Tội phá hoại chính sách đoàn kết trong Bộ luật hình sự của

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tội phá hoại chính sách đoàn kết trong luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở số liệu thực tiễn ở Tây Nguyên) (Trang 27)

một số nước

Do hình thái kinh tế, chính trị - xã hội cùng với sự phát triển kinh tế của các nước khác nhau, nên dẫn đến việc quy định về chính sách đoàn kết toàn dân, chính sách đoàn kết dân tộc, chính sách đoàn kết tôn giáo và đoàn kết quốc tế cũng có sự khác biệt. Do đó việc quy định về hành vi vi phạm pháp luật về tội phá hoại chính sách đoàn kết trong luật hình sự ở các quốc gia khác nhau cũng có sự khác nhau.

1.3.1. Bộ luật hình sự Vương quốc Thụy Điển

Bộ luật hình sự của Vương quốc Thụy Điển gồm có ba phần: Phần I: Những quy định chung

Phần II: Các tội phạm Phần III: Hình phạt

Các tội xâm phạm an ninh Vương quốc Thụy Điển được quy định tại chương 19, phần các tội phạm.

Tại Điều 13 Chương 19 có quy định:

Người nào nhận tiền, tài sản từ một nước ngoài hoặc bất kỳ một người nào đó ở nước ngoài đang hoạt động với sự giúp đỡ của một nước ngoài mà xuất bản hoặc phổ biến sách báo dưới các hình thức khác nhằm gây ảnh hưởng đối với công luận về một vấn đề liên

quan đến các nguyên tắc tổ chức Nhà nước của vương quốc thuộc thẩm quyền quyết định của Nghị viện hoặc Chính phủ thì bị phạt tù đến hai năm về tội nhận sự giúp đỡ của nước ngoài [53, tr. 68].

Giống với pháp luật hình sự Việt Nam, pháp luật hình sự Vương quốc Thụy Điển không quy định khái niệm pháp lý của tội phá hoại chính sách đoàn kết mà chỉ liệt kê các hành vi trong mặt khách quan của tội phạm nhưng có sự khác biệt cơ bản ở một số điểm như sau:

Một là: Tội này không quy định thành một điều luật riêng biệt như pháp luật hình sự Việt Nam, mà quy định các hành vi cấu thành mặt khách quan của tội phạm. Đó là các hành vi cấu thành các tội xâm phạm an ninh Vương quốc Thụy Điển.

Hai là: Dấu hiệu cấu kết với người nước ngoài hoặc thực hiện hành vi ngoài lãnh thổ quốc gia của chủ thể tội phạm trong Bộ luật hình sự Vương quốc Thụy Điển là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm, trong khi đó pháp luật hình sự hiện hành của Việt Nam không quy định dấu hiệu cấu kết chặt chẽ hay không cấu kết với người nước ngoài, thực hiện hành vi trong hay ngoài lãnh thổ Việt Nam, chỉ cần chủ thể của tội phạm thực hiện một hoặc các hành vi quy định tại Điều 87 BLHS nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt là đã cấu thành tội Phá hoại chính sách đoàn kết.

Ba là: Mục đích chống Vương quốc Thụy Điển không phải là dấu hiệu bắt buộc trong mặt khách quan của các tội phạm, mà chỉ nêu hậu quả của việc thực hiện các hành vi là nhằm “Ảnh hưởng đối với công luận về một vấn đề liên quan đến nguyên tắc tổ chức nhà nước của vương quốc”, ngược lại trong pháp luật hình sự Việt Nam dấu hiệu chống chính quyền nhân dân trong mặt khách quan là bắt buộc phải có trong cấu thành tội phạm, nếu không có dấu hiệu này, người thực hiện hành vi nguy hiểm không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phá hoại chính sách đoàn kết. Hay nói cách khác là hành vi đó không đủ yếu tố cấu thành tội phá hoại chính sách đoàn kết.

Bốn là: Đối với mức hình phạt, thì mức hình phạt cao nhất của khung hình phạt tương ứng với các hành vi được nêu trong các tội xâm phạm an ninh Vương quốc Thụy Điển của Bộ luật hình sự Vương quốc Thụy Điển là hai năm tù. Ngược lại ở Bộ luật hình sự Việt Nam thì mức hình phạt cao nhất của khung hình phạt lên tới mười lăm năm tù. Như vậy mức hình phạt của pháp luật Vương quốc Thụy Điển so với pháp luật hình sự Việt Nam về tội phá hoại chính sách đoàn kết là thấp hơn nhiều (Nhẹ hơn).

