Nguyên tắc bồi thường thiệt hại theo pháp luật Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh chế độ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo pháp luật việt nam và pháp luật trung quốc chuyên ngành luật DS và TTDS 60 38 01 03 (Trang 34 - 37)

2.2. Nguyên tắc bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng

2.2.2. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại theo pháp luật Việt Nam

Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường là để xác định hành vi gậy thiệt hại có phải bồi thường hay không, còn nguyên tắc bồi thường đưa ra những định hướng chủ đạo cho việc xác định mức bồi thường. Nói cách khác, nguyên tắc bồi thường có tác dụng giới hạn phạm vi trách nhiệm. Về vấn đề này, BLDS 2015 đưa ra năm nguyên tắc cơ bản. Trong đó, nguyên tắc bồi thường toàn bộ, kịp thời là nguyên tắc chủ đạo. BLDS 2015 đưa ra năm nguyên tắc BTTHNHĐ như sau:

Thứ nhất, thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Thiệt hại ở đây không chỉ là thiệt hại được pháp luật quy định, mà còn là thiệt hại thực tế khác. Hiện nay, pháp luật chưa có quy định cụ thể về thiệt hại do quyền về hình ảnh bị xâm phạm hoặc thiệt hại do cầm giữ trái pháp luật giấy tờ của người khác. Đối với trường hợp như trên, nguyên tắc bồi thường toàn bộ thiệt hại thực tế phải chấp nhận những thiệt hại phát sinh từ hành vi xâm phạm trên mặc dù chưa được văn bản dự liệu [6, tr.460].

Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Bồi thường toàn bộ được hiểu là bù đắp một cách tương xứng, toàn bộ giống như khi quyền và lợi ích hợp pháp chưa bị xâm phạm. Thực tế có những thứ khi đã bị xâm phạm sẽ không thể khôi phục nguyên trạng được. Việc bù đắp bằng tiền – giá trị vật chất chỉ có ý nghĩa cố gắng bù đắp thiệt hại một cách tốt nhất có thể. Ngoài BTTH bằng tiền có thể áp dụng các biện pháp bù đắp khác như xin lỗi, cải chính công khai, khắc phục hậu quả…Việc BTTH không chỉ toàn bộ, mà còn cần sự kịp thời. Thiệt hại càng được bù đắp sớm bao nhiêu càng ít gây ra thiệt hại cho người bị xâm phạm quyền bấy nhiêu. Để thiệt hại có thể được bồi thường kịp thời, Toà án phải giải quyết nhanh chóng yêu cầu đòi BTTH trong thời hạn luật định. Trong trường hợp cần thiết có thể áp dụng một hoặc một số biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp luật tố tụng để giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự (Điểm b, tiểu mục 2.2, mục 2, phần I, Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP).

Thứ hai, người chịu trách nhiệm BTTH có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình. Khác với BLDS 2005, BLDS năm 2015 sử dụng cụm từ “người chịu trách nhiệm” thay cho cụm từ “người gây thiệt hại”. Thay đổi trên là hợp lý vì người gây thiệt hại không phải lúc nào cũng là người chịu trách nhiệm BTTH. Ví dụ: Người gây thiệt hại là người được giám hộ nhưng người chịu trách nhiệm BTTH lại là người giám hộ. Người chịu trách nhiệm BTTH để được giảm mức bồi thường phải

có đủ hai yếu tố: không có lỗi hoặc lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế. Quy định của BLDS 2015 đã khắc phục được lỗ hổng của BLDS 2005 khi đã bổ sung thêm trường hợp người chịu trách nhiệm “không có lỗi”. Theo quy định về căn cứ phát sinh trách nhiệm BTTHNHĐ, yếu tố lỗi không còn là điều kiện bắt

buộc cấu thành trách nhiệm BTTHNHĐ. Tuy nhiên, yếu tố lỗi lại có ý nghĩa trong

việc xác định mức độ bồi thường đối với người chịu trách nhiệm BTTH. Người chịu trách nhiệm BTTH là người gây thiệt hại hoặc người thứ ba chịu trách nhiệm BTTH thay cho người gây thiệt hại. Điều kiện đủ có tính chất quyết định là thiệt hại phải vượt ngoài khả năng kinh tế của người chịu trách nhiệm BTTH. Việc xem xét đến gia cảnh, điều kiện kinh tế của người chịu trách nhiệm BTTH có ý nghĩa làm bớt gánh nặng kinh tế cho chính người gây thiệt hại hoặc người thứ ba chịu trách nhiệm BTTH thay cho người gây thiệt hại. Mặt khác, thông qua việc giảm mức bồi thường có tác dụng khuyến khích người chịu trách nhiệm BTTH tích cực trong việc thi hành bản án.

