Thực tiễn áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 về

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tội phá hoại chính sách đoàn kết trong luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở số liệu thực tiễn ở Tây Nguyên) (Trang 50 - 63)

2.2. Thực tiễn áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự năm

2.2.1. Thực tiễn áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 về

về tội phá hoại chính sách đoàn kết của Cơ quan điều tra – Công an các tỉnh Tây Nguyên từ đầu năm 2004 đến cuối năm 2014

Theo số liệu thống kê của Công an các tỉnh Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng và Đắk Nông, thì từ đầu năm 2004 đến cuối năm 2014, trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên xẩy ra khoảng 55 vụ, 59 đối tượng phạm tội phá hoại chính sách đoàn kết. Công an các tỉnh Tây Nguyên đã xử lý 47 vụ phá hoại chính sách đoàn kết đạt tỷ lệ 85,45 % về số vụ án phá hoại chính sách đoàn kết đã xẩy ra trên thực tế và 55 đối tượng trong tổng số 59 đối tượng đã bị phát hiện bắt giữ, đạt tỷ lệ 93,22 %. Trung bình mỗi năm, Công an các tỉnh Tây Nguyên xử lý xấp xỉ 5 vụ và 5 đối tượng. Số liệu cụ thể được biểu thị qua bảng thống kê dưới đây.

Bảng 2.1. Báo cáo thống kê thụ lý giải quyết tin báo của Công an các tỉnh Tây Nguyên từ đầu năm 2004 đến cuối năm 2014

Năm Xử lý Ghi chú Vụ Đối tượng 2004 7 8 2005 4 6 2006 6 8 2007 3 4 2008 8 8 2009 2 4 2010 5 5 2011 3 3 2012 4 4 2013 2 2 2014 3 3

(Nguồn: Báo cáo thống kê thụ lý giải quyết tin báo – Công an các tỉnh Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng và Đăk Nông)

Trong số các vụ án mà Cơ quan điều tra – Công an các tỉnh Tây Nguyên đã xử lý, thì Cơ quan điều tra đã tiến hành khởi tố, chuyển cho Viện kiểm sát truy tố là 47 vụ án, 55 bị can. Số liệu cụ thể được biểu thị qua bảng thống kê dưới đây.

Bảng 2.2. Số vụ án, số bị cáo bị khởi tố về tội phá hoại chính sách đoàn kết ở Tây Nguyên từ đầu năm 2004 đến cuối năm 2014

Năm Khởi tố Ghi chú

Vụ Bị can 2004 7 8 2005 4 6 2006 6 8 2007 3 4 2008 8 8 2009 2 4 2010 5 5 2011 3 3 2012 4 4 2013 2 2 2014 3 3

(Nguồn: Báo cáo thống kê thụ lý giải quyết án – Công an các tỉnh Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng và Đắk Nông).

2.2.2. Thực tiễn áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 về tội phá hoại chính sách đoàn kết của Viện kiểm sát nhân dân các tỉnh về tội phá hoại chính sách đoàn kết của Viện kiểm sát nhân dân các tỉnh Tây Nguyên từ đầu năm 2004 đến cuối năm 2014

Qua nghiên cứu thực tế ở Tây Nguyên cho thấy, từ đầu năm 2004 đến cuối năm 2014, trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên, số vụ án về tội phá hoại chính sách đoàn kết được đưa ra truy tố là 47 vụ, 55 bị can, trong số 47 vụ, 55 bị cáo mà Cơ quan điều tra khởi tố, đề nghị truy tố. Con số cụ thể của từng

Bảng 2.3. Báo cáo thống kê thụ lý kiểm sát điều tra án của Ngành kiểm sát nhân dân các tỉnh Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng và Đắk

Nông từ đầu năm 2004 đến cuối năm 2014

Năm Khởi tố Truy tố Ghi chú

Vụ Bị can Vụ Bị can 2004 7 8 7 8 2005 4 6 4 6 2006 6 8 6 8 2007 3 4 3 4 2008 8 8 8 8 2009 2 4 2 4 2010 5 5 5 5 2011 3 3 3 3 2012 4 4 4 4 2013 2 2 2 2 2014 3 3 3 3

(Nguồn: Báo cáo thống kê thụ lý kiểm sát điều tra án – Viện kiểm sát nhân dân các tỉnh Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng và Đắk Nông)

Như vậy, nếu so sánh giữa số lượng vụ án mà Công an các tỉnh Tây Nguyên đã khởi tố với số lượng vụ án mà Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Tây Nguyên đã truy tố thì có 100% số vụ án đã được truy tố.

