Phƣơng hƣớng, mục tiêu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng đội ngũ công chức hành chính nhà nước ở tỉnh thanh hóa trong giai đoạn hiện nay (Trang 93 - 95)

Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2010 - 2015 đã đề ra mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ nói chung, trong đó có đội ngũ công chức hành chính là "Tạo bước chuyển biến mới trong công tác cán bộ, xây dựng cho được đội ngũ cán bộ vững mạnh, bảo đảm tính kế thừa giữa các thế hệ, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới" [62].

Đối với đội ngũ công chức hành chính nhà nước, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân tỉnh đã đề ra một số mục tiêu và nhiệm vụ chủ yếu đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 là: xây dựng đội ngũ công chức hành chính nhà nước trong sạch, chuyên nghiệp, công tâm, đủ năng lực đáp ứng yêu cầu thực hiện thực nhiệm vụ chiến lược tổng thể phát triển kinh tế, xã hội, an ninh, trật tự xã hội; được các tầng lớp nhân dân trong xã hội tin tưởng.

Các mục tiêu cụ thể là:

- Đối với công chức hành chính nhà nước giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý:

+ Về chuyên môn: 100% có trình độ đại học trở lên, trong đó có 30% trở lên có trình độ trên đại học phù hợp với công việc được giao.

+ Về lý luận chính trị: 100% có trình độ cao cấp, cử nhân chính trị trở lên.

+ Ngoại ngữ: 100% cán bộ có độ tuổi dưới 50 tuổi có trình độ C ngoại ngữ trong đó có một số có thể trực tiếp làm việc được với người nước ngoài.

+ Tin học: tất cả đều biết sử dụng máy vi tính.

- Đối với công chức hành chính nhà nước giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý cấp huyện thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý:

+ Về chuyên môn: 100% có trình độ đại học trở lên, trong đó có 20% trở lên có trình độ trên đại học phù hợp với công việc được giao.

+ Về lý luận chính trị: 100% có trình độ cao cấp, cử nhân chính trị trở lên

- Đối với công chức cấp xã:

+ Về chuyên môn: 100% cán bộ lãnh đạo và công chức chuyên môn có trình độ trung cấp trở lên, trong đó có 20% trở lên có trình độ đại học.

+ Về lý luận chính trị: 100% cán bộ lãnh đạo và công chức chuyên môn có trình độ trung cấp chính trị trở lên.

- Về mức độ hài lòng, đến năm 2015 [73]:

+ Có ít nhất 60%; đến năm 2020, có ít nhất 70% lãnh đạo Ủy ban nhân dân các cấp cho rằng cán bộ, công chức thuộc thẩm quyền quản lý đủ năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, làm việc có hiệu quả, công tâm phục vụ nhân dân;

+ Có ít nhất 70%; đến năm 2020, có ít nhất 80% cán bộ, công được hỏi ý kiến, cho rằng: Được cấp có thẩm quyền bố trí sử dụng, tôn vinh, đánh giá đúng năng lực, sở trường và mức độ cống hiến của bản thân;

+ Có ít nhất 60%; đến năm 2020, có ít nhất 80% tổ chức, doanh nghiệp và người dân được hỏi ý kiến, cho rằng tin tưởng đội ngũ của cán bộ, công chức hành chính nhà nước;

- Đến năm 2015, có ít nhất 20%; đến năm 2020, có ít nhất 25% cán bộ, công chức hành chính nhà nước cấp tỉnh, cấp huyện sử dụng thành thạo ngoại ngữ (chủ yếu là Tiếng Anh) khi thực thi công vụ.

- Chậm nhất đến năm 2015, có 100% cán bộ giữ các chức danh từ Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Phó Trưởng phòng sở và tương đương trở lên; đến năm 2020, có 100% Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Trưởng phòng, phó Trưởng phòng và tương đương ở Ủy ban nhân dân cấp huyện sử dụng thành thạo các thiết bị công nghệ thông tin, hệ thống điện tử viễn thông trong thực thi công vụ.

Đó là phương hướng chung để các cấp, các ngành, địa phương, đơn vị trong tỉnh quán triệt và vận dụng cụ thể vào đơn vị, địa phương mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng đội ngũ công chức hành chính nhà nước ở tỉnh thanh hóa trong giai đoạn hiện nay (Trang 93 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)