Thi hành hình phạt cải tạo không giam giữ theo Bộ Luật Tố tụng hình

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thi hành hình phạt cải tạo không giam giữ (Trang 32 - 37)

6. Kết cấu của luận văn:

1.2. Sơ lược lịch sử về thi hành hình phạt cải tạo không giam giữ:

1.2.2. Thi hành hình phạt cải tạo không giam giữ theo Bộ Luật Tố tụng hình

tụng hình sự năm 1988:

Với việc đưa hình phạt cải tạo không giam giữ thành hình phạt chính trong hệ thống hình phạt của BLHS 1985 thì đòi hỏi những quy định hướng dẫn chi tiết, cụ thể về thi hành hình phạt cải tạo không giam giữ. Nghị quyết số 02-HĐTP-TANDTC/QĐ ngày 05/01/1986 của Hội đồng thẩm phán chưa quy định được chi tiết và cụ thể về thi hành hình phạt này. Chính vì vậy nên Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành Nghị định số 95-HĐBT ngày 25/07/1989 ban hành quy chế về chế độ cải tạo không giam giữ và cải tạo ở đơn vị kỷ luật của quân đội. Lần đầu tiên đã có văn bản hướng dẫn cụ thể, chi tiết về thi hành hình phạt cải tạo không giam giữ. Tiếp sau đó, đến năm 2000, chính phủ đã ban hành Nghị định số 60/2000/NĐ-CP quy định cụ thể và chi tiết về thi hành hình phạt cải tạo không giam giữ. Theo đó, có thể thấy các đặc điểm cơ

bản của thi hành hình phạt cải tạo không giam giữ giai đoạn này như sau: - Chủ thể thi hành hình phạt cải tạo không giam giữ gồm nhiều chủ thể nhưng chịu trách nhiệm chính trong giám sát, quản lý, giáo dục người chấp hành án chính là UBND. Tại thời điểm này đã quy định cụ thể và chi tiết trách nhiệm của từng cơ quan, tổ chức, cá nhân trong thi hành hình phạt cải tạo không giam giữ.

- Nội dung thi hành: Người bị kết án có nghĩa vụ chấp hành nghiêm chỉnh các chủ trương, chính sách và pháp luật của Nhà nước, phải tích cực tham gia lao động, học tập và sinh hoạt tập thể, không vi phạm kỷ luật. Ba tháng một lần họ phải báo cáo, kiểm điểm việc cải tạo của mình trước cơ quan, tổ chức được giao giám sát, giáo dục. Nếu chuyển chỗ ở, chuyển hoặc thôi việc ở cơ quan, tổ chức đang giám sát, thì phải báo cáo với cơ quan, tổ chức đó và báo cáo với Tòa án nơi mình đang chấp hành hình phạt biết để Tòa án tiếp tục giao việc giám sát, giáo dục cho chính quyền địa phương nơi ở mới hoặc cơ quan, tổ chức nơi làm việc mới. Nếu Tòa án quyết định khấu trừ một phần thu nhập, thì số tiền này được chuyển cho Tòa án cấp huyện nơi người bị kết án chấp hành hình phạt để sung vào công quỹ Nhà nước.

- Cơ sở áp dụng thi hành hình phạt cải tạo không giam giữ: Việc thi hành hình phạt cải tạo không giam giữ được tiến hành khi có bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Điều này tuân thủ các nguyên tắc nhân đạo của luật hình sự và luật tố tụng hình sự.

Đến thời điểm này có thể thấy các quy định của pháp luật về thi hành hình phạt cải tạo không giam giữ đã được quy định cụ thể, chi tiết, tạo thuận lợi cho công tác này. Tuy nhiên, trên thực tế thì thi hành hình phạt cải tạo không giam giữ trong giai đoạn này vẫn còn nhiều hạn chế do Tòa án thay vì áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ thì thường lại áp dụng hình phạt tù cho hưởng án treo.

1.2.3. Thi hành hình phạt cải tạo không giam giữ theo Bộ Luật Tố tụng hình sự năm 2003: tụng hình sự năm 2003:

Kế thừa các quy định của Bộ LTTHS 1988, các văn bản quy định chi tiết về thi hành hình phạt cải tạo không giam giữ giai đoạn này đã được quan tâm đúng mức. Việc ban hành Luật THAHS năm 2010 đã quy định chi tiết, đầy đủ về trình tự, thủ tục, thẩm quyền của công tác thi hành hình phạt cải tạo không giam giữ.

- Chủ thể của thi hành hình phạt cải tạo không giam giữ trong giai đoạn này đã được quy định đầy đủ, cụ thể bao gồm: UBND xã nơi người chấp hành án thường trú, tổ chức xã hội, gia đình người chấp hành án… Việc quy định đầy đủ các chủ thể này tạo thuận lợi trong việc quản lý, giám sát người chấp hành án.

