Quan hệ giữa con nuôi với các con đẻ của cha mẹ nuôi

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quan hệ cha mẹ nuôi - con nuôi theo pháp luật Việt Nam hiện nay (Trang 51 - 53)

Đối với mối quan hệ giữa người con nuôi với các con đẻ của người nhận nuôi cũng tồn tại hai quan điểm trái chiều và dẫn đến khó khăn, không thống nhất khi áp dụng vào thực tế.

Quan điểm thứ nhất cho rằng: giữa con nuôi với các con đẻ của người nhận nuôi chỉ tồn tại mối quan hệ giữa các thành viên gia đình với nhau theo quy định tại Điều 49 Luật HN&GĐ năm 2000.

Mối quan hệ này chỉ được công nhận khi người con nuôi chung sống dưới một mái nhà cùng với những người con đẻ của người nhận nuôi. Do đó, giữa họ sẽ có nghĩa vụ “quan tâm, giúp đỡ nhau, cùng nhau chăm lo đời sống chung của gia đình, đóng góp công sức, tiền và tài sản khác để duy trì đời sống chung phù hợp với thu nhập, khả năng thực tế của mình” [30] mà không tồn tại quyền và nghĩa vụ: chăm sóc, giúp đỡ nhau, đùm bọc nhau như anh, chị, em ruột theo quy định tại Điều 48 Luật HN&GĐ năm 2000; cấp dưỡng cho nhau theo quy định tại Điều 58 Luật HN&GĐ năm 2000. Đồng thời, giữa con nuôi và con đẻ của cha mẹ nuôi cũng không có quan hệ thừa kế với nhau.

Với quan điểm trên, pháp luật điều chỉnh mối quan hệ giữa con nuôi với con đẻ của cha, mẹ nuôi vẫn còn nhiều điểm chưa được rõ ràng, gây ra cách hiểu không đúng, không chính xác khi xác định quyền và nghĩa vụ giữa

Quan điểm thứ hai cho rằng: giữa con nuôi với con đẻ của người nhận nuôi có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ với nhau.

Quan điểm này không có sự phân biệt giữa con đẻ, con nuôi, con cùng huyết thống hay không cùng huyết thống, từ đó sẽ không có những hệ lụy như thái độ khinh miệt, coi thường, coi rẻ con nuôi từ phía các thành viên của gia đình người nhận nuôi, thể hiện tính nhân văn cao cả của dân tộc ta: “Bầu ơi thương lấy bí cùng. Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”.

Theo quan điểm này, với quy định tại Khoản 1 Điều 24 Luật Nuôi con nuôi, quyền và nghĩa vụ giữa con nuôi với con đẻ của người nhận nuôi sẽ có các quyền và nghĩa vụ của anh, chị, em theo Luật HN&GĐ năm 2000, cụ thể:

- Con nuôi và con đẻ của cha mẹ nuôi có nghĩa vụ, bổn phận yêu thương, chăm sóc, đùm bọc, giúp đỡ nhau, nuôi dưỡng nhau khi cha mẹ không còn hoặc không có điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng;

- Con nuôi và con đẻ của cha mẹ nuôi có quyền và nghĩa vụ giám hộ cho nhau theo quy định tại khoản 1 Điều 83 Luật HN&GĐ và quy định của BLDS;

- Con nuôi và con đẻ của cha mẹ nuôi có quyền thừa kế tài sản của nhau với tư cách là người thừa kế theo hàng thừa kế thứ hai của nhau theo quy định tại Điều 676 BLDS năm 2005;

- Con nuôi và con đẻ của cha mẹ nuôi có quyền và nghĩa vụ cấp dưỡng cho nhau theo quy định tại Điều 58 Luật HN&GĐ năm 2000.

Theo quan điểm cá nhân, với mục đích của pháp luật nuôi con nuôi nhằm đưa tới cho đứa trẻ gia đình trọn vẹn, thiết lập các mối quan hệ đầy đủ trong gia đình cha mẹ nuôi cũng như đầy đủ quyền và nghĩa vụ trong các mối quan hệ đó. Do đó, để bảo đảm thống nhất trong quá trình áp dụng quy định của pháp luật vào thực tế cũng như bảo đảm lợi ích tốt nhất cho đứa trẻ, luật nên quy định cụ thể, thống nhất theo hướng quan điểm thứ hai.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quan hệ cha mẹ nuôi - con nuôi theo pháp luật Việt Nam hiện nay (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)