Nâng cao ý thức pháp luật của các côngchứng viên và người dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xã hội hóa dịch vụ công chứng, chứng thực – qua thực tiễn thành phố hà nội (Trang 86 - 87)

3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả xã hội hóa hoạt động

3.2.4. Nâng cao ý thức pháp luật của các côngchứng viên và người dân

* Nâng cao hiểu biết pháp luật

Nhà nước và pháp luật có mối quan hệ mật thiết với nhau, luôn luôn đi đôi song hành cùng với nhau. Muốn nhà nước phát triển vững mạnh thì đòi hỏi phải có pháp luật phù hợp. Có pháp luật phù hợp nhưng yêu cầu người dân phải hiểu biết pháp luật và thực hiện theo pháp luật thì mới là thành công của một nhà nước. Nếu công dân không có ý thức pháp luật tốt sẽ dẫn đến những hành vi vi phạm pháp luật, sẽ tìm những kẽ hở của pháp luật để vụ lợi cá nhân, bất chấp lợi ích cộng đồng. Vì thế yêu cầu các tầng lớp nhân dân phải không ngừng nâng cao hiểu biết pháp luật.

* Tăng cường giáo dục pháp luật

Ý thức pháp luật xuất phát từ mỗi cá nhân, cần tăng cường việc giáo dục ý thức pháp luật giúp cho nhân dân quan tâm hơn đến pháp luật, nâng cao

kiến thức pháp luật, có thái độ đúng đắn, động cơ tích cực trong thực hiện pháp luật và tránh các hành vi vi phạm pháp luật. Cần phải kết hợp giáo dục ý thức pháp luật với giáo dục đạo đức xã hội.

Ý thức pháp luật của từng cá nhân là hết sức quan trọng, cơ bản, không ai có thể làm thay, làm thế cho họ việc này. Chúng ta có tuyên truyền, có giáo dục pháp luật bằng nhiều cách khác nhau để truyền tải thông tin pháp luật đến từng nhà, từng người nhưng chỉ cần từ trong ý thức của họ là tuân thủ pháp luật thì việc vi phạm đương nhiên sẽ không xảy ra.

3.2.5. Tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện pháp luật về quản lý nhà nước đối với các tổ chức hành nghề công chứng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xã hội hóa dịch vụ công chứng, chứng thực – qua thực tiễn thành phố hà nội (Trang 86 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)