- Đối tượng áp dụng: Thi hành hình phạt cải tạo không giam giữ áp dụng đối với các đối tượng bị tòa án ra quyết đinh, bản án buộc phải chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ theo quy định của Luật Hình sự và Luật Tố tụng hình sự.

- Cơ sở thi hành: Bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án tuyên một người phải chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ.

- Nội dung thi hành: Thi hành hình phạt cải tạo không giam giữ yêu cầu người chấp hành án cũng như những cá nhân, tổ chức, cơ quan có liên quan phải có trách nhiệm giám sát, quản lý, theo dõi người chấp hành án. Người chấp hành án phải nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, nội quy, quy chế của nơi cư trú. Người chấp hành án khi dời khỏi nơi cư trú phải báo cáo với cơ quan có thẩm quyền. Bên cạnh đó, người chấp hành án theo quy định cứ 3 tháng một lần phải nộp bản tự nhận xét cho cơ quan có thẩm quyền.

1.2.4. Thi hành hình phạt cải tạo không giam giữ theo Bộ Luật Tố tụng hình sự năm 2015: tụng hình sự năm 2015:

Hiện nay, Bộ LTTHS 2015 vẫn chưa có hiệu lực thi hành. Chính vì vậy các văn bản hướng dẫn chi tiết thi hành các hình phạt nói chung và hình phạt cải tạo không giam giữ nói riêng vẫn áp dụng theo quy định của Bộ LTTHS 2003 và Luật THAHS 2010. Chính vì vậy nên các quy định hiện hành về thi hành hình phạt cải tạo không giam giữ cần được quan tâm, xem xét để đảm bảo khi Bộ LTTHS 2015 đi vào đời sống thực tế thì các văn bản hướng dẫn thi hành nó đảm bảo hiệu quả cho công tác này.

Tóm lại, có thể thấy từ trước Bộ LTTHS 1988 đến nay thì thi hành hình phạt cải tạo không giam giữ đã ngày càng được hoàn thiện hơn, đáp ứng yêu cầu khách quan của đặt ra đối với công tác thi hành án nói riêng và thi hành hình phạt cải tạo không giam giữ nói chung. Thi hành án hình sự với vai trò là một khâu quan trọng, đưa bản án vào thực tế, thực thi nghiêm mình pháp luật thì càng cần các quy định chi tiết, cụ thể nhằm đảm bảo tính nghiêm minh của nó.

KẾT LUẬN CHƯƠNG I

Thi hành hình phạt cải tạo không giam giữ là một bộ phận của THAHS, mang các đặc điểm chung của THAHS. Bên cạnh đó thi hành hình phạt cải tạo không giam giữ còn có các đặc điểm riêng thể hiện sự khoan dung, nhân đạo trong chính sách hình sự của nhà nước khi mà người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ không bị tước tự do, chỉ bị hạn chế một số quyền nhất định theo quy định của pháp luật.

So với các chế định tương tự như thi hành hình phạt tù cho hưởng án treo, thi hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn và thi hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng thì thi hành hình phạt cải tạo không giam giữ có đối tượng áp dụng rộng hơn đồng thời cũng có tính răn đe nghiêm khắc hơn

so với các chế định còn lại, nội dung thi hành được quy định cụ thể, chặt chẽ. Đây là những điều kiện thuận lợi để cơ quan giám sát, gia đình người chấp hành án và bản thân người chấp hành án dễ dàng, thuận tiện hoàn thành quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.

Thi hành hình phạt cải tạo không giam giữ theo từng giai đoạn của Bộ Luật tố tụng hình sự đã ngày một hoàn thiện hơn trong các quy định của pháp luật. Đặc biệt, sự ra đời của Luật Thi hành án hình sự năm 2010 đã quy định chặt chẽ, đầy đủ về chủ thể, điều kiện, quá trình thi hành hình phạt cải tạo không giam giữ, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác tổ chức, thi hành hình phạt này trong thực tiễn.

Trên đây là toàn bộ nội dung chương I: Một số vấn đề lý luận về thi hành hình phạt cải tạo không giam giữ. Trên nền tảng đó, tác giả tiếp tục nghiên cứu các quy định hiện hành về thi hành hình phạt cải tạo không giam giữ và thực tiễn thi hành hình phạt này trong phần tiếp theo của luận văn.

CHƯƠNG II:

QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ

THI HÀNH HÌNH PHẠT CẢI TẠO KHÔNG GIAM GIỮ VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH, CHẤP HÀNH

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thi hành hình phạt cải tạo không giam giữ (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)