Tuy có sự khác biệt về kỹ thuật lập pháp hình sự, về quan điểm trong cách xử lý người phạm tội, nhưng cũng giống pháp luật hình sự Việt Nam, pháp luật của Vương quốc Thụy Điển quy định hành vi gây ảnh hưởng đến an ninh Vương quốc là phạm tội [45, tr. 32 – 33].

1.3.2. Bộ luật hình sự nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Bộ luật hình sự năm 1979 của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa được thông qua ngày 01 tháng 07 năm 1979 và có hiệu lực ngày 01 tháng 01 năm 1980. Bộ luật này gồm có hai phần: Phần chung và phần các tội phạm với 12 chương và 192 điều. Trong giai đoạn này, mục tiêu của Bộ luật là trừng trị những người phạm tội phản cách mạng và tội hình sự để bảo vệ chế độ chuyên chính vô sản, bảo vệ sở hữu toàn dân, bảo đảm thắng lợi sự nghiệp cách mạng và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Để đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm trong tình hình mới. Bộ luật hình sự năm 1979 đã được đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa khóa 8 sửa đổi và Bộ luật hình sự năm 1997 đã ra đời và có hiệu lực ngày 01 tháng 10 năm 1997. Sau đó, Bộ luật hình sự năm 1997, đã được sửa đổi, bổ sung và cho ra đời Bộ luật hình sự năm 2007. Bộ luật hình sự năm 2007, vẫn giữ nguyên hai phần: Phần chung và phần các tội phạm. Trong đó, các tội phản cách mạng được phân thành hai nhóm tội là các tội xâm phạm an ninh quốc gia và các tội phản cách mạng cho phù hợp với tình hình mới. Bộ luật

hình sự năm 2007 cũng không nêu tội danh, mà chỉ quy định hành vi bị coi là xâm phạm an ninh quốc gia như:

Người nào có hành vi dùng lời lẽ bịa đặt, phỉ báng hoặc bằng những hình thức khác nhằm kích động cướp chính quyền Nhà nước; lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa thì bị phạt tù từ 05 năm, cải tạo lao động quản chế hoặc bị tước quyền lợi chính trị. Người chủ mưu hoặc có hành vi phạm tội nghiêm trọng thì bị phạt tù có thời hạn 05 năm trở lên [17].

Về mặt kỹ thuật lập pháp các nhà làm luật nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa không phân biệt chủ thể tội phạm này là người Trung Quốc hay người nước ngoài không phân biệt quốc tịch đồng thời khéo léo lồng ghép giữa việc quy định hành vi cụ thể “Dùng lời lẽ bịa đặt, phỉ báng” và quy định mở “Hình thức khác” để dự liệu những hành vi chưa được quy định cụ thể trong luật có thể xẩy ra trên thực tế nhằm tránh bỏ sót, lọt tội tạo điều kiện cho việc áp dụng pháp luật. Thành công nhất của điều luật là các nhà làm luật Trung Hoa đã chỉ ra được những cốt lõi, bản chất của tội phạm này là: “Nhằm kích động” để “Cướp chính quyền”, “Lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa”.

Điều 103 Bộ luật hình sự Cộng hòa nhân dân Trung Hoa năm 2007 quy định: Người nào chủ mưu hoặc có hành vi nghiêm trọng trong việc tổ chức lập kế hoạch hoạt động chia cắt đất nước, phá hoại sự thống nhất đất nước, người chủ mưu hoặc tội nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 10 năm tù trở lên hoặc tù chung thân. Người tham gia tích cực vào hoạt động tội phạm thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm; Người tham gia khác thì bị phạt tù đến 03 năm, cải tạo lao động, quản chế hoặc tước quyền lợi chính trị.

Hành vi kích động chia cắt đất nước, phá hoại sự thống nhất nước nhà thì bị phạt tù đến 05 năm, cải tạo lao động, quản chế hoặc

bị tước quyền lợi chính trị, người chủ mưu hoặc có hành vi phạm tội nghiêm trọng thì bị phạt tù có thời hạn từ năm năm tù trở lên. Qua nghiên cứu pháp luật hình sự của Trung Hoa cho thấy: Trong các bộ luật (luật năm 1979; 1997 và 2007) không quy định tội danh mà chỉ quy định hành vi trong cấu thành tội phạm, mà nếu chủ thể nào thực hiện các hành vi đó sẽ bị xét xử về tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia [45, tr. 30 – 31].

1.3.3. Bộ luật hình sự Liên bang Nga

Ngày 25 tháng 12 năm 1958, Xô Viết tối cao thông qua Bộ luật hình sự và có hiệu lực năm 1960. Trong pháp luật hình sự Liên Xô cũ đã từng quy định tội phá hoại chính sách đoàn kết là tội xâm phạm về an ninh quốc gia. Về tội phá hoại chính sách đoàn kết khác với quan điểm của luật hình sự Việt Nam, chủ thể của tội này có thể là công dân Liên xô, người nước ngoài, người không có quốc tịch. Còn ở Việt Nam thì bất kỳ người nào có đủ năng lực pháp luật, thực hiện một, một số hoặc toàn bộ những hành vi được quy định tại Điều 87 Bộ luật hình sự mà nhằm mục đích chống chính quyền nhân dân thì đều là chủ thể của tội phá hoại chính sách đoàn kết [45, tr.33].

Sau khi Liên xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu bị sụp đổ, ngày 24 tháng 5 năm 1996, Liên bang Nga thông qua Bộ luật hình sự mới. Trong đó, các giá trị pháp lý cơ bản của Luật hình sự Liên Xô cũ vẫn tiếp tục được kế thừa, đem vào sử dụng, nhưng các tội quốc sự đặc biệt nguy hiểm được thay thế bởi tên gọi các tội phạm chống cơ sở chế độ Hiến pháp và an ninh quốc gia. Bộ luật hình sự của Nga không quy định tội phá hoại thành một điều riêng mà chỉ tồn tại dưới dạng các khoản riêng lẻ trong từng điều luật cụ thể của các tội xâm phạm an ninh quốc gia. Cho nên tương ứng với mỗi hành vi thì khung hình phạt của nó cũng có sự khác nhau, không đồng nhất như pháp luật hình sự Việt Nam [45, tr.34].

một số nước trên thế giới, có thể nhận thấy rằng: Pháp luật hình sự của các nước có sự khác nhau, phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội của từng nước. So với pháp luật của một số quốc gia khác thì pháp luật hình sự Việt Nam về tội phá hoại chính sách đoàn kết, có quy định nhiều hơn về hành vi vi phạm trong việc phá hoại chính sách đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo, đoàn kết quốc tế. Ngược lại pháp luật một số nước có quy định một số hành vi khác mà pháp luật Việt Nam chưa quy định. Hơn nữa pháp luật của một số nước trên thế giới không quy định tội phá hoại chính sách đoàn kết thành một tội riêng biệt. Trong khi đó, pháp luật hình sự Việt Nam lại quy định thành một tội độc lập. Mặt khác, pháp luật hình sự Việt Nam không có quy định mở, trong khi pháp luật Trung Hoa có quy định mở, để dự liệu những hành vi chưa được quy định cụ thể trong luật có thể xẩy ra trên thực tế. Đó là sự khác biệt lớn so với pháp luật của một số nước trên thế giới.

Để cho pháp luật hình sự Việt Nam ngày một hoàn thiện, có thể bao quát tất cả các quan hệ xã hội về mặt hình sự nói chung và hoàn thiện các quy định pháp luật hình sự về tội phá hoại chính sách đoàn kết nói riêng, đồng thời để cho phù hợp với pháp luật của các quốc gia trên thế giới. Trên cơ sở xem xét điều kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và tình hình thực tế của Việt Nam, trong thời gian tới, pháp luật hình sự Việt Nam cần có những thay đổi, quy định cụ thể, có kế thừa và có đổi mới, cần lĩnh hội các quy định pháp luật của một số quốc gia để xây dựng hệ thống pháp luật hình sự về tội phá hoại chính đoàn kết cho đầy đủ, toàn diện và phù hợp. Có thể vẫn giữ nguyên tên điều luật riêng biệt với tư cách là một tội độc lập, vẫn mô tả các hành vi mặt khách quan và chủ thể của tội phạm như quy định cũ, đồng thời quy định thêm những hành vi mà pháp luật Việt Nam chưa quy định, có thể có những quy định mở.