Qua số liệu phân tích ở trên cho thấy tỷ lệ tăng giảm của tội phá hoại chính sách đoàn kết ở Tây Nguyên từ đầu năm 2004 đến cuối năm 2014 là không đồng đều. Trong đó năm 2009, 2013 và 2014 là thấp nhất, mỗi năm khởi tố 01 vụ và 01 bị can. Trong các năm từ 2004 đến 2006 tỷ lệ phạm tội cao hơn, mỗi năm khởi tố trung bình từ 02 đến 03 vụ và từ 02 đến 05 bị can.

Nếu lấy số liệu của năm 2004 làm mốc, thì sau 10 năm tội phá hoại chính sách đoàn kết ở Tây Nguyên tăng 19 vụ, 22 bị can.

thực tế ở Tây Nguyên so với tổng số vụ án đã được đưa ra xử lý, thì còn khoảng 14,54% số vụ và 7,27% đối tượng chưa bị xử lý.

Sở dĩ có việc chênh lệch này là do:

Một là: Trên thực tế các vụ án phá hoại chính sách đoàn kết xẩy ra có những vụ mà cơ quan chức năng không phát hiện ra hoặc quần chúng nhân dân không tố giác. Tuy nhiên số vụ án nói trên không nhiều hầu hết các vụ án xẩy ra đều được các cơ quan chức năng ghi nhận, nhưng trong quá trình xác minh, thu thập chứng cứ, không đủ yếu tố cấu thành tội phạm hoặc chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự. Vì vậy các cơ quan chức năng không khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử.

Hai là: Tội phạm phá hoại chính sách đoàn kết thường được thực hiện bởi nhiều đối tượng cấu kết với nhau. Nhưng khi cơ quan chức năng phát hiện khởi tố vụ án, thì chỉ bắt và xử lý được một số đối tượng, còn một số đối tượng không khai báo, không phát hiện được hoặc đang lẩn trốn. Do đó, số đối tượng phát hiện và bị xử lý thông thường ít hơn so với các đối tượng đã thực hiện hành vi phạm tội.

2.2.3. Thực tiễn áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 về tội phá hoại chính sách đoàn kết của Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk từ về tội phá hoại chính sách đoàn kết của Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk từ đầu năm 2004 đến cuối năm 2014

Theo số liệu thống kê của Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk, trong giai đoạn 2004 - 2014, Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk thụ lý 25 vụ án, 57 bị cáo về các tội xâm phạm về an ninh quốc gia. Trong đó có 24 vụ, 51 bị cáo bị xử về tội phá hoại chính sách đoàn kết, chiếm tỷ lệ 96% về số vụ, 89% số bị cáo; Có 01 vụ, 06 bị cáo bị xử về tội phá rối an ninh, chiếm tỷ lệ 04% số vụ, 11% số bị cáo. Con số cụ thể của từng năm được thể hiện chi tiết tại biểu số liệu thống kê sau:

96% 4%

Số vụ án về tội phá hoại chính sách đoàn kết

Số vụ án về tội phá rối an ninh

Biểu đồ 2.1: Số vụ án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia từ đầu năm 2004 đến cuối năm 2014, ở Đắk Lắk

(Nguồn: Báo cáo thống kê thụ lý án hình sự sơ thẩm – Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk.)

89% 11%

Số bị cáo phạm tội phá hoại chính sách đoàn kết

Số bị cáo phạm tội phá rối an ninh

Biểu đồ 2.2: Số bị cáo phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia từ đầu năm 2004 đến cuối năm 2014, ở Đắk Lắk

(Nguồn: Báo cáo thống kê thụ lý án hình sự sơ thẩm – Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk.)

Theo số liệu trên cho thấy tỷ trọng giữa tội phá hoại chính sách đoàn kết với các tội khác trong nhóm các tội xâm phạm về an ninh quốc gia, thì tội phá hoại chính sách đoàn kết xẩy ra trên thực tế ở Tây Nguyên là nhiều nhất.

Trong số các vụ án về tội phá hoại chính sách đoàn kết mà Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk đã thụ lý từ đầu năm 2004 đến cuối năm 2014, thì Tòa án tiến hành:

- Tạm đình chỉ: 00 vụ, 00 bị cáo; - Đình chỉ: 00 vụ, 00 bị cáo;

- Trả hồ sơ cho viện kiểm sát nhân dân tỉnh Đắk Lắk để điều tra bổ sung: 01 vụ, 01 bị cáo;

- Xét xử: 23 vụ, 50 bị cáo.

