Hóa tác động đến đội ngũ công chức hành chính nhà nƣớc
Trong tương lai Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ có khả năng sẽ được mở rộng không gian về phía Nam (đến Thanh Hóa) tạo cơ hội để Thanh Hóa thu hút đầu tư phát triển nhanh hơn. Đặc biệt Thanh Hóa có khu kinh tế Nghi Sơn, tại đây ngoài khu liên hợp lọc hóa dầu sẽ được khởi công xây dựng
(công trình trọng điểm quốc gia), khu cảng Nghi Sơn (tương lai sẽ là cảng nước sâu lớn ở phía Bắc), nhiều công trình kinh tế lớn khác sẽ được xây dựng… mở ra cơ hội phát triển mới, tạo bước đột phá trong tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh cũng như của vùng Bắc Trung bộ theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Điều đó đòi hỏi đội ngũ công chức cũng phải từng bước được đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ mọi mặt, đặc biệt là đội ngũ công chức hành chính nhà nước có trình độ chuyên môn cao, thông thạo ngoại ngữ, có tác phong công nghiệp,...
Thanh Hóa có nhiều dân tộc anh em sinh sống, có nền văn hóa rất đa dạng về ngôn ngữ, phong tục tập quán... Đây là một lợi thế lớn để khai thác phục vụ phát triển du lịch, song cũng đặt ra nhiệm vụ hết sức quan trọng trong vấn đề giữ gìn khối đại đoàn kết các dân tộc và ổn định chính trị xã hội. Vùng núi phía Tây của tỉnh rộng lớn, địa hình phức tạp, giao thông cách trở, kết cấu hạ tầng yếu kém, kinh tế - xã hội chậm phát triển… đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết cả về kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh và xây dựng đội ngũ công chức. Đòi hỏi đội ngũ đội ngũ công chức hành chính nhà nước ngoài việc có trình độ, năng lực, còn phải hiểu biết phong tục, tập quán của đồng bào, biết tiếng dân tộc,...
Là tỉnh có diện tích rộng, có đủ các dạng địa hình nên Thanh Hóa có khí hậu khá đa dạng và phân hóa mạnh theo không gian và thời gian. Lượng mưa lớn, nhiệt độ cao, ánh sáng dồi dào… là điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất nông lâm ngư nghiệp. Song các yếu tố khí hậu khắc nghiệt, đặc biệt là hạn hán, bão lụt, gió nóng,… ở đồng bằng ven biển phía Đông và lũ quét, lạnh giá, sương muối… ở vùng núi phía Tây cũng gây trở ngại không nhỏ cho sự phát triển chung, nhất là sản xuất nông nghiệp và đời sống dân cư. Những yếu tố này tác động không nhỏ đến sắc thái con người, đến sự phát triển nguồn nhân lực.
Đặc biệt, tại một số huyện miền núi phía Tây, nhất là các huyện giáp biên do phần lớn dân cư là người dân tộc với nhiều tập tục lạc hậu, lại sống
rải rác ở các khu vực vùng cao, vùng sâu, vùng xa, điều kiện đầu tư cho giáo dục khó khăn... nên trình độ dân trí và học vấn của dân cư còn thấp, tình trạng tái mù chữ còn tương đối phổ biến.