Kết luận Chương 1

Để bảo vệ độc lập chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội, quốc phòng, an ninh; bảo vệ vệ chính sách đoàn kết toàn dân, đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo và đoàn kết quốc tế là việc làm vô cùng quan trọng của không riêng Đảng và Nhà nước mà của cả toàn dân, của cả dân tộc. Mọi hành vi xâm phạm tới độc lập chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc; gây chia rẽ, hằn thù, kỳ thị giữa các dân tộc, nhằm chống chính quyền nhân dân đều bị trừng trị. Vì đây là hành vi đặc biệt nguy hiểm cho xã hội. Nó xâm hại trực tiếp sự tồn tại và vững mạnh của chính quyền nhân dân. Đó là khách thể quan trọng được luật hình sự bảo vệ, là sự an nguy, là sự tồn tại vững mạnh của Nhà nước, của chính quyền nhân dân. Tội phá hoại chính sách đoàn kết có thể xẩy ra mọi nơi, mọi lúc, hành vi không thể lường. Chính vì vậy pháp luật đã có những quy định cụ thể để đề ra các chính sách đoàn kết…đối tượng nào vi phạm sẽ bị xử lý một cách thích đáng. Nhưng xét cho cùng dù có áp dụng biện pháp xử lý như thế nào thì kết quả cuối cùng cần đạt được ngoài việc bảo vệ Tổ quốc, còn nhằm giáo dục, răn đe, ngăn chặn, phòng ngừa và tiến tới đẩy lùi loại tội phạm này nhằm giữ vững an ninh chủ quyền thống nhất toàn vẹn lãnh thổ, giữ vững khối đại đoàn kết toàn dân, đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo và đoàn kết quốc tế.

Tội phá hoại chính sách đoàn kết được quy định rất sớm, gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của các quy phạm pháp luật về hình sự. Nhận thức về pháp luật, nhất là đối với những nhà làm luật trong từng thời kỳ về tội phá hoại chính sách đoàn kết là khác nhau, nhưng mục đích cuối cùng đều là bảo vệ lợi ích của giai cấp mình, bảo vệ chế độ chính trị trong từng hình thái kinh tế xã hội nhất định [45, tr.34].

Nam đã thể hiện sự quan tâm, tạo điều kiện của Đảng và Nhà nước ta trong việc thực hiện chính sách đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo, đoàn kết quốc tế, chống lại âm mưu hoạt động xâm hại đến sự vững mạnh của chính quyền nhân dân. Đồng thời thể hiện một bước tiến về kỹ thuật lập pháp hình sự, góp phần nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm đối với tội phá hoại chính sách đoàn kết một cách có hiệu quả.

Qua nghiên cứu pháp luật hình sự của một số nước trên thế giới có ảnh hưởng nhất định đến pháp luật Việt Nam chúng ta thấy một số nước đã đề cập đến một số dấu hiệu pháp lý tương đồng với tư tưởng lập pháp của Việt Nam về việc quy định các dấu hiệu trong cấu thành tội phạm, nhưng hầu hết các nước khác không quy định về mục đích chống chính quyền nhân dân là mục đích bắt buộc mà chỉ có Việt Nam và Trung Hoa là có quy định điều đó [45, tr. 35]. Từ đó dẫn đến hình phạt áp dụng đối với chủ thể thực hiện đối với tội này cũng ít nghiêm khắc hơn.

Mặc dù tội phá hoại chính sách đoàn kết đã được quy định cụ thể trong Bộ luật hình sự, nhưng do chuyển biến tình hình và để cho phù hợp với pháp luật, thông lệ quốc tế, thì các quy định pháp luật hình sự về tội phá hoại chính sách đoàn kết trong Bộ luật hình sự Việt Nam cũng được sửa đổi theo từng thời kỳ và có sự khác biệt với các nước trên thế giới. Tuy đã có những điểm tiến bộ song cũng không tránh khỏi những tụt hậu về việc mô tả hành vi phạm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tội phá hoại chính sách đoàn kết trong luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở số liệu thực tiễn ở Tây Nguyên) (Trang 27)