Thực trạng pháp luật về công chứng, chứng thực ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xã hội hóa dịch vụ công chứng, chứng thực – qua thực tiễn thành phố hà nội (Trang 40 - 52)

2.1. Thực trạng pháp luật về công chứng, chứng thực ở Việt Nam hiện nay hiện nay

Như đã nói ở phần quá trình hình thành và phát triển dịch vụ công chứng, chứng thực ở Việt Nam, ta thấy rằng thể chế công chứng ở nước ta đã xuất hiện từ rất lâu, tuy nhiên đến khi Luật công chứng năm 2006 được thông qua thì thể chế về công chứng, chứng thực mới bước đầu được hoàn thiện, chủ trương xã hội hóa dịch vụ công chứng, chứng thực bắt đầu xuất hiện và phát triển. Đây là một bước tiến quan trọng trong việc xã hội hóa dịch vụ công chứng, chứng thực ở nước ta. Tuy nhiên, sau thời gian dài áp dụng và thực hiện, nhiều quy định của Luật công chứng năm 2006 đã không còn phù hợp hoặc còn thiếu so với thực tiễn cần điều chỉnh.

Trước yêu cầu thực tiễn của hoạt động công chứng, chứng thực và để tiếp tục thể chế hoá Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02 tháng 6 năm 2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, tạo cơ sở pháp lý cho việc đẩy mạnh xã hội hoá hoạt động công chứng, đảm bảo thực hiện tốt các nghĩa vụ thành viên của Liên minh công chứng Quốc tế, Luật công chứng mới đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIII, kỳ họp thứ bảy thông qua ngày 20/6/2014 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2015 [21].

Luật công chứng năm 2014 gồm 10 chương, với 81 Điều. - Chương I: Những quy định chung (từ Điều 1 đến Điều 7)

chỉnh của luật, giải thích từ ngữ (Công chứng, công chứng viên, văn bản công chứng, người yêu cầu công chứng, tổ chức hành nghề công chứng…), chức năng xã hội của công chứng viên, nguyên tắc hành nghề công chứng, giá trị pháp lý của văn bản công chứng, tiếng nói và chữ viết dùng trong công chứng và các hành vi bị nghiêm cấm.

- Chương II: Công chứng viên (từ Điều 8 đến Điều 17)

Chương này quy định về quá trình từ khi bắt đầu trở thành công chứng viên đến khi dừng hoạt động hành nghề công chứng viên, cụ thể là quy định về tiêu chuẩn công chứng viên, đào tạo nghề công chứng, miễn đào tạo nghề công chứng viên, tập sự hành nghề công chứng, bổ nhiệm công chứng viên, miễn nhiệm công chưng viên, bổ nhiệm lại công chứng viên, những trường hợp không được bổ nhiệm công chứng viên, tạm đình chỉ hành nghề công chứng, quyền và nghĩa vụ của công chứng viên.

- Chương III: Tổ chức hành nghề công chứng (từ Điều 18 đến Điều 33) Có hai loại hình tổ chức hành nghề công chứng là Phòng công chứng và Văn phòng công chứng, chương này quy định về nguyên tắc thành lập, quyền và nghĩa vụ của tổ chức hành nghề công chứng; Thành lập, chuyển đổi, giải thể Phòng công chứng; thành lập, đăng ký hoạt động, thay đổi nội dung đăng ký hoạt động, thay đổi thành viên hợp danh, hợp nhất, sáp nhập, chuyển nhượng, thu hồi quyết định thành lập, chấm dứt hoạt động đối với Văn phòng công chứng;

- Chương IV: Hành nghề công chứng (từ Điều 34 đến Điều 39)

Chương này quy định về hình thức hành nghề của công chứng viên, đăng ký hành nghề công chứng, Thẻ công chứng viên, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên, bồi thường, bồi hoàn trong hoạt động công chứng và tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công chứng viên.

- Chương V: Thủ tục công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch (từ Điều 40 đến Điều 61)

Do tính chất đặc biệt của một số hợp đồng, giao dịch do đó chương này chia làm hai mục: Mục 1 là quy định thủ tục chung về công chứng và mục 2 là thủ tục công chứng một số hợp đồng, giao dịch, công chứng bản dịch, nhận lưu giữ di chúc.