Trong số các vụ án về tội phá hoại chính sách đoàn kết mà Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk đã giải quyết từ đầu năm 2004 đến cuối năm 2014, thì:

- Số vụ án có kháng cáo: 05 vụ, 09 bị cáo; - Số vụ án có kháng nghị: 00 vụ, 00 bị cáo.

Trong số các vụ án về tội phá hoại chính sách đoàn kết mà Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk đã giải quyết và có kháng cáo, thì số án mà Tòa án cấp phúc thẩm:

- Tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm: 00 vụ, 00 bị cáo; - Đình chỉ xét xử phúc thẩm: 00 vụ, 00 bị cáo;

- Không chấp nhận kháng cáo của các bị cáo, giữ nguyên tội danh, mức hình phạt mà cấp sơ thẩm đã tyên: 03 vụ, 07 bị cáo;

- Hủy án sơ thẩm để điều tra hoặc xét xử lại theo thủ tục chung: 00 vụ, 00 bị cáo;

- Sửa án sơ thẩm về tội danh: 00 vụ, 00 bị cáo;

- Sửa án sơ thẩm theo hướng tăng, giảm mức hình phạt đã tuyên: 02 vụ, 02 bị cáo.

Vụ án thứ 1:

Sau khi đã nhận được viện trợ từ nước ngoài, Y Kur B’đap, thường trú tại thôn 8, xã Ea Sol, huyện Ea H’Leo, tỉnh Đắk Lắk, đã móc nối với nhiều đối tượng đang làm ăn, sinh sống ở Tây Nguyên để tuyên truyền cổ động, hội họp, biểu tình chống lại chính quyền nhân dân. Vào đầu năm 2005, Y Ku B’đáp đã cùng 03 đối tượng khác, do Y Ku cầm đầu tổ chức cho khoảng 30 người đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên kéo đến Ủy ban nhân dân xã Ea Sol, nói xấu, xuyên tạc, bịa đặt chính quyền Việt Nam đàn áp, phân biệt đối xử không bình đẳng giữa người Kinh với người đồng bào dân tộc thiểu số, các đối tượng này đã dùng vũ khí tự chế đến để gây áp lực cho chính quyền địa phương....

Với hành vi như trên, tại phiên tòa, qua quá trình phân tích đánh giá tính chất mức độ nguy hiểm cho xã hội đối với hành vi phạm tội của các bị cáo HĐXX xử phạt bị cáo Y Ku B’đáp 12 năm tù về tội phá hoại chính sách đoàn kết và hình phạt bổ sung là quản chế năm năm sau khi chấp hành xong hình phạt tù. Không đồng ý với mức hình phạt đã tuyên, bị cáo kháng cáo đề nghị cấp phúc thẩm xem xét giảm nhẹ hình phạt tù.

Tại phiên tòa cấp phúc thẩm, HĐXX nhận định bị cáo phạm tội trong trường hợp ít nghiêm trọng thuộc khoản 2 Điều 87 của Bộ luật hình sự, nên giảm hình phạt cho bị cáo xuống còn 06 năm tù.

Vụ án thứ 2:

Theo cáo trạng, thì vào cuối năm 2008, đầu năm 2009, Y Blao Kpơr, cùng với Y Thăm Byă, Y Cuăn Mlô, Y Sôk Mlô, Y Kim Kbuôr, Y Biên Niê, R Chon Song, đã câu kết chặt chẽ với nhau, thường xuyên liên lạc với một số đối tượng đang sống lưu vong ở Mỹ, nhận sự chỉ đạo và các tư liệu chứa đựng nội dung chống chính quyền nhân dân, chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Y Blao tổ chức phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng cá nhân trong tổ chức. Y Blao đã cùng các đối tượng hoạt động suốt trong vòng 03 tháng trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên. Hành vi của Y Blao và đồng bọn bị phát hiện khi đang rải truyền đơn ở địa bàn tỉnh Đắk Lắk.

Tại phiên tòa, các bị cáo đã nhận được lỗi lầm của mình, mong muốn HĐXX xem xét giảm nhẹ hình phạt cho các bị cáo để sớm hòa nhập với cộng đồng. HĐXX nhận định bị cáo Y Biên Niê tham gia trong vụ án với vai trò thứ yếu, phạm tội thuộc trường hợp ít nghiêm trọng và xử phạt Y Biên 06 năm tù. Tuy nhiên đến cấp phúc thẩm, cải sửa nhận định cho rằng bị cáo phạm tội thuộc khoản 1 Điều 87 Bộ luật hình sự, nên tăng mức hình phạt từ 06 năm tù lên 09 năm tù.

