Quan hệ giữa người con nuôi với anh, chị, em ruột của cha

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quan hệ cha mẹ nuôi - con nuôi theo pháp luật Việt Nam hiện nay (Trang 53 - 55)

nuôi, mẹ nuôi

Luật HN&GĐ năm 2014, quy định về quyền, nghĩa vụ của cô, dì, chú, cậu, bác ruột với cháu ruột (Điều 106):

Cô, dì, chú, cậu bác ruột và cháu ruột có quyền, nghĩa vụ yêu thương, chăm sóc, giúp đỡ nhau; có quyền, nghĩa vụ nuôi dưỡng nhau trong trường hợp người cần được nuôi dưỡng không còn cha, mẹ, con và những người được quy định tại Điều 104 và Điều 105 của Luật này hoặc còn nhưng những người này không có điều kiện để thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng [32].

Quan hệ giữa cô, dì, chú, cậu bác ruột với cháu ruột nằm trong mối quan hệ giữa các thành viên khác của gia đình. Vậy, theo quy định tại khoản 1 Điều 24 Luật Nuôi con nuôi “giữa con nuôi và các thành viên khác của gia đình cha mẹ nuôi cũng có các quyền, nghĩa vụ đối với nhau” thì giữa người con nuôi với anh, chị, em ruột của cha nuôi, mẹ nuôi có mối quan hệ cô, dì, chú, cậu, bác với cháu không? Và có làm phát sinh đầy đủ quyền và nghĩa vụ giữa cô, dì, chú, cậu, bác với cháu nuôi theo quy định của Luật HN&GĐ năm 2014 cũng như các quy định khác của pháp luật có liên quan? Pháp luật không có quy định cụ thể về vấn đề này.

Khi con nuôi được xác lập quan hệ nuôi con nuôi với cha mẹ nuôi thì sẽ phát sinh mối quan hệ với các thành viên trong gia đình của cha mẹ nuôi. Do đó, cũng như đối với các thành viên khác trong gia đình cha mẹ nuôi thì con nuôi cũng có mối quan hệ cô, dì, chú, cậu, bác - cháu với anh, chị, em ruột của cha nuôi, mẹ nuôi. Vậy, theo quy định của khoản 1 Điều 24 Luật Nuôi con nuôi thì giữa cháu nuôi với anh, chị, em ruột của cha nuôi, mẹ nuôi ngoài nghĩa vụ “quan tâm, giúp đỡ nhau, cùng nhau chăm lo đời sống chung của

gia đình, đóng góp công sức, tiền và tài sản khác để suy trì đời sống chung phù hợp với thu nhập, khả năng thực thế của mình” [30, Điều 49] thì còn có đầy đủ quyền và nghĩa vụ: yêu thương, chăm sóc, giúp đỡ nhau; nuôi dưỡng nhau trong trường hợp người cần được nuôi dưỡng không còn cha, mẹ, con …. [8, Điều 106]. Đồng thời, khi con nuôi xác lập đầy đủ quyền và nghĩa vụ trong quan hệ với các thành viên khác trong gia đình cha mẹ nuôi, có địa vị pháp lý ngang bằng với con đẻ của cha mẹ nuôi thì con nuôi cũng có quan hệ thừa kế với anh, chị, em ruột của cha nuôi, mẹ nuôi. Và giữa con nuôi với anh, chị, em ruột của cha nuôi, mẹ nuôi thuộc hàng thừa kế thứ ba của nhau theo quy định tại Điều 676 BLDS. Tuy nhiên, đối với nghĩa vụ cấp dưỡng giữa cháu nuôi với anh, chị, em ruột của cha mẹ nuôi, Luật HN&GĐ năm 2000 không đặt ra nghĩa vụ cấp dưỡng giữa hai chủ thể này. Luật HN&GĐ năm 2014, quy định thêm về nghĩa vụ cấp dưỡng giữa cô, dì, chú, cậu, bác ruột với cháu ruột [32, Điều 114]. Theo đó, khi con nuôi có mối quan hệ cô, dì, chú, cậu, bác – cháu với anh, chị, em ruột của cha, mẹ nuôi thì giữa họ phát sinh nghĩa vụ cấp dưỡng với nhau.

Tuy nhiên, cũng có quan điểm cho rằng: giữa cháu nuôi với anh, chị, em ruột của cha nuôi, mẹ nuôi chỉ tồn tại mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình với nhau theo quy định tại Điều 49 Luật HN&GĐ năm 2000. Như vậy, giữa con nuôi với anh, chị, em ruột của cha nuôi, mẹ nuôi chỉ có nghĩa vụ giữa các thành viên trong gia đình khi chung sống với nhau. Và theo quan điểm này thì giữa con nuôi với anh, chị, em ruột của cha nuôi, mẹ nuôi cũng không có quan hệ thừa kế với nhau.

Như vậy, pháp luật chưa có quy định cụ thể, rõ ràng về quan hệ giữa con nuôi với anh, chị, em ruột của cha nuôi, mẹ nuôi nên trong thực tiễn áp dụng đã có những quan điểm trái chiều. Do đó, quy định của pháp luật về quan hệ giữa con nuôi với anh, chị, em ruột của cha nuôi, mẹ nuôi nói riêng

cũng như quan hệ giữa con nuôi với các thành viên khác trong gia đình cha mẹ nuôi nói chung pháp luật cần phải quy định cụ thể các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể. Các quy định đó phải thống nhất với các quy định của pháp luật khác có liên quan.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quan hệ cha mẹ nuôi - con nuôi theo pháp luật Việt Nam hiện nay (Trang 53 - 55)