dựng đội ngũ công chức hành chính nhà nƣớc
Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2010 - 2015 đã đề ra các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác cán bộ là [62]:
- Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, nhất là quy hoạch đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở các cấp, các ngành. Trên cơ sở đội ngũ cán bộ hiện có, thường xuyên rà soát, sắp xếp, điều chỉnh, kiên quyết đưa ra khỏi quy hoạch và vị trí lãnh đạo những cán bộ sa sút phẩm chất đạo đức, năng lực yếu kém, thiếu quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo, mất đoàn kết nội bộ, uy tín thấp..., đồng thời phát hiện, bổ sung vào quy hoạch và mạnh dạn bổ nhiệm những cán bộ trẻ, có đủ tiêu chuẩn, có năng lực và triển vọng đảm đương tốt nhiệm vụ.
- Đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết 11-NQ/TƯ của Bộ Chính trị (khoá IX) về công tác luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý ở các cấp, các ngành nhằm tạo điều kiện rèn luyện, bồi dưỡng, thử thách cán bộ, nhất là cán bộ trẻ. Cùng với thực hiện tốt hơn nữa việc điều động, luân chuyển cán bộ giữa các cơ quan Đảng, chính quyền, đoàn thể; luân chuyển từ dưới lên, từ trên xuống, cần sớm thí điểm việc điều động, luân chuyển và bố trí chức danh Bí thư, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện và cấp xã không phải là người địa phương, để rút kinh nghiệm nhân ra diện rộng.
- Trên cơ sở rút kinh nghiệm việc triển khai thí điểm chủ trương Bí thư Đảng uỷ đồng thời giữ chức Chủ tịch uỷ ban nhân dân cấp xã, nghiên cứu thí điểm ở một vài đơn vị cấp huyện nếu đủ điều kiện. Triển khai thực hiện tốt Nghị định 92/2009/NĐ-CP của Chính phủ về chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức cấp xã, cũng như chính sách thu hút người có trình độ đại học về xã công tác mà tỉnh mới ban hành, nhằm chuẩn hoá và xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã có năng lực, trình độ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới.
- Đổi mới mạnh mẽ nội dung, hình thức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã; chú ý bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ và kinh nghiệm giải quyết những tình huống cụ thể ở cơ sở. Phấn đấu đến hết nhiệm kỳ, 100% cán bộ chuyên trách cấp xã trong tỉnh có trình độ chuyên môn và lý luận chính trị đủ chuẩn theo quy định; 50% cán bộ chủ chốt cấp xã có trình độ đại học chuyên môn (riêng các xã thuộc 7 huyện miền núi cao phấn đấu 30% cán bộ chủ chốt có trình độ đại học).
- Tăng cường kỷ luật, kỷ cương của Đảng, kiên quyết xử lý đối với những cán bộ không chấp hành quyết định điều động, luân chuyển của cấp có thẩm quyền. Đồng thời, xử lý nghiêm minh những hành vi cục bộ hoặc có động cơ cá nhân trong việc điều động, luân chuyển cán bộ.
- Thực hiện nghiêm túc quy định số 57-QĐ/T.Ư của Bộ Chính trị về công tác bảo vệ chính trị nội bộ, nhất là các biện pháp phát hiện, chính sách xử lý, sử dụng cán bộ có vấn đề về lịch sử chính trị và chính trị hiện hành.
Để thực hiện tốt các nhiệm vụ đó, đồng thời đảm bảo tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với nhiệm vụ xây dựng đội ngũ công chức hành chính, luận văn đưa ra một số nhiệm vụ và giải pháp là:
- Các cấp ủy đảng phải lãnh đạo, chỉ đạo việc tiếp tục thực hiện tinh giản biên chế theo hướng kiên quyết đưa ra khỏi bộ máy nhà nước những công chức hành chính không đáp ứng được yêu cầu, đòi hỏi mới như thiếu trình độ, năng lực, sức khỏe hoặc vi phạm đạo đức công chức, tạo điều kiện đổi mới, trẻ hóa, nâng cao chất lượng của đội ngũ công chức hành chính.
- Cấp ủy các cơ quan hành chính phải lãnh đạo tốt công tác đáng giá phân loại đảng viên, công chức hàng năm. Nhằm làm cho công tác đánh giá, phân loại thực hiện đúng mục tiêu, ý nghĩa, đánh giá thực chất năng lực, trách nhiệm, phẩm chất đạo đức của công chức hành chính; đầu tranh loại bỏ những đối tượng yếu kém về năng lực, thiếu tinh thần trách nhiệm với công việc.. xây dựng đội ngũ công chức hành chính thực sự vững mạnh.
- Cấp ủy trong các cơ quan hành chính phải thể hiện và thực hiện được vai trò lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý cán bộ của Đảng. Đề cao thẩm quyền, trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy và cơ quan trong công tác cán bộ. Xây dựng và thực hiện quy chế của cấp ủy, trong đó cấp ủy phải xem xét, có ý kiến đối với mọi trường hợp quy hoạch, bố trí, phân công công tác, điều động, luân chuyển, bổ nhiệm, miễn nhiệm.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát công tác tổ chức và cán bộ. Kiểm tra, giám sát về tuyển dụng, quy hoạch, luân chuyển, đào tạo, bồi dưỡng, đề bạt, bố trí, sử dụng, khen thưởng và thực hiện chính sách cán bộ; về phẩm chất đạo đức, lối sống và thực hiện chức trách, nhiệm vụ của cán bộ, đảng viên; về nội dung và chất lượng sinh hoạt của các cấp ủy, tổ chức đảng. Kiểm tra, giám sát việc lãnh đạo, chỉ đạo và giải quyết khiếu nại, tố cáo của đảng viên và nhân dân; việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở.