Sự cần thiết phải XHH hoạt động công chứng, chứng thực ở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xã hội hóa dịch vụ công chứng, chứng thực – qua thực tiễn thành phố hà nội (Trang 35 - 37)

1.2. Một số vấn đề lý luận về xã hội hoá hoạt động công chứng,

1.2.3. Sự cần thiết phải XHH hoạt động công chứng, chứng thực ở

- Xã hội hóa hoạt động công chứng, chứng thực ở Việt Nam chịu sự tác động của điều kiện kinh tế - xã hội.

Những khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển hơn thì nhu cầu công chứng, chứng thực nhiều hơn dẫn đến hoạt động công chứng chứng thực phát triển, làm cho quá trình xã hội hóa từ đó cũng phát triển nhanh chóng, các Phòng công chứng tăng nhanh về số lượng và chất lượng. Những khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn thì nhu cầu công chứng, chứng thực không phát triển dẫn đến quá trình xã hội hóa hoạt động công chứng chứng thực diễn ra một cách chậm chạp, thậm chí không diễn ra quá trình xã hội hóa. Chỉ cần đến cơ quan nhà nước là đã giải quyết được hết nhu cầu của người dân, không đến sự phục vụ của các phòng công chứng tư nhân.

-Xã hội hóa hoạt động công chứng, chứng thực ở Việt Nam diễn ra không đồng đều.

-Xã hội hóa hoạt động công chứng, chứng thực chịu sự tác động pháp luật và ảnh hưởng lớn bởi các chính sách nhà nước.

1.2.3. Sự cần thiết phải XHH hoạt động công chứng, chứng thực ở Việt Nam Việt Nam

Trong một thời gian dài từ khi thiết chế công chứng chính thức ra đời (từ năm 1291 theo Nghị định số 45/HĐBT về tổ chức và hoạt động của công chứng nhà nước), công chứng nước ta được tổ chức theo mô hình công chứng nhà nước: cơ quan công chứng là cơ quan nhà nước, công chứng viên là công chức nhà nước, hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Trong khoảng thời gian này, công chứng thực sự đã góp phần tạo môi trường pháp lý cho các giao dịch dân sự, kinh tế, thương mại phát triển phòng ngừa tranh chấp và vi phạm

pháp luật, tạo sự ổn định cho xã hội, mở rộng dân chủ, tạo điều kiện để người dân bước đầu tiếp cận với các quy định về công chứng, sử dụng chúng như một công cụ để bảo vệ an toàn pháp lý cho chính các giao dịch, hợp đồng mà họ tham gia và góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân khi tham gia giao kết các Hợp đồng, giao dịch.

Cùng với sự phát triển không ngừng của kinh tế, xã hội, sự gia tăng về quy mô, số lượng của các hợp đồng, giao dịch, sự đòi hỏi của xã hội về chất lượng, về sự nhanh chóng, thuận tiện, chính xác của hoạt động công chứng, về thái độ, trách nhiệm phục vụ cho đội ngũ công chứng viên ngày càng tăng, song tổ chức công chứng của Nhà nước ta phát triển không theo kịp đã bộc lộ những bất cập cơ bản, đó là:

- Sự phụ thuộc vào nhà nước về biên chế, ngân sách đã làm mất tính chủ động, tự chủ của cơ quan công chứng, không khuyến khích sắp xếp bộ máy hợp lý, gọn nhẹ để sử dụng lao động có hiệu quả tốt, tiết kiệm kinh phí.

- Các giao dịch về dân sự, kinh tế, thương mại ngày càng phát triển. Trước nhu cầu công chứng ngày càng cao của mọi người dân trong xã hội, việc lập thêm các Phòng công chứng ở các địa phương cũng gặp nhiều khó khăn. Khó khăn về nguồn bổ nhiệm công chứng viên: phải lựa chọn trong số các viên chức thuộc biên chế nhà nước để bổ nhiệm công chứng viên. Ngoài ra việc tuyển chọn bộ máy giúp việc cho công chứng viên cũng không dễ vì phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép, phải qua kỳ thi tuyển. Do đội ngũ công chứng viên còn mỏng, số Phòng công chứng ít nên phần lớn Phòng công chứng ở các thành phố lớn có tình trạng quá tải, khách phải chờ đợi lâu. Việc xây dựng trụ sở cho các phòng công chứng cũng gặp nan giải. Tại các thành phố lớn, việc xin được đất để xây dựng trụ sở cũng là cả một vấn đề lớn vì phải được cơ quan hành chính cấp trên phê duyệt cho xây, tổ chức đấu thầu xây dựng và đấu thầu giám sát, cơ

quan quy hoạch, kiến trúc xác định địa điểm, thiết kế, cơ quan tài chính phê duyệt kinh phí thì mới triển khai được.

- Biến hoạt động dịch vụ thành hoạt động công vụ thuần tuý của các viên chức nhà nước; thu nhập của công chứng viên không bị phụ thuộc vào sản phẩm và chất lượng dịch vụ. Những điều này đã không tạo ra động lực khuyến khích được tính chủ động, tích cực và ý thức trách nhiệm của công chứng viên khi thực hiện nhiệm vụ.

- Là thiết chế nhà nước, trước sức ép của tinh giảm biên chế nhà nước, việc mở rộng mạng lưới công chứng đề tổ chức công chứng sát với nhu cầu của xã hội là khó có thể được thực hiện. Trong thực tế công việc mang tính chất công chứng còn được giao cho Uỷ ban nhân dân thực hiện. Nếu giữ nguyên mô hình công chứng nhà nước thì nhu cầu thực tế về biên chế cho hoạt động công chứng là rất lớn, nhà nước không có khả năng đáp ứng.

Xuất phát từ những bất cập trên của công chứng Nhà nước và để đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính, cải cách tư pháp, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân thì đổi mới hoạt động công chứng nước ta theo hướng xã hội hoá là cần thiết, nhằm khắc phục các nhược điểm của công chứng nhà nước đồng thời tạo điều kiện để nhân dân tham gia và giám sát hoạt động công chứng, giảm chi phí về nhân lực và ngân sách nhà nước, nâng cao chất lượng hiệu quả công chứng, đồng thời hướng đến phát triển hoạt động công chứng nước ta theo hướng chuyên nghiệp hoá, phù hợp với chuẩn mực và thông lệ của hoạt động công chứng khu vực và trên thế giới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xã hội hóa dịch vụ công chứng, chứng thực – qua thực tiễn thành phố hà nội (Trang 35 - 37)