Khái niệm xã hội hoá hoạt động công chứng, chứng thực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xã hội hóa dịch vụ công chứng, chứng thực – qua thực tiễn thành phố hà nội (Trang 33 - 35)

1.2. Một số vấn đề lý luận về xã hội hoá hoạt động công chứng,

1.2.1. Khái niệm xã hội hoá hoạt động công chứng, chứng thực

Để hiểu xã hội hoá hoạt động công chứng là gì, trước hết chúng ta cần phải hiểu thế nào là xã hội hoá.

Thuật ngữ xã hội hoá trong khoa học xã hội nói chung, xã hội học nói riêng không đồng nhất với khái niệm xã hội hoá đang được sử dụng phổ biến ở Việt Nam hiện nay như xã hội hoá các hoạt động văn hoá, giáo dục, y tế, hay thể thao v.v. (cho tư nhân đấu thầu những công trình, cơ sở của nhà nước, nhân dân và kinh phí qua sự thâu vé vào cửa các xa lộ, di tích, khu du lịch hay mua công khố phiếu,...).

Xã hội hoá là quá trình tiếp nhận nền văn hóa của xã hội nhờ đó chúng ta học được cách suy nghĩ và ứng xử được coi là thích hợp trong xã hội. Xã hội hoá cũng được xem là sự chuyển giao văn hoá giữa các thế hệ, và là cách thức mà các cá nhân trở thành thành viên của một xã hội, thể hiện những trải nghiệm của mình và xử sự theo những hành vi mà họ được học trong nền văn

hoá của xã hội mà họ sống. Thông qua quá trình xã hội hoá, con người chấp nhận và thích nghi với những quy tắc của xã hội, sử dụng chúng để quy định hành vi của mình [18].

Ở góc độ quản lý nhà nước, xã hội hoá lại được nhìn nhận gắn với việc xác định vai trò của nhà nước trong mỗi chế độ xã hội và cách thức nhà nước thực hiện vai trò đó. Hay nói cách khác, xã hội hoá là việc chuyển giao một phần các công việc từ Nhà nước sang xã hội hoặc thu hút sự tham gia của xã hội vào các quá trình quản lý nhằm phát huy tính tự chủ của xã hội và tăng cường hiệu quả của quản lý.

Dựa vào sự phân tích trên có thể rút ra khái niệm xã hội hoá hoạt động công chứng như sau: Xã hội hoá hoạt động công chứng là việc huy động sự tham gia của các tổ chức nghề nghiệp, các cá nhân trong xã hội vào thực hiện hoạt động công chứng, chứng thực và việc phát huy vai trò của các tổ chức xã hội, tổ chức nghề nghiệp trong quản lý hoạt động công chứng, chứng thực.

Xã hội hoá hoạt động công chứng, chứng thực chính là việc từng bước chuyển giao hoạt động công chứng, chứng thực cho cá nhân, tổ chức thực hiện công chứng. Nhà nước chỉ đóng vai trò duy nhất là người thực hiện quản lý nhà nước. Xã hội hoá hoạt động công chứng, chứng thực góp phần nâng cao chất lượng và đa dạng hoá dịch vụ. Các ngành y tế, giáo dục đã triển khai mạnh mẽ việc xã hội hoá từ nhiều năm nay, rất nhiều bệnh viện tư, phòng khám tư và trường tư thục đã ra đời và hoạt động tốt. Một số ngành khác cũng đã thực hiện việc xã hội hoá như: vận tải bằng xe buýt, vệ sinh môi trường và hoạt động đã đem lại nhiều lợi ích cho xã hội. Việc xã hội hoá công chứng đã được đặt ra từ nhiều năm nay, nhưng đây là một ngành đặc thù vừa mang tính chất dịch vụ công vừa mang tính chất hành chính nhà nước nên trong những năm vừa qua, việc thực hiện xã hội hoá hoạt động công chứng đã trở thành một xu thế tất yếu để đáp ứng cho được các yêu cầu bức thiết của xã hội, tạo

điều kiện để mọi người dân với địa vị xã hội, khả năng kinh tế khác nhau đều bình đẳng, dễ tiếp xúc với công chứng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xã hội hóa dịch vụ công chứng, chứng thực – qua thực tiễn thành phố hà nội (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)