Tăng cường công tác hướng dẫn, giải thích những quy định của

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tội phá hoại chính sách đoàn kết trong luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở số liệu thực tiễn ở Tây Nguyên) (Trang 72 - 74)

3.3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng quy định về tộ

3.3.1. Tăng cường công tác hướng dẫn, giải thích những quy định của

của Bộ luật hình sự Việt Nam về tội phá hoại chính sách đoàn kết và các tội phạm khác có liên quan

Mặc dù tội phá hoại chính sách đoàn kết đã được quy định trong Bộ luật hình sự Việt Nam, nhưng những quy định đó rất chung chung, nên dẫn đến các cơ quan pháp luật, người áp dụng pháp luật, người thực hiện pháp luật có những cách hiểu khác nhau. Để cho có cách hiểu đồng nhất, chính thống và toàn diện đối với tội phá hoại chính sách đoàn kết thì việc giải thích pháp luật về tội này là việc làm cần thiết và cấp bách.

Đối với tội phá hoại chính sách đoàn kết quy định tại Điều 87 Bộ luật hình sự cần phải giải thích, làm rõ một số quy định dưới đây:

1. Về hành vi được quy định trong cấu thành tội phạm

- Hành vi chia rẽ nhân dân với chính quyền trong tội phá hoại chính sách đoàn kết không có gì khác so với hành vi tuyên truyền, xuyên tạc, phỉ báng chính quyền. Ngoài ra trong nhiều tội khác tuyên truyền, xuyên tạc chế

độ, phỉ báng chính quyền, được bọn phản động sử dụng như một thủ đoạn cách thức lôi kéo, kích động người khác tham gia tham gia tổ chức chống chính quyền như: Tội phá rối an ninh (Điều 89), tội bạo loạn (Điều 82)… Từ thực tiễn áp dụng pháp luật cho thấy đã gặp không ít khó khăn trong việc định tội danh; thường hay bị nhầm lẫn giữa tội này với tội khác vì quy định mập mờ, nội dung các điều luật gần giống nhau.

- Pháp luật hiện hành mới chỉ quy định các hành vi của cấu thành tội phạm, nhưng chưa giải thích thống nhất các trường hợp phạm tội cụ thể. Trong thực tiễn, tội phạm này thực hiện đồng thời hai hay nhiều hoặc có thể là tất cả các hành vi cùng một lúc. Do vậy quá trình áp dụng những quy định pháp luật hình sự về tội Phá hoại chính sách đoàn kết, các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng tỏ ra lúng túng, bị động, nên cần phải được giải thích đối với từng hành vi.

Như vậy có thể kết luận rằng: Tội phá hoại chính sách đoàn kết (Đoàn kết toàn dân, đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo, đoàn kết quốc tế) có nhiều điểm giống hành vi tuyên truyền, kích động gây hằn thù giữa các dân tộc, các tầng lớp nhân dân, các tôn giáo làm rối loạn an ninh quốc gia, làm suy yếu sức mạnh của nhà nước. Chính vì vậy cần phải có hướng dẫn cụ thể để phân biệt giữa tội phá hoại chính sách đoàn kết với tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và với một số tội phạm khác.

2. Về tình tiết định khung hình phạt và mức hình phạt trong cấu thành tội phạm giảm nhẹ

Về tình tiết định khung hình phạt và mức hình phạt trong cấu thành tội phạm giảm nhẹ là chưa hợp lý ở chỗ: Tại khoản 3 Điều 8 trong Bộ luật hình sự quy định: “Tội phạm ít nghiêm trọng được định nghĩa cụ thể (Là tội gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến ba năm tù), còn phạm tội trong trường hợp ít nghiêm trọng của tội phá

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tội phá hoại chính sách đoàn kết trong luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở số liệu thực tiễn ở Tây Nguyên) (Trang 72 - 74)