Qua thực tiễn xét xử các tội phạm về phá hoại chính sách đoàn kết ở Đắk Lắk cho thấy, hành vi chủ yếu mà các đối tượng sử dụng là các hành vi gây chia rẽ giữa các tầng lớp nhân dân, giữa nhân dân với lực lượng vũ trang, với chính quyền nhân dân và với các tổ chức xã hội; Gây hằn thù, kỳ thị chia rẽ các dân tộc; gây chia rẽ giữa người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, gây chia rẽ giữa các tín đồ tôn giáo với chính quyền nhân dân, với các tổ chức xã hội…. Ngoài ra các đối tượng còn có các hành vi khác tuyên truyền, vận động, lôi kéo những người dân tộc thiểu số, sống ở vùng sâu, vùng xa tham gia chống chính quyền nhân dân… nhưng số lượng này không nhiều. Trong số các vụ án đã giải quyết thì chỉ có khoảng từ 01 vụ án đến 02 vụ án mà tác giả đã trích dẫn ở phần mặt khách quan của tội phạm.

Trong số các vụ án về tội phá hoại chính sách đoàn kết xẩy ra ở Tây Nguyên mà trong giai đoạn điều tra, truy tố thì có 03 vụ, ba ngành gồm có Công an, Viện kiểm sát nhân dân và Tòa án nhân dân chưa thống nhất được với nhau về đường lối giải quyết vụ án, phải tiến hành họp liên ngành nhiều lần mới thống nhất được đường lối giải quyết vụ án.

Nguyên nhân các vụ án về tội phá hoại chính sách đoàn kết ở Đắk Lắk mà Tòa án đã giải quyết mà bị cải sửa; một số vụ án Tòa án ra quyết định trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để điều tra bổ sung và một số vụ án còn phải tiến hành họp liên ngành nhiều lần mới thống nhất đường lối giải quyết vụ án là:

Một là: Do các quy định pháp luật hình sự về tội phá hoại chính sách đoàn kết chưa chặt chẽ, chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể.

Hai là: Do hành vi vi phạm pháp luật của các đối tượng không rõ ràng, khó chứng minh được mục đích chống chính quyền nhân dân, các bị cáo mới móc nối với nhau và mới chỉ dừng lại là in ấn các băng đĩa chứa đựng nội dung phỉ báng chính quyền, tuyên truyền xuyên tạc. Đến khi bắt được đối tượng đồng phạm sống lưu vong ở nước ngoài thì vụ án mới kết thúc điều tra, nhanh chóng truy tố và đưa ra xét xử.

Nghiên cứu cơ cấu và tính chất của tội phá hoại chính sách đoàn kết ở Tây Nguyên thì thấy rằng:

Tỷ trọng trung bình 11 năm (Từ đầu năm 2004 đến cuối năm 2014) giữa tội phá hoại chính sách đoàn kết với nhóm tội xâm phạm an ninh quốc gia xẩy ra ở Tây Nguyên là 2/3 vụ, chiếm tỷ lệ 66,66% về số vụ và 3/5 đối tượng, chiếm tỷ lệ 60 % về số đối tượng. Có thể khẳng định đây là tỷ lệ khá cao so với các loại tội phạm khác trong cơ cấu chung của tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia.

Trong số đối tượng phạm tội phá hoại chính sách đoàn kết thì có 100% chủ thể tham gia là nam giới, nữ giới không có, thường tập trung ở độ tuổi từ 18 đến 30 và có trình độ học vấn khác nhau, từ không có học vấn đến có học vấn tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, thậm chí có cả bậc cử nhân… nhưng đa phần là người có trình độ học vấn thấp, tập trung chủ yếu các đối tượng không học vấn và có trình độ tiểu học và trung học cơ sở. Các đối tượng không học vấn và có trình độ văn hóa tiểu học, trung học cơ sở, chiếm 89,25%. Số còn lại tập trung ở người có học vấn trung học phổ thông. Thành phần tham gia chủ yếu là người dân tộc thiểu số (người Ê đê) và là các đối tượng đã có tiền án tiền sự, có hoàn cảnh gia đình hết sức phức tạp, như bố hoặc mẹ, anh chị em, người thân đã từng có tiền án, tiền sự hay đã bị giáo

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tội phá hoại chính sách đoàn kết trong luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở số liệu thực tiễn ở Tây Nguyên) (Trang 50 - 63)