Công tác điều động, bổ nhiệm, luân chuyển, biệt phái đối với công chức hành chính nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng đội ngũ công chức hành chính nhà nước ở tỉnh thanh hóa trong giai đoạn hiện nay (Trang 67 - 71)

với công chức hành chính nhà nước

Trước yêu cầu tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, tỉnh Thanh Hóa đã tiến hành điều động, bổ nhiệm, luân chuyển đội ngũ công chức giữa các sở, ban, ngành, giữa cấp tỉnh với cấp huyện, giữa cấp huyện với cấp xã, đặc biệt là đội ngũ công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý. Căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ và phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, thủ trưởng các sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện tiến hành điều động giữa các phòng, ban chuyên môn đối với công chức của đơn vị mình. Công chức hành chính nhà nước được điều động cơ bản đạt yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với vị trí việc làm mới. Đặc biệt là đối với một số bộ phận, đơn vị mới được thành lập, do số lượng biên chế không được giao tăng, hoặc tăng rất ít, Ủy ban nhân dân tỉnh, ủy ban nhân dân các huyện, thị, thành phố và thủ trưởng các đơn vị đã điều động số công chức từ đơn vị

này sang đơn vị khác hoặc điều động trong các phòng, bộ phận của từng đơn vị. Các sở, ngành tiến hành điều động công chức nhiều trong những năm qua như: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,...

Việc bổ nhiệm công chức hành chính nhà nước giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trên địa bàn tỉnh cơ bản căn cứ vào nhu cầu, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị và tiêu chuẩn, điều kiện của chức vụ lãnh đạo, quản lý. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục bổ nhiệm công chức lãnh đạo, quản lý được thực hiện theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Ban Tổ chức Tỉnh ủy và Sở Nội vụ. Các tổ chức, đơn vị đều thực hiện đúng quy định thời hạn bổ nhiệm công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý là 05 năm; khi hết thời hạn, cơ quan, tổ chức, đơn vị xem xét bổ nhiệm lại hoặc không bổ nhiệm lại. "Trong 4 năm từ 2007 đến 2010, thực hiện thẩm quyền được phân cấp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đã bổ nhiệm, bổ nhiệm lại 118 giám đốc, phó giám đốc sở và tương đương" [57]. Việc thực hiện bổ nhiệm, bổ nhiệm lại công chức lãnh đạo đã đáp ứng kịp thời, đủ về số lượng, đảm bảo tiêu chuẩn đã tạo điều kiện để các cơ quan, đơn vị thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

Theo quy định về phân công, phân cấp, giám đốc các sở, thủ trưởng các cơ quan ngang sở, cơ quan trực thuộc ủy ban nhân dân tỉnh, chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định của mình về bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiễm, điều động, khen thưởng, kỷ luật đối với công chức giữ chức vụ trưởng, phó phòng, ban chuyên môn trực thuộc sở, trực thuộc ủy ban nhân dân cấp huyện (ngoài các chức danh do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý), không phải thỏa thuận với các sở, ngành hoặc huyện ủy có liên quan và Sở Nội vụ.

Trong 4 năm từ năm 2007 đến năm 2010, các sở, ban, ngành cấp tỉnh đã bổ nhiệm, bổ nhiệm lại 393 công chức, viên chức giữ các chức vụ trưởng phòng, phó trưởng phòng và tương đương; chủ

tịch ủy ban nhân dân cấp huyện bổ nhiệm, bổ nhiệm lại 1.844 công chức, viên chức giữ các chức vụ trưởng phòng, phó trưởng phòng và tương đương [57].

Tháng 6/2010, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa có văn bản yêu cầu tất cả các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh tạm dừng việc tiếp nhận, bổ nhiệm cán bộ, công chức, trừ một số trường hợp cần thiết phải xin ý kiến Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh. Việc ban hành văn bản này nhằm phòng ngừa tình trạng một số sở, ban, ngành, huyện, thị, thành phố, số cán bộ lãnh đạo, quản lý đến tuổi chuẩn bị nghỉ hưu (cuối nhiệm kỳ 2004 -2011), tuyển dụng và đề bạt "ồ ạt" những công chức không đủ tiêu chuẩn.