Thứ ba, khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường. Nguyên tắc trên đã dự liệu các quy định của pháp luật không thay đổi kịp theo sự thay đổi của thực tế. Bởi pháp luật mang tính ổn định, tuy không bất biến nhưng cũng không thể thay đổi từng ngày theo sự phát triển của kinh tế, xã hội.. Mức BTTH không còn phù hợp với thực tế, có nghĩa là do có sự thay đổi về tình hình kinh tế, xã hội, sự biến động về giá cả mà mức bồi thường đang được thực hiện không còn phù hợp trong điều kiện đó hoặc do có sự thay đổi về tình trạng thương tật, khả năng lao động của người bị thiệt hại cho nên mức BTTH không còn phù hợp với sự thay đổi đó hoặc do có sự thay đổi về khả năng kinh tế của người gây thiệt hại (Điểm d, tiểu mục 2.2, mục 2, nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP)

Thứ tư, khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra. Đây là nguyên tắc thể hiện rõ nét nhất ý nghĩa của lỗi. Quyền và lợi ích hợp pháp chỉ được pháp luật bảo vệ khi bị người khác xâm phạm trái luật. Nếu người bị thiệt hại có lỗi trong việc gây ra thiệt hại cho

chính mình thì lẽ đương nhiên họ phải tự gánh chịu hậu quả. Nghĩa vụ là việc một người phải thực hiện hành vi theo yêu cầu của pháp luật (nghĩa vụ pháp luật) hoặc theo yêu cầu của trái chủ. Còn khi một người có quyền và lợi ích thì họ tự do ý chí trong việc thực hiện hay không thực hiện quyền, hưởng lợi ích hay không hưởng lợi ích của mình. Thiệt hại phát sinh mà người bị thiệt hại có lỗi dẫn đến thiệt hại nghĩa là họ tự tước đi quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Thứ năm, bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình. Chủ thể dân sự trước khi được pháp luật bảo vệquyền và lợi ích hợp pháp phải có ý thức tôn trọng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chính mình. Pháp luật sẽ không bảo vệ những quyền và lợi ích hợp pháp của một người khi chính họ cũng không biệt tự bảo vệ quyền lợi của mình. Biểu hiện của việc này là chủ thể bị xâm phạm quyền phải áp dụng các biện pháp cần thiệt để bảo vệ quyền của mình. Biện pháp đầu tiên là áp dụng các biện pháp cần thiệt, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình. Có nhiều phương thức khác nhau để ngăn chặn thiệt hại như người bị thiệt hại tự mình thực hiện hoặc yêu cầu Tòa án thực hiện. Khi hành vi xâm phạm quyền hoặc bản thân thiệt hại được ngăn chặn kịp thời sẽ làm thiệt hại giảm thiểu ở mức thấp nhất. Các quyền và lợi ích hợp pháp được pháp luật ghi nhận và bảo vệ bị xâm phạm ít đi. Từ đó góp phần thúc đẩy xã hội phát triển ổn định.

Tuy nhiên, pháp luật ở một số nước lại cho phép bồi thường gấp ba lần thiệt hại thực tế xảy ra, thậm chí, trong nhiều trường hợp, pháp luật còn buộc người có hành vi vi phạm phải bồi thường gấp rất nhiều lần đối với một số loại hành vi vi phạm nhất định (chẳng hạn vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng) với lý do “răn đe người có hành vi gây thiệt hại” và “khuyến khích người bị thiệt hại khởi kiện”[5].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh chế độ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo pháp luật việt nam và pháp luật trung quốc chuyên ngành luật DS và TTDS 60 38 01 03 (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)