Thủ tục chung về công chứng bao gồm thủ tục công chứng hợp đồng, giao dịch đã được soạn thảo sẵn, công chứng hợp đồng, giao dịch do công chứng viên soạn thảo, phạm vi, thời hạn, địa điểm công chứng, chữ viết trong văn bản công chứng, lời chứng của công chứng viên, chữ ký điểm chỉ trong văn bản công chứng….

Mục 2 của chương này quy định thủ tục về công chứng cụ thể từng loại Hợp đồng, giao dịch gồm: Hợp đồng thế chấp, Hợp đồng ủy quyền, di chúc, Văn bản thỏa thuận phân chia di sản, Văn bản khai nhận di sản, Văn bản từ chối di sản, di chúc, bản dịch.

- Chương VI: Cơ sở dữ liệu công chứng và lưu trữ hồ sơ công chứng (từ Điều 62 đến Điều 65)

Chương này quy định về cơ sở dữ liệu công chứng, hồ sơ công chứng, chế độ lưu trữ hồ sơ công chứng và cấp bản sao văn bản công chứng.

- Chương VII: Phí công chứng, thù lao công chứng và chi phí khác (từ Điều 66 đến Điều 68)

Chương này quy định về phí công chứng, thù lao công chứng và chi phí khác.

- Chương VIII: Quản lý nhà nước về công chứng (từ Điều 69 đến Điều 70) Chương này quy định về trách nhiệm của Chính phủ, Bộ Tư pháp và các bộ, ngành có liên quan trong công tác quản lý nhà nước về công chứng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Sở Tư pháp trong công tác quản lý nhà nước về công chứng.

- Chương IX: Xử lý vi phạm và giải quyết tranh chấp (từ Điều 71 đến Điều 76)

Chương này quy định về xử lý vi phạm đối với công chứng viên, tổ chức hành nghề công chứng, người có hành vi xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của công chứng viên, tổ chức hành nghề công chứng, cá nhân, tổ chức hành nghề công chứng bất hợp pháp, người yêu cầu công chứng; quy định về giải quyết tranh chấp.

- Chương X: Điều khoản thi hành (từ Điều 77 đến Điều 81)

Chương này quy định về việc chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản của công chứng viên, việc công chứng của cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, điều khoản chuyển tiếp, hiệu lực thi hành và trách nhiệm quy định chi tiết các điều, khoản được giao trong Luật.

Chế định chứng thực không chỉ được quy định trong luật công chứng mà cụ thể được quy định bởi Nghị định số 23/2015/NĐ-CP của Chính phủ: Về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch ban hành ngày 16/02/2015. Nghị định 23/2015/NĐ-CP gồm có 5 chương, 49 điều.

- Chương I: Những quy định chung (Từ Điều 1 đến Điều 15).

Chương này quy định về các định nghĩa của chung, giá trị pháp lý, quyền và nghĩa vụ của người có quyền yêu cầu, người thực hiện việc chứng thực, thẩm quyền chứng thực, địa điểm, thời gian, phí đối với các loại chứng thực.

- Chương II: Cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký (từ Điều 16 đến Điều 33).

Chương này quy định về trình tự, thủ tục Cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, quy định về quyền và nghĩa vụ đối với người yêu cầu chứng thực chữ ký và người thực hiện chứng thực. Trình tự thủ tục để trở thành cộng tác viên phiên dịch và các quy định về trình tự thủ tục chứng thực chữ ký của người dịch.

- Chương III: Chứng thực hợp đồng, giao dịch (từ Điều 34 đến Điều 40). Chương này quy định về phạm vi, trách nhiệm, thủ tục, thời hạn của việc chứng thực hợp đồng, giao dịch.

- Chương IV: Quản lý nhà nước về chứng thực (từ Điều 41 đến Điều 44). Chương này quy định về trách nhiệm của Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao, Ủy ban nhân dân các cấp trong quản lý nhà nước về chứng thực. Xử lý vi phạm, khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo.