Việc luân chuyển công chức lãnh đạo, quản lý được tỉnh thực hiện theo tinh thần Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị nhằm đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chủ chốt các cấp, vừa đảm bảo đội ngũ cán bộ có năng lực, trình độ được rèn luyện thử thách trong thực tiễn. Đội ngũ công chức hành chính nhà nước được luân chuyển đã phát huy được năng lực, trình độ, khả năng của mình; đồng thời, qua luân chuyển để đào tạo đội ngũ công chức hành chính nhà nước đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới. Một số huyện như Hoằng Hóa, Thạch Thành, thành phố Thanh Hóa,....trong 5 năm qua, đã thực hiện luân chuyển từ cấp huyện xuống cấp xã và ngược lại hàng chục cán bộ, công chức, số này đã và đang giữ các chức vụ lãnh đạo chủ chốt của các xã, phường, thị trấn và các phòng, ban chuyên môn của huyện. "Trong thời gian từ tháng 3/2007 đến tháng 12/2011, các cấp, các ngành đã thực hiện việc điều động, luân chuyển trên 700 lượt cán bộ, công chức theo yêu cầu nhiệm vụ, đảm bảo quy trình, thủ tục" [57].

Cùng với các công việc trên, tỉnh đã điều động, biệt phái 12 công chức hành chính nhà nước vào khu kinh tế Nghi Sơn để tập trung giải phóng mặt bằng thực hiện các dự án đầu tư trong thời gian 2 năm. Đội ngũ công chức

được biệt phái này có nhiệm vụ giúp huyện Tĩnh Gia và Ban Quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn đẩy nhanh việc hoàn thiện các thủ tục trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng (trong thời gian 2 năm phải giải phóng mặt bằng trên 2.000ha). Số công chức này hưởng mọi chế độ, chính sách ở cơ quan cũ, được bố trí nơi làm việc, nghỉ ngơi, được tham gia vào các hội đồng giải phóng mặt bằng và hưởng các chính sách theo quy định. Đến nay, các cơ quan quản lý công chức biệt phái đã tiếp nhận lại số công chức này và bố trí công việc phù hợp cho công chức khi hết thời hạn.

Bên cạnh những kết quả trên, công tác điều động, bổ nhiệm, luân chuyển, biệt phái đối với công chức hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa thời gian qua còn bộc lộ một số hạn chế, đó là:

- Công tác điều động, bổ nhiệm công chức ở một số nơi còn mang tính chủ quan của người đứng đầu cơ quan, đơn vị mà chưa căn cứ vào trình độ, năng lực của đội ngũ công chức; còn có tình trạng nể nang trong cơ quan, đơn vị. Chưa mạnh dạn điều động công chức hành chính nhà nước từ sở, ngành, huyện, thị, thành phố này sang sở, ngành, huyện, thị khác hoặc điều động từ cấp trên xuống cấp dưới và ngược lại, điều động từ vùng xuôi lên vùng miền núi. Vẫn còn tình trạng bổ nhiệm công chức chưa đủ chuẩn (về các loại bằng cấp) hoặc chưa có tiêu chí chuẩn để bổ nhiệm, do đó có tình trạng bổ nhiệm xong rồi mới đi học để trả nợ bằng cấp.

- Việc bổ nhiệm những công chức trẻ, có năng lực vào những vị trí chủ chốt chưa nhiều, vẫn còn tình trạng "sống lâu lên lão làng"; công chức sau khi bổ nhiệm vào chức danh lãnh đạo, quản lý là giữ luôn chức vụ đó trong nhiều năm hoặc hết thời gian bổ nhiệm lại thì lại chuyển sang đơn vị khác mà ít có trường hợp không được bổ nhiệm lại.

- Cơ cấu công chức hành chính nhà nước là người dân tộc thiểu số trong các sở, ban, ngành của tỉnh chiếm tỷ lệ thấp, số công chức là người dân tộc thiểu số giữ các chức danh lãnh đạo, quản lý ở các sở, ngành còn rất ít.

- Công tác luân chuyển công chức hành chính nhà nước của tỉnh mới chỉ thực hiện ở mức độ hẹp đối với một số trường hợp cán bộ lãnh đạo thuộc diện Tỉnh ủy quản lý; luân chuyển trong nội bộ cơ quan được thực hiện ở một số sở, ngành. Chưa thực hiện việc luân chuyển công chức hành chính nhà nước từ tỉnh xuống cơ sở, từ cơ sở lên tỉnh để rèn luyện năng lực nắm bắt thực tiễn của công chức, phục vụ cho đào tạo chuyên gia hoạch định chính sách cấp tỉnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng đội ngũ công chức hành chính nhà nước ở tỉnh thanh hóa trong giai đoạn hiện nay (Trang 67 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)