Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn thực hiện xã hội hoá hoạt động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xã hội hóa dịch vụ công chứng, chứng thực – qua thực tiễn thành phố hà nội (Trang 37 - 40)

1.2. Một số vấn đề lý luận về xã hội hoá hoạt động công chứng,

1.2.4. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn thực hiện xã hội hoá hoạt động

công chứng, chứng thực ở Việt Nam

Cơ sở lý luận

tính hợp pháp của giao dịch, hợp đồng bằng văn bản, Nhà nước chỉ thực hiện một phần và ở một giai đoạn nhất định khi mà xã hội chưa thể đảm nhiệm, về lâu dài hướng xã hội vào hoạt động này không những giúp đơn giản bộ máy nhà nước, giúp nhà nước tập trung vào công việc quản lý mà còn làm tăng hiệu quả của hoạt động này. Mức độ xã hội hoá được xác định trên cơ sở cân nhắc giữa lợi ích xã hội hoá và không xã hội hoá. Việc xã hội hoá hoạt động công chứng là đảm bảo cho hoạt động này được khách quan và cũng đáp ứng đầy đủ hơn yêu cầu của các hoạt động tư pháp, đồng thời giảm bớt gánh nặng cho Nhà nước.

Trong quá trình xây dựng và phát triển Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, Đảng đã ra Nghị quyết Đại hội X chỉ rõ:

Xây dựng, hoàn thiện hệ thống chính sách bảo đảm cung ứng dịch vụ công cộng thiết yếu, bình đẳng cho mọi người dân và Đổi mới cơ chế quản lý và phương thức cung ứng dịch vụ công cộng, phát huy tiềm năng, trí tuệ và các nguồn lực vật chất trong nhân dân, của toàn xã hội để cùng Nhà nước giải quyết các vấn đề xã hội và chăm lo phát triển các dịch vụ công cộng nhằm khuyến khích các tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện tham gia vào hoạt động cộng góp phần xây dựng và phát triển Nhà nước Việt Nam [6].

Ngày 20/06/2014, tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIII, Quốc hội thông qua luật công chứng gồm 10 chương, 81 quy định về công chứng. Ngày 15/03/2015, Chính phủ ban hành Nghị định số 29/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật công chứng. Hai văn bản pháp luật này đã xác lập cơ sở pháp lý quan trọng nhằm thực hiện xã hội hoá hoạt động công chứng, tạo điều kiện để cá nhân, cơ quan và tổ chức được phục vụ tốt nhất loại hình dịch vụ công quan trọng này.

Cơ sở thực tiễn

Hoạt động công chứng, chứng thực là hoạt động thuộc lĩnh vực dịch vụ công, không sử dụng quyền lực công. Các công chứng viên không có quyền lực ban hành các mệnh lệnh hành chính, quyết định hành chính như các cơ quan chức năng của chính quyền. Khi hành nghề, công chứng viên hoàn toàn độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, hành nghề khách quan, trung thực, tuân thủ các quy tắc đạo đức nghề nghiệp và chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật về hành vi công chứng của mình. Mỗi Văn phòng công chứng hay Phòng công chứng là những đơn vị độc lập, chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Cần xã hội hoá hoạt động công chứng để giảm tải cho các Phòng công chứng, nhằm tạo điều kiện cho người dân được sử dụng loại hình dịch vụ này một cách thuận tiện.

Trong chương này, tác giả đã hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về công chứng, chứng thực; Đặc điểm hoạt động công chứng, chứng thực; Quá trình hình thành và phát triển hoạt động công chứng, chứng thực ở Việt nam; Tác giả đề cập một số vấn đề lý luận về xã hội hóa hoạt động công chứng, chứng thực; Sự cần thiết phải xã hội hóa hoạt động công chứng, chứng thực ở Việt Nam; Cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn xã hội hóa hoạt động công chứng, chứng thực ở Việt Nam. Đây là phần lý luận quan trọng làm cơ sở tiếp tục cho việc nghiên cứu phần thực trạng ở chương 2 của luận văn.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ CÔNG CHỨNG, CHỨNG THỰC VÀ XÃ HỘI HOÁ HOẠT ĐỘNG CÔNG CHỨNG, CHỨNG THỰC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xã hội hóa dịch vụ công chứng, chứng thực – qua thực tiễn thành phố hà nội (Trang 37 - 40)