Công an cấp xã:

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thi hành hình phạt cải tạo không giam giữ (Trang 45 - 46)

6. Kết cấu của luận văn:

2.1. Các chủ thể thi hành hình phạt cải tạo không giam giữ

2.1.4. Công an cấp xã:

Thực tế trong một thời gian khá dài UBND cấp xã ở nhiều địa phương đã rất lúng túng và không thống nhất với nhau trong việc phân công người chịu trách nhiệm giám sát, giáo dục người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ và không rõ bộ phận, cá nhân nào thuộc UBND cấp xã chịu trách nhiệm chính trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ trên. Có địa phương giao cho Tư pháp, có địa phương thì giao cho Công an xã chịu trách nhiệm giám sát, giáo dục người chấp hành án. Nguyên nhân là do Nghị định số 60/2000/NĐ- CP của Chính phủ không quy định rõ bộ phận, cá nhân nào chịu trách nhiệm trong việc tham mưu, giúp UBND cấp xã tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn về thi hành án phạt cải tạo không giam giữ.

UBND cấp xã là đơn vị hành chính cấp xã, chịu trách nhiệm quản lý, điều hành mọi hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội của chính quyền tại địa bàn cấp xã. Trong điều kiện biên chế, khả năng của UBND cấp xã còn hạn chế nhưng lại thường xuyên phải giải quyết một khối lượng công việc rất lớn, trực tiếp liên quan đến quyền, lợi ích của nhân dân. Do đó, để đảm bảo cho công tác tổ chức thi hành án phạt cải tạo không giam giữ tại các xã, phường, thị trấn thực sự có hiệu quả, mang tính khả thi cao trong điều kiện hiện nay thì Điều 18, 74 Luật THAHS đã giao cho Công an cấp xã, mà cụ thể là Trưởng Công an cấp xã có nhiệm vụ tham mưu, giúp UBND cấp xã tổ chức thực hiện 12 nhiệm vụ, quyền hạn về thi hành án phạt cải tạo không giam giữ.

Qua nghiên cứu tham khảo Nghị định số 60/2000/NĐ-CP của Chính phủ đã từng quy định trách nhiệm của người trực tiếp giám sát, giáo dục, Công an xã cần áp dụng đầy đủ các biện pháp như sau: Chủ động gặp gỡ, động viên người bị kết án chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, ba tháng một lần báo cáo với thủ trưởng cơ quan tổ chức giám sát, giáo dục về tình hình chấp hánh án, báo cáo cơ quan tổ chức giám sát, giáo dục khi người bị kết án

có đủ điều kiện được giảm thời hạn chấp hành án…; đồng thời, kiến nghị cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục có trách nhiệm tạo điều kiện để người bị kết án giáo dục tốt, đề nghị rút ngắn thời gian chấp hành án cho người bị kết án.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thi hành hình phạt cải tạo không giam giữ (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)