Một số vướng mắc, bất cập về pháp luật điều chỉnh quan hệ cha

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quan hệ cha mẹ nuôi - con nuôi theo pháp luật Việt Nam hiện nay (Trang 73 - 75)

3.2. Một số vƣớng mắc, bất cập về pháp luật điều chỉnh quan hệ

3.2.1. Một số vướng mắc, bất cập về pháp luật điều chỉnh quan hệ cha

cha mẹ nuôi – con nuôi và kiến nghị hoàn thiện

3.2.1. Một số vướng mắc, bất cập về pháp luật điều chỉnh quan hệ cha mẹ nuôi – con nuôi cha mẹ nuôi – con nuôi

- Quy định về hệ quả pháp lý của việc nuôi con nuôi chưa rõ ràng, thiếu cụ thể và chưa có sự thống nhất, đồng bộ với các văn bản pháp luật khác có liên quan: BLDS, Luật HN&GĐ. Do đó, Luật Nuôi con nuôi cần có quy định cụ thể hơn về hệ quả pháp lý của việc nuôi con nuôi và có sự thống nhất với các văn bản pháp luật khác có liên quan về nuôi con nuôi.

- Luật Nuôi con nuôi không có quy định nào về việc con liệt sĩ, con thương binh, con của người có công với cách mạng được người khác nhận làm con nuôi có tiếp tục được hưởng mọi quyền lợi của con liệt sĩ, con thương binh, con của người có công với cách mạng như tại khoản 2 Điều 74 Luật HN&GĐ năm 2000 dẫn tới việc áp dụng trong thực tiễn gặp nhiều khó khăn.

- Việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ nuôi – con nuôi vẫn chưa hoàn toàn dựa trên quy định của pháp luật và chưa coi trọng pháp luật. Các bên chủ thể dù đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xác nhận mối quan hệ cha mẹ nuôi – con nuôi nhưng việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ vẫn không được thực hiện một cách nghiêm túc và đúng quy định. Cũng vì lẽ đó mà trên thực tế xuất hiện nhiều trường hợp cha mẹ nhận con về làm con nuôi nhưng mục đích lại là hành hạ, đánh đập con, bắt lao động khổ sai không phù hợp với lứa tuổi, thậm chí là để bán ra nước ngoài lấy tiền…. Do đó, pháp luật cần có những biện pháp nhất định để việc thực hiện quan hệ cha mẹ nuôi

- con nuôi được thực hiện đúng đắn, đầy đủ, tôn trọng pháp luật và tôn trọng quyền nhân thân của các bên chủ thể. Hơn nữa, Luật Nuôi con nuôi năm 2010 chưa có quy định nào đề cập đến chế tài áp dụng đối với những trường hợp có hành vi vi phạm quan hệ nuôi con nuôi, dẫn đến việc thực tế có rất nhiều hành vi vi phạm, tuy nhiên khi đưa ra xét xử thì chỉ có thể tính mức độ lỗi và quy trách nhiệm theo Bộ luật hình sự mà thôi. Điều này gây bất lợi cho các bên chủ thể khi tham gia quan hệ được Luật bảo đảm, nhất là đối với trẻ em, đối tượng dễ bị xâm phạm đến quyền và lợi ích khi làm con nuôi. Việc pháp luật ghi nhận mối quan hệ cha mẹ nuôi – con nuôi không chỉ nên dừng lại ở việc đảm bảo thực hiện quyền và lợi ích chính đáng của các bên như quyền chăm sóc, quyền nuôi dưỡng,…. mà còn cần phải có những chế tài áp dụng khi có hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ, trên hết là bảo vệ quyền lợi cho trẻ em.

- Về cơ chế kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện việc nuôi con nuôi. Trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về nuôi con nuôi được quy định tại Chương IV Luật Nuôi con nuôi, từ Điều 44 đến Điều 49. Các điều luật này đã chỉ ra nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của các cơ quan có thẩm quyền từ Chính phủ, Bộ Tư pháp, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao đến UBND các cấp, tuy nhiên trách nhiệm của các cơ quan này vẫn mang tính chung chung, chưa cụ thể. Do đó, cần có biện pháp để bảo đảm cơ chế kiểm tra, giám sát của các cơ quan, ban ngành để bảo đảm việc thực hiện các quy định của pháp luật về nuôi con nuôi trên thực tế có hiệu quả.

- Vấn đề đăng ký nuôi con nuôi thực tế: Điều 50 Luật Luật Nuôi con nuôi đã quy định thời hạn 05 năm để tiến hành đăng ký nuôi con nuôi thực tế, kể từ ngày Luật này có hiệu lực, nếu đáp ứng các điều kiện tại khoản 1 Điều 50 Luật Nuôi con nuôi. Việc đăng ký nuôi con nuôi thực tế là một yêu cầu của người dân nhằm bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của cha mẹ nuôi và con

nuôi đồng thời được pháp luật cho phép thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định. Tuy nhiên, hiện nay việc đăng ký nuôi con nuôi thực tế vì những nguyên nhân nhất định mà chưa được người dân thực hiện đầy đủ, như đã phân tích ở mục 3.1 thì bên cạnh kết quả bước đầu về tình hình đăng ký nuôi con nuôi thực tế thì vẫn một số lượng không nhỏ các trường hợp đáp ứng các điều kiện theo Điều 50 Luật Nuôi con nuôi nhưng không muốn đăng ký việc nuôi con nuôi. Điều đó đặt ra nhiệm vụ đó là cần có biện pháp hiệu quả để thúc đẩy người dân thực hiện việc đăng ký nuôi con nuôi thực tế nhằm bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của các bên chủ thể cũng như hạn chế những tranh chấp xẩy ra.

- Hiện nay pháp luật chưa có quy định nào về huỷ việc nuôi con nuôi. Huỷ nuôi con nuôi và chấm dứt việc nuôi con nuôi có bản chất pháp lý khác nhau nhưng đều làm cho quan hệ nuôi con nuôi giữa cha mẹ nuôi và con nuôi không tồn tại. Song xét về các khía cạnh pháp lý thì đây là hai vấn đề hoàn toàn khác nhau, đồng thời huỷ nuôi con nuôi thể hiện được thái độ của nhà nước trong từng trường hợp cụ thể trong việc chấp hành pháp luật về nuôi con nuôi. Nhưng Luật Nuôi con nuôi đã quy định đồng nhất hai vấn đề này tại khoản 4 Điều 25 là không hợp lý. Vì thế, luật cần quy định riêng về việc huỷ nuôi con nuôi.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quan hệ cha mẹ nuôi - con nuôi theo pháp luật Việt Nam hiện nay (Trang 73 - 75)