- Chương V: Điều khoản thi hành (từ Điều 45 đến Điều 49).

Chương này quy định về nhiệm vụ của tổ chức hành nghề công chứng, điều khoản chuyển tiếp và hiệu lực thi hành của Nghị định.

Ngoài luật công chứng và Nghị định số 23/2015/NĐ-CP quy định về công chứng, chứng thực thì còn rất nhiều Văn bản khác cũng quy định về công chứng, chứng thực hiện nay như:

Luật:

- Bộ luật Dân sự 2015 - Luật đất đai 2013

- Luật hôn nhân và gia đình 2014 - Luật Nhà ở 2014

- Luật Kinh doanh bất động sản 2014

Nghị định:

- NĐ 29/2015/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều của luật công chứng - NĐ 43/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của luật đất đai.

- NĐ 10/2015/NĐ-CP quy định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo

- NĐ 126/2014/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật hôn nhân và gia đình

- NĐ 117/2015/NĐ-CP về xây dựng, quản lý và sử dụng hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản

- NĐ 76/2015/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của luật kinh doanh bất động sản

- Nghị định 67/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị

định 110/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.

Thông tư:

- Thông tư 111/2017/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí công chứng; phí chứng thực; phí thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề công chứng; phí thẩm định điều kiện hoạt động văn phòng công chứng; lệ phí cấp thẻ công chứng viên

- Thông tư 257/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí công chứng; phí chứng thực; phí thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề công chứng; phí thẩm định điều kiện hoạt động văn phòng công chứng; lệ phí cấp thẻ công chứng viên

- Thông tư 06/2015/TT-BTP hướng dẫn thi hành một số điều của luật công chứng

- Thông tư 04/2015/TT-BTP hướng dẫn tập sự hành nghề công chứng - Thông tư liên tịch 15/2013/TTLT-BTP-BGTVT-BTNMT-BCA hướng dẫn việc trao đổi, cung cấp thông tin về tài sản bảo đảm giữa cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm với tổ chức hành nghề công chứng, cơ quan thi hành án dân sự và cơ quan đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng, quyền lưu hành tài sản

- Thông tư liên tịch 09/2016/TTLT-BTP-BTNMT hướng dẫn việc đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất

- Thông tư 02/2015/TT-BTNMT quy định chi tiết một số điều của nghị định số 43/2014/nđ-cp và nghị định số 44/2014/NĐ-CP.

- Thông tư 11/2012/TT-BTP quy tắc đạo đức hành nghề công chứng - Thông tư 111/2017/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 257/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí công chứng; phí chứng thực; phí thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề công chứng; phí thẩm định điều kiện hoạt động Văn phòng công chứng; lệ phí cấp thẻ công chứng viên.

- Thông tư 226/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí chứng thực.

- Thông tư 23/2014/TT-BTNMT quy định về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

- Thông tư 24/2014/TT-BTNMT quy định về hồ sơ địa chính

- Thông tư 19/2016/TT-BXD hướng dẫn thực hiện một số nội dung của luật nhà ở và nghị định 99/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật nhà ở

Quyết định:

- Quyết định 27/2012/QĐ-TTg quy định chế độ phụ cấp trách nhiệm theo nghề đối với Chấp hành, Công chứng, Thẩm tra viên và Thư ký thi hành án.

- Quyết định 240/QĐ-TTg ban hành tiêu chí quy hoạch phát triển tổ chức hành nghề công chứng ở Việt Nam đến năm 2020.

- Quyết định 250/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển tổ chức hành nghề công chứng ở Việt Nam đến năm 2020

- Quyết định 2104/QĐ-TTg phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển tổ chức hành nghề công chứng đến năm 2020”

- Quyết định 199/QĐ-TTg phê duyệt Phương án đơn giản hóa đối với nhóm thủ tục hành chính, quy định liên quan đến lý lịch tư pháp và yêu cầu nộp bản sao giấy tờ có công chứng, chứng thực

- Quyết định 132/QĐ-TTg phê duyệt Đề án thành lập Hiệp hội công chứng viên Việt Nam

Như vậy, ta thấy có rất nhiều Văn bản pháp luật quy định về công chứng, chứng thực hiện nay, ngoài luật công chứng quy định cụ thể về công chứng, chứng thực thì còn có rất nhiều Bộ luật, Luật, Nghị định, Thông tư và quyết định quy định chi tiết và liên quan đến công chứng, chứng thực.

2.2. Thực trạng xã hội hóa về công chứng, chứng thực ở Thành phố Hà Nội hiện nay

Xã hội hóa các hoạt động bổ trợ tư pháp nói chung, trong đó có hoạt động công chứng, chứng thực nói riêng là một chủ trương – Chính sách lớn của Đảng và Nhà nước, nhằm giảm sức ép cho các cơ quan nhà nước trong việc cung cấp dịch vụ công, đồng thời phục vụ tốt hơn nhu cầu ngày càng lớn của người dân, đẩy mạnh cải cách tư pháp. Đặc biệt là thành phố Hà Nội với số lượng dân cư đông đúc, có nền kinh tế phát triển do đó nhu cầu công chứng, chứng thực ngày càng tăng cao. Các cơ quan nhà nước không thể phục vụ hết, phục vụ nhanh chóng cho người dân để giải quyết các yêu cầu công chứng, chứng thực. Do đó, thành phố Hà Nội cũng đã triển khai xã hội hóa hoạt động công chứng từ khi luật công chứng năm 2006 ban hành. Ở đây, quá trình xã hội hóa diễn ra nhanh chóng và rất phát triển, là khu vực điển hình để ta nhìn thấy rõ quá trình phát triển xã hội hóa hoạt động công chứng, chứng thực.

Hiện nay trên địa bàn thành phố Hà Nội vẫn đang có hai hình thức tổ chức hành nghề công chứng song hành hoạt động dưới sự quản lý, giám sát của Sở tư pháp. Đó là Phòng công chứng do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập, là đơn vị sự nghiệp thuộc Sở Tư pháp, nhà nước đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc và Văn phòng công chứng (công chứng ngoài ngân sách) do các công chứng viên đầu tư cơ sở vật chất, trụ sở làm việc, được Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh cho phép thành lập, hoạt động dưới loại hình Công ty hợp danh, tự chủ về tài chính bằng nguồn thu từ kinh phí đóng góp

của công chứng viên, phí công chứng, chứng thực và các nguồn thu hợp pháp khác. Thực hiện chủ trương xã hội hoá hành chính công của Đảng và Nhà nước, số lượng tổ chức hành nghề công chứng thời gian qua đã phát triển, tăng nhanh về số lượng, trong đó chủ yếu tăng số lượng công chứng viên hoạt động trong các Văn phòng công chứng và thành lập mới các Văn phòng công chứng. Tính đến ngày 21/06/2019, trên địa bàn thành phố Hà Nội có 10 Phòng công chứng, 112 Văn phòng công chứng với tổng số 455 công chứng viên [15]. Trước đó, năm 2007, trước khi luật công chứng năm 2006 có hiệu lực, cả nước có chưa đầy 140 Phòng công chứng, với khoảng 400 công chứng viên. Nhìn vào con số trên, ta thấy rằng sau khoảng gần 12 năm kể từ khi Đảng và nhà nước có chủ trương xã hội hóa hoạt động công chứng thì số lượng tổ chức hành nghề công chứng của riêng thành phố Hà Nội sấp xỉ bằng số tổ chức hành nghề công chứng trên cả nước của 12 năm trước, số lượng công chứng viên của thành phố Hà Nội lớn hơn số công chứng viên cả nước 12 năm trước, đó là sự tăng trưởng vượt bậc và cũng là sự phù hợp với quá trình phát triển kinh tế - xã hội, phù hợp với nhu cầu của xã hội giúp giảm tải khối lượng công việc khá lớn cho các Phòng công chứng nhà nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xã hội hóa dịch vụ công chứng, chứng thực – qua thực tiễn thành phố hà nội (Trang 40 - 52)