thì người dân địa phương đã hết thời hiệu khởi kiện công ty A vì đã hết thời hạn 3 năm kể từ ngày người dân địa phương biết hoặc phải biết về việc quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm. Theo người viết, hành vi xả chất thải ra môi trường của công ty A mặc dù diễn ra từ năm 2012 nhưng hành vi này diễn ra liên tục và thiệt hại vẫn đang xảy ra. Mặt khác, giữa những lần xả rác thải của công ty A cách nhau một khoảng thời gian nhất định. Các hành vi xả rác thải lặp lại sau này người dân địa phương đều biết và nó khiến thời hiệu khởi kiện không ngừng được tính lại. Do đó, để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho cư dân địa phương. Pháp luật trong trường hợp này nên quy định theo hướng người dân địa phương vẫn còn thời hiệu khởi kiện yêu cầu công ty A bồi thường toàn bộ thiệt hại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh chế độ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo pháp luật việt nam và pháp luật trung quốc chuyên ngành luật DS và TTDS 60 38 01 03 (Trang 